Giáo án Hóa học 8 - Tiết 28: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất (Tiếp theo)
Bài tập 2: Hợp chất B ở thể khí có công thức RO2. Biết 5,6 l khí B ở ĐKTC có khối lượng 16 g. Tìm công thức của B
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để ghi câu trả lời vào bảng phụ của nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm treo bảng phụ.
- GV nhận xét và chấm điểm của các nhóm.
Ngày soạn: 22/11/2013 Ngày giảng: 25/11/2013 (8B) 27/11/2013 (8A) Tiết 28 CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG - THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết được: -Biểu thức mối liên hệ giữa lượng chất (n), thể tích (V) 2. Kỹ năng: HS tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan. 3. Thái độ: HS có hứng thú say mê học tập. II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: - Chuẩn bị : Bảng phụ, bút dạ 2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ của nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp- gợi mở, hoạt động nhóm IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức (1’): 2. Khởi động (4’): *Kiểm tra bài cũ: HS 1: Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí, thể tích mol chất khí ở đktc? HS 2: Tính thể tích của 0,5 mol SO2 ở ĐKTC *ĐVĐ: Giữa thể tích và số mol có mối quan hệ với nhau như thế nào? 3. Các hoạt động: Hoạt động 1 (19’) : Tìm hiểu về chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào? Mục tiêu: HS biết được: Biểu thức biểu thức mối liên hệ giữa lượng chất (n), thể tích (V). Tính được n (hoặc V) Đồ dùng: không Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung * Yêu cầu HS quan sát phần bài tập kiểm tra và cho biết: + Muốn tính thể tích chất khí khi biết số mol chúng ta làm như thế nào? + Nếu gọi n là số mol chất khí, V là thể tích. Tính thể tích khí ở ĐKTC ta làm như thế nào? - GV nhận xét và bổ sung. *VD 1: Hãy tính thể tích ở ĐKTC của 0,5 mol khí O2? + Hãy tóm tắt nội dung bài? + Đưa ra phương pháp giải? + Biết V, Vđktc "n = ? * VD2: 5,6 l khí H2 ở ĐKTC có số mol là bao nhiêu? + Hãy tóm tắt nội dung bài? +* Đưa ra phương pháp giải? -GV nhận xét - HS xem lại phần kiểm tra bài cũ. + Muốn tính thể tích chất khí ở ĐKTC ta lấy số mol nhân với thể tích của 1 mol chất khí ở ĐKTC (22,4 l) - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - HS hoàn thiện kiến thức. - HS thực hiện cá nhân. - 1 HS trả lời. - HS thực hiện cá nhân. - HS thực hiện cá nhân. - 1 HS trả lời. - HS thực hiện cá nhân. -HS hoàn thiện kiến thức II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí. + V = n . 22,4 " VD1: Tóm tắt: nO2= 0,5 (mol) VO2 = ? Vđktc = 22,4 (l) Giải: Thể tích khí oxi ở đktc có trong 0,5 mol là: VO2 = 0,5 . 22,4 = 11,2 l " VD2: Tóm tắt: VH2= 5,6 (l) nH2 = ? Vđktc = 22,4 (l) Giải: 5,6 l khí H2 có số mol là Hoạt động 2 (15’): Vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Mục tiêu: HS biết áp dụng biểu thức mối liên hệ giữa lượng chất (n), thể tích (V). Tính được n (hoặc V) Đồ dùng: Bảng phụ, bút dạ Cách tiến hành: Bài 1: * Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm bài vào bảng nhóm: a. Tính thể tích ở ĐKTC của 0,25 mol khí Cl2; 0,625 mol khí CO2 b.Tính số mol 5,6 l khí H2 ở ĐKTC; 3,36 l khí CO ở ĐKTC - Yêu cầu các nhóm treo bảng. - GV nhận xét và bổ sung. Bài tập 2: Hợp chất B ở thể khí có công thức RO2. Biết 5,6 l khí B ở ĐKTC có khối lượng 16 g. Tìm công thức của B - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để ghi câu trả lời vào bảng phụ của nhóm. - GV yêu cầu các nhóm treo bảng phụ. - GV nhận xét và chấm điểm của các nhóm. * GV yêu cầu HS nghiên cứu bài tập 5 SGK- 67. * Hãy đưa ra phương án giải quyết bài toán? - Yêu cầu 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét và kết luận. - HS thảo luận nhóm, thống nhất nội dung vào bảng phụ. - Các nhóm nhận xét chéo. - HS hoàn thiện kiến thức. - Cá nhân HS nghiên cứu đề bài. - HS thảo luận nhóm để ghi câu trả lời vào bảng phụ của nhóm. - Đại diện các nhóm treo bảng phụ sau đó nhận xét chéo. - HS hoàn thiện kiến thức. * HS nghiên cứu bài tập 5. - HS: + Tìm số mol của từng khí. + Tìm số mol của hỗn hợp cả 2 khí. + Tính thể tích hỗn hợp dựa vào công thức V=n.22,4. - 1 HS lên bảng làm, HS khác giải bài tập vào nháp, sau đó nhận xét bài làm của bạn và bổ sung. - HS chỉnh sửa. II. Luyện tập Bài 1: a. + VCl2 = 0,25 . 22,4 = 5,6l + VCO2 = 0,625 . 22,4 = 14 l b. + VH2 = 5,6 l " + VCO = 3,36 l " Bài tập 2: Tóm tắt: VRO2= 5,6 (l) m = 16 (g) Xác định RO2 = ? Giải Số mol của khí B ở đktc là: nB = MB = MR = 64 – (16 . 2) = 32 (g) " R là S " Công thức B là SO2 Bài 5: mO2 = 100g mCO2 = 100g Vhh = ? V = 24 l Giải: + Số mol của khí O2 là: 100 nO2 = = 3,125 mol 32 + Số mol của khí CO2 là: 100 nCO2= = 2,273 mol 44 + Thể tích của hỗn hợp khí ở đk thường là: Vhh = 24 (3,125 + 2,273 ) = 129,552 l 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (4’) GV treo bảng: Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào bảng sau: Chất Số mol (n) m (g) V (l) ĐKTC Số phân tử CO2 0,01 N2 5,6 SO2 1,22 CH4 1,5 . 1023 5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2') - Làm bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK -Chuẩn bị bài 20 - Tỉ khối của chất khí: +Ôn tập về khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử
File đính kèm:
- 28.doc