Giáo án Hóa học 8 - Tiết 5: Nguyên tử

*Mục tiêu: HS biết:

 - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron. proton có điện tích ghi bằng dấu cộng(+), còn nơtron không mang điện.

 - Trong nguyên tử số p bằng số electron, điện tích của 1 p bằng điện tích của 1 e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu nên nguyên tử trung hòa về điện.

*Đồ dùng: Sơ đồ cấu tạo nguyên tử; bảng phụ (Phụ lục 1)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 5: Nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/8/2014
Ngày giảng: 01/9/2014 (8A; 8B)	
Tiết 5
NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
HS biết được:
- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron (e) mang điện tích âm.
- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện. 
- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu nên nguyên tử trung hòa về điện.
2. Kĩ năng: 
-HS xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e.
3. Thái độ: 
-HS có ý thức học tập bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên:
-H×nh ¶nh: “sơ đồ cấu tạo nguyên tử”	
- Bảng phụ (Phụ lục 1)
2. Học sinh: 
-Nghiên cứu bài
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút): 	
2. Khởi động (1 phút): 
*Kiểm tra bài cũ: Không
*ĐVĐ: Ta biết mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều được tạo ra từ một hay một số chất. Thế còn các chất được tạo ra từ đâu? Câu hỏi đó đã được đặt ra cách đây mấy nghìn năm. Ngày nay khoa học đã có câu trả lời rõ ràng và các em sẽ biết được trong bài này.
3. C¸c ho¹t ®éng:
Hoạt động 1 (10 phút):
 Tìm hiểu khái niệm về nguyên tử.
*Mục tiêu: HS biết được:
	- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử 
	- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.
*Đồ dùng: Hình ảnh cấu tạo nguyên tử
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về kích thước của nguyên tử?
Gợi ý:
+ Nguyên tử được xem như một quả cầu có đường kính: 
+ 4 triệu nguyên tử sắt xếp thành hàng dọc liền nhau có chiều dài 1 mm.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử oxi:
+ Em có nhận xét gì về số điện tích ở trong nhân và lớp vỏ?
?* Vậy nguyên tử là gì?
-GV nhận xét, chuẩn kiến thức
 ?Nguyên tử có nhiều hơn hay chất có nhiều hơn? Vì sao?
+ Quan s¸t s¬ ®å cÊu t¹o nguyªn tö oxi. 
 Nªu nhËn xÐt cña em vÒ thµnh phÇn cÊu t¹o nguyªn tö ?
-GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- HS hoạt động cá nhân.
- HS nghiên cứu thông tin mục 1, nhận xét:
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.
- Đường kính của nguyên tử khoảng10-8cm.
- Gồm lớp vỏ và hạt nhân.
-Mỗi cá nhân HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:
+Bằng nhau
-HS phát biểu 
- Chất có nhiều hơn. Vì có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử.
-HS quan sát, nhận xét.
1. Nguyên tử là gì?
a. Khái niệm
* Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện 
b. Thành phần cấu tạo nguyên tử
* Gồm hạt nhân mang điện tích dương (+) và vỏ mang điện tích âm (-).
Hoạt động 2 (25 phút):
 Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử
*Mục tiêu: HS biết:
	- Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron. proton có điện tích ghi bằng dấu cộng(+), còn nơtron không mang điện. 
	- Trong nguyên tử số p bằng số electron, điện tích của 1 p bằng điện tích của 1 e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu nên nguyên tử trung hòa về điện.
*Đồ dùng: Sơ đồ cấu tạo nguyên tử; bảng phụ (Phụ lục 1)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ cấu tạo mét nguyên tử: 
? Hạt nhân được cấu tạo bởi những loại hạt nào?
- GV chiếu hành ảnh 3 đồng vị của nguyên tố H để giúp HS hiểu được: C¸c nguyªn tö cïng lo¹i ®Òu cã cïng sè proton trong h¹t nh©n
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ cấu tạo của 3 nguyên tử: H, O, Na
?Xác định số p và số e trong mỗi nguyên tử?
?Em có nhận xét gì về số proton và số electron trong cùng một nguyên tử?
-C¨n cø vµo sè liÖu trong b¶ng (Bảng phụ lục 1):
? H·y so s¸nh khèi lưîng cña electron víi proton vµ n¬tron ? Cã nhËn xÐt g× ?
-GV nhận xét, chuẩn kiến thức
- Mỗi cá nhân HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- Cá nhân HS trả lời
- HS nghi nhận
- HS hoạt động nhóm bàn
- Cá nhân HS trả lời
2. Hạt nhân nguyên tử:
- Cấu tạo: được tạo bởi:
+ Proton (p), mang điện tích dương.(+)
+ Nơtron(n) không mang điện.
- C¸c nguyªn tö cïng lo¹i ®Òu cã cïng sè proton trong h¹t nh©n
- Trong mỗi nguyên tử số prôton(p,+) bằng số electron (e,-) tức là:
 số p = số e
- Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
 	4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (6 phút):
	-GV chia 4 nhóm HS: 2nhóm làm bài tập số 1, 2 nhóm làm bài tập số 2 (HS làm vào bảng phụ).
	Đáp án: 
	Bài tập 1 - sgk (15):
	“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện: từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mạng điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút):
	-Yêu cầu HS học bài, trả lời câu hỏi:
	Vì sao khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
	-Hoàn thành bài tập 1, 2 vào vở bài tập.
	-Chuẩn bị bài 5-Nguyên tố hóa học:
	+Nghiên cứu phần I. Nguyên tố hóa học là gì?
	+Vỏ hộp sữa còn nguyên nhãn.
 *PHỤ LỤC:
Bảng phụ lục 1
H¹t dưíi nguyªn tö
®¬n vÞ gam(g)
®¬n vÞ Cacbon(®vC)
mp
1,6726 .10-24g
1,00724 (®vC)
mn
1,6748 .10-24g
1,00862(®vC)
me
0,00091095 .10-24g
0,00055(®vC)

File đính kèm:

  • doc5.doc
Giáo án liên quan