Giáo án Hóa học 8 - Tiết 52, Bài 33: Điều chế Hiđro - Phản ứng thế

1. Chuẩn bị :

1.1. Giáo viên ( GV) :

- Dụng cụ : ống nghiệm, nút ống nghiệm có cắm ống dẫn khí, đèn cồn, que đóm.

- Hóa chất : Zn, dung dịch HCl.

1.2. Học sinh ( HS ) :

- Ôn lại bài điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

2. Phương pháp :

- Sử dụng các phương pháp : Đàm thoại, thí nghiệm trực quan, đặt vấn đề, hoạt động nhóm.

3. Năng lực cần hướng đến :

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực tính toán,

4. Tổ chức hoạt động dạy học :

1. Ổn định lớp. ( 1 phút )

2. Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra trong quá trình dạy ).

3. Vào bài mới : Khí Hiđro có nhiều ứng dụng trong đời sống. Làm thế nào để điều chế khí hiđro ? Phản ứng điều chế khí hiđro thuộc loại phản ứng nào?

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 52, Bài 33: Điều chế Hiđro - Phản ứng thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52 : Bài 33 : ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ
Mục tiêu 
Kiến thức :
Giúp học sinh nắm vững :
Nguyên liệu điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm .
( axit HCl l hoặc H2SO4 l tác dụng với Zn hoặc Al ).
Khái niệm phản ứng thế : Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Kĩ năng :
Rèn luyện cho học sinh :
Kĩ năng quan sát thí nghiệm điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, nhận biết khí hiđro sinh ra.
Kĩ năng viết phương trình phản ứng ( phản ứng điều chế khí hiđro bằng cách cho kim loại tác dụng với dung dịch axit ).
Kĩ năng phân biệt phản ứng thế với các phản ứng khác đã học.
Thái độ : 
Hình thành cho học sinh :
Lòng ham thích học tập bộ môn hóa học.
Phẩm chất trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ.
Chuẩn bị : 
Giáo viên ( GV) :
Dụng cụ : ống nghiệm, nút ống nghiệm có cắm ống dẫn khí, đèn cồn, que đóm.
Hóa chất : Zn, dung dịch HCl.
Học sinh ( HS ) :
Ôn lại bài điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp :
Sử dụng các phương pháp : Đàm thoại, thí nghiệm trực quan, đặt vấn đề, hoạt động nhóm.
Năng lực cần hướng đến :
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực tính toán, 
Tổ chức hoạt động dạy học :
Ổn định lớp. ( 1 phút ) 
Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra trong quá trình dạy ).
Vào bài mới : Khí Hiđro có nhiều ứng dụng trong đời sống. Làm thế nào để điều chế khí hiđro ? Phản ứng điều chế khí hiđro thuộc loại phản ứng nào? 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : I. Điều chế khí hiđro . ( 20 phút )
( Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học )
* Trong phòng thí nghiệm :
GV : Tiến hành thí nghiệm :
- Giới thiệu nguyên liệu điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.
- Thao tác tiến hành thí nghiệm: 
+ Cho vào ống nghiệm một ít kẽm hạt và vài giọt dung dịch axit HCl.
+ Chờ khoảng 1p sau đó đậy ống nghiệm bằng nút có cắm ống dẫn khí.
+ Đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí. 
+ Đốt đầu ống dẫn khí.
GV : Cho HS hoàn thành phiếu học tập.
GV : Cô cạn dung dịch sau phản ứng.
GV : Cho HS viết phương trình phản ứng.
- Từ những nguyên liệu ban đầu chúng ta có thể viết được mấy pt điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm ?
HS : Lắng nghe.
HS : Quan sát giáo viên làm thí nghiệm. 
HS : Hoàn thành phiếu học tập.
HS : Nhận xét màu sắc, trạng thái và nêu tên của chất rắn thu được sau khi cô cạn.
HS : Viết ptpư.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
- Từ những nguyên liệu ban đầu ta có thể viết được 6 phương trình điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.
Tiết 52 : Bài 33 : Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế.
I. Điều chế khí hiđro:
*Trong phòng thí nghiệm :
Nguyên liệu :
- Một số kim loại : Zn, Al, Fe.
- Dung dịch axit : HCl l, H2SO4l .
PTHH :
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
GV : Nêu cách thu khí oxi ?
GV : Cách thu khí hiđro và khí oxi có gì giống và khác nhau ? Vì sao ?
GV : Giới thiệu bình Kíp.
HS : Trả lời.
HS : Trả lời 
- Giống nhau : Đều thu khí bằng cách đẩy nước. Vì cả hai khí này đều ít tan trong nước.
- Khác nhau :
+ Thu khí oxi bằng pp đẩy kk để ngửa ống nghiệm vì khí oxi nặng hơn kk.
+ Thu khí hiđro bằng pp đẩy kk để úp ống nghiệm vì khí hiđro nhẹ hơn kk.
HS : Lắng nghe.
Cách thu khí :
+ Đẩy nước.
+ Đẩy không khí ( úp ống nghiệm).
Hoạt động 2 : II. Phản ứng thế : ( 12 phút )
( Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. )
GV : Cho HS quan sát tranh minh họa của phản ứng thế sau :
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
- Trong chất tham gia của các phản ứng trên đâu là đơn chất ? Đâu là hợp chất ?
- Nguyên tử Mg đã thay thế nguyên tử nào trong phân tử HCl ?
- Các phản ứng giữa đơn chất và hợp chất mà nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất gọi là phản ứng thế. Vậy pư thế là gì ?
GV : Nêu lại khái niệm và gọi HS viết pt minh họa.
GV : Các em đã được học những loại phản ứng hóa học nào ?
HS : Trả lời 
- Đơn chất là : Mg.
- Hợp chất là :HCl
- Nguyên tử Mg đã thay thế vị trí của nguyên tử H trong phân tử HCl.
HS : Rút ra khái niệm.
HS : Viết phương trình.
HS : Trả lời :
- Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế.
II. Phản ứng thế :
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
H2 + CuO→ to Cu + H2O
Luyện tập – Củng cố : ( 10 phút ) 
Học sinh hoàn thành phiếu học tập 2 : 
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào ?
Canxi oxit + ? --------> Canxi hiđroxit
Sắt + ? --------> Sắt (II) sunfat + Hiđrô
....
Magiê hiđroxit --------> Magiê oxit + ?
Bài tập : 
Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng thì thể tích khí hiđro thu được ( ở đktc) là : 
44,8l	c. 4,48l
22,4l	d. 2,24l
Đáp án : D
Hướng dẫn về nhà : ( 2 phút )
Làm BTVN : BT 1,2,3,4,5 sgk/117
Chuẩn bị bài mới : Bài 35 : Bài thực hành 5
Đọc trước cách tiến hành thí nghiệm.
Chuẩn bị báo cáo thực hành.

File đính kèm:

  • docBai_33_Dieu_che_khi_hidro_Phan_ung_the.doc
Giáo án liên quan