Giáo án Hóa học 8 tiết 55 + 56: Axit – bazơ - Muối

BÀI 37: AXIT – BAZƠ - MUỐI (T2)

I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải :

1. Kiến thức: Biết được:

 - Định nghĩa, cách gọi tên, phân loại bazơ.

2. Kĩ năng:

 - Phân loại được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể.

 - Viết được CTHH của một số bazơ.

 - Đọc được tên một số bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại.

 - Phân biệt được một số dung dịch bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.

 - Tính được khối lượng một số bazơ tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ:

 - Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 tiết 55 + 56: Axit – bazơ - Muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn: 14/03/2015
Tiết : 55 Ngày dạy : 16/03/2015	
BÀI 37: AXIT – BAZƠ - MUỐI (T1)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải : 
1. Kiến thức: Biết được: 
 - Định nghĩa, cách gọi tên, phân loại axit.
2. Kĩ năng: 
 - Phân loại được axit theo công thức hóa học cụ thể.
 - Viết được CTHH của một số axit.
 - Đọc được tên một số axit theo CTHH cụ thể và ngược lại. 
 - Phân biệt được một số dung dịch axit cụ thể bằng giấy quỳ tím.
 - Tính được khối lượng một số axit tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: 
 - Giúp HS có thái độ yêu thích học bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm:
 - Định nghĩa; cách gọi tên; phân loại axit.
5. Năng lực cần hướng tới:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: 2 bảng phụ kẻ trước có tên, CTHH của một số hợp chất axit.
b. Học sinh: Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp:
 Vấn đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’) : 8A1:..........................................................................................................
 8A2:.......................................................................................................... 
 8A3:..........................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Axit (5’)
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 126
- GV: Kể tên 3 axit mà em biết?
- HS: Đọc thông tin SGK 
- HS: HCl, HNO3, H2SO4
I. AXIT 
1. Khái niệm: 
- Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại 
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức hóa học của axit(10’)
- GV: Nhận xét thành phần phân tử của các axit vùa nêu ở ví dụ?
- GV giới thiệu: Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit
- GV: Hóa trị của gốc axit biểu diễn bằng một gạch nối ( - ) 
- GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn tên axit, CTHH
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm với các nội dung sau 
- Thành phần ( số nguyên tử H và gốc axit)
- HS: Nghe giảng 
- HS: Quan sát bảng phụ 
- HS: Thảo luận nhóm 
- Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro 
- HS: Trong thành phần phân tử các axit đều có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với các gốc axit(-Cl, -NO3, =SO4)
- HS: Nghe giảng
2. Công thức hóa học của axit
 (H)nA: 
A là gốc axit (=SO2, =SO3, 
-Cl...)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phân loại axit(5’)
- Dựa vào thành phần axit được phân làm mấy loại? Cho ví dụ 
- Axit được phân làm 2 loại: 
Axit có oxi: HNO3, H2SO4
Axit không có oxi: HCl, HBr
3. Phân loại : 2 loại 
Axit có oxi: HNO3, H2SO4
Axit không có oxi: HCl,HBr
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gọi tên axit(10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu cách gọi tên của axit 
- GV:YC HS gọi tên các axit 
HBr, H2SO3, H2SO4
- HS: Cách gọi tên axit 
Axit + tên phi kim + hidric
- HS: HBr: axit brom hidric
H2SO3: axit sunfurơ
H2SO4: axit sunfuric
4. Tên gọi 
a. Axit không có oxi 
Axit + tên phi kim + hidric
b. Axit có oxi 
+Axit có nhiều nguyên tử oxi 
 Axit + tên phi kim + ic
+ Axit có ít nguyên tử oxi 
 Axit + tên phi kim + ơ
4. Củng cố(18’): 
Yêu cầu HS làm bài tập:Viết công thức axit tương ứng với các oxit sau và gọi tên: 
CO2
P2O5
SO3
SiO2
SO2
Công thức
Tên gọi
5. Nhận xét và dặn dò:(1')
 - Nhận xét khả năng tiếp thu bài và đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập
 - Dặn các em làm bài tập về nhà: 1,2/ 130, chuẩn bị bài “ Tiếp phần Bazơ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....
Tuần: 28 Ngày soạn: 17/03/2015
Tiết : 56 Ngày dạy : 19/03/2015	
BÀI 37: AXIT – BAZƠ - MUỐI (T2)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải : 
1. Kiến thức: Biết được: 
 - Định nghĩa, cách gọi tên, phân loại bazơ.
2. Kĩ năng: 
 - Phân loại được axit, bazơ theo công thức hóa học cụ thể.
 - Viết được CTHH của một số bazơ.
 - Đọc được tên một số bazơ theo CTHH cụ thể và ngược lại. 
 - Phân biệt được một số dung dịch bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím.
 - Tính được khối lượng một số bazơ tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: 
 - Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm:
 - Định nghĩa; cách gọi tên; phân loại bazơ.
4. Năng lực cần hướng tới:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: 2 bảng phụ kẻ trước có tên, CTHH của một số hợp chất bazơ .
b. Học sinh: Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp:
 Vấn đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’) : 8A1:..........................................................................................................
 8A2:.......................................................................................................... 
 8A3:..........................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Bazơ (6’)
- GV: Kể tên một số CTHH của bazơ mà em biết? 
- GV: Nhận xét thành phần phân tử của bazơ đó?
- GV: Thông báo Nhóm (-OH) có hoá trị I
- HS: KOH, Zn(OH)2
- HS: Nhận xét 
- HS: Nghe giảng 
II. BAZƠ: 
1. Khái niệm: 
- Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hidroxit ( - OH )
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức hóa học của Bazơ (8’)
- GV: Treo bảng phụ và YC HS thảo luận với các nội dung sau:
- Thành phần (nguyên tử kim loại, nhóm OH), hóa trị của kim loại?
- HS: Quan sat bảng phụ và làm vào vở
- Hóa trị của kim loại bằng chỉ số nhóm OH
2. Công thức hóa học M(OH)n
M: Là nguyên tử kim loại OH nhóm hiđroxit
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phân loại Bazơ (5’)
- GV: Dựa vào tính tan bazơ được chia làm mấy loại? Cho ví dụ cụ thể?
- HS: được phân làm 2 loại 
+ Bazơ tan KOH, NaOH 
+ Bazơ không tan: Fe(OH)2, Fe(OH)3
3. Phân loại : 2 loại 
- Bazơ tan KOH, NaOH 
- Bazơ không tan: Fe(OH)2, Fe(OH)3
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gọi tên Bazơ (5’)
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, cho biết cách đọc tên của bazơ?
- GV: YC HS gọi tên các bazơ: 
LiOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3
- HS: Tên kim loại + hidroxit
- HS: Trả lời
4. Tên gọi 
Tên kim loại + hidroxit
VD: LiOH: Liti hidroxit
Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit 
4. Củng cố(15’): 
Yêu cầu HS làm bài tập:Viết công thức bazơ tương ứng với các oxit sau và gọi tên: 
Fe2O3
CaO
ZnO 
MgO
K2O 
Công thức
Tên gọi
5. Nhận xét và dặn dò:(1')
 - Nhận xét khả năng tiếp thu bài và đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập
 - Dặn các em làm bài tập về nhà: 2/ 130, chuẩn bị bài “ Tiếp phần Muối”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....

File đính kèm:

  • docTuan_28__Hoa_8__tiet_55__56_20150725_113003.doc
Giáo án liên quan