Giáo án Hóa học 8 - Tiết 26: Mol

Mục tiêu:

- HS biết được định nghĩa: khối lượng mol

- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức hóa học.

Đồ dùng: kh«ng

Cách tiến hành:

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 26: Mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III
MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC
Ngày soạn: 15/11/2013
Ngày giảng: 18/11/2013 (8A; 8B) 
Tiết 26
 MOL
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 	- HS biết được định nghĩa: mol, khối lượng mol và thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
2. Kỹ năng:
- HS có kỹ năng tính số mol, số nguyên tử, phân tử theo N
- HS tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức hóa học
3. Thái độ:
 	 - HS hiểu được khả năng sáng tạo của con người, dùng đơn vị mol trong nghiên cứu khoa học đời sống và sản xuất. Củng cố nhận thức nguyên tử, phân tử là có thật
II. ĐỒ DÙNG
 	1. Giáo viên: Không
	2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức (1’): 
2. Khởi động:(1')
 	*Kiểm tra bài cũ: Không
*ĐVĐ: Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử , phân tử là vô cùng nhỏ bé, không thể cân đo, đong đếm được, nhưng trong hoá học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử hoặc phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham giavà tạo thành trong một phản ứng hoá học. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà khoa học đã đề xuất 1 khái niệm dành cho các hạt vi mô đó là mol.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1 (8’): Tìm hiểu mol là gì
Mục tiêu: 
- HS biết được định nghĩa: mol
	- HS có kỹ năng tính số mol, số nguyên tử, phân tử theo N
Đồ dùng: kh«ng
Cách tiến hành:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- Gv giới thiệu: 1 nguyên tử của nguyên tố nào đó có khối lượng tính bằng (g) rất nhỏ không tiện sư dụng, người ta phải lấy 1 số nguyên tử nhất định (6.1023) hoặc phân tử có khối lượng xác định dễ dàng
-GV: “ Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.”
 - Gv giới thiệu số 6.1023 " số Avôgađrô, kí hiệu là N.
- GV cho HS đọc phần em có biết để HS hình dung con số 6.1023 to lớn nhường nào.
+ 1 mol C chứa bao nhiêu nguyên tử C ?
+ 1 mol H2O chứa bao nhiêu phân tử H2O?
+ Ghi 1 mol H2 và 1mol H có gì khác nhau?
- Tính xem có bao nhiêu phân tử CaO trong 0,25 mol CaO? 
" Gv nhận xét chốt ý. 
- Nghe giới thiệu
- HS ghi nhận.
- HS ghi nhận.
- Đọc mục “Em có biết”
- Cá nhân HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thiện kiến thức.
I. Mol là gì?
*Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó.
VD:
+ 1 mol C chứa 6.1023 nguyên tử C
+ 1 mol H2O chứa 6.1023 phân tử H2O.
+ 1 mol H2 chứa 6.1023 phân tử H2O.
+ 1 mol H chứa 6.1023 nguyên tử H.
+ 0,25 mol CaO có chứa 0,25.6.1023 phân tử CaO.
	Hoạt động 2 (15’): Tìm hiểu khối lượng mol là gì
Mục tiêu: 
- HS biết được định nghĩa: khối lượng mol
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức hóa học.
Đồ dùng: kh«ng
Cách tiến hành:
+ Em hãy nhắc lại NTK, PTK là gì? 
- Vậy khối lượng mol là gì? " 
- Gv nhận xét
- Gv yêu cầu học sinh tính PTK, NTK của các chất sau đây: natri, nhôm, nước, canxi cacbonat. 
- Từ đó so sánh khối lượng mol theo ví dụ SGK.
- Muốn tìm khối lượng mol 1 chất ta phải dựa vào đâu?
-Yêu cầu HS tính M của Cu, H2SO4, SO2 " GV chấm vở 1 vài em và gọi 3 HS lên bảng chữa.
- Nêu khái niệm NTK, PTK.
- Nêu khái niệm mol dựa vào thông tin SGK. 
- HS hoàn thiện kiến thức.
- HS thực hiện cá nhân
- Có cùng số trị, khác về đơn vị.
- Dựa vào nguyên tử khối.
- HS thực hiện cá nhân. Làm vào vở bài tập.
II. Khối lượng mol
* Khối lượng mol (kí hiệu M) của 1 chất là khối lượng tính bằng g của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
VD:
NTK Na = 23đvC " MNa = 23g.
NTK Al = 27đvC " MAl = 27g.
PTK H2O = 18đvC " M H2O = 18g.
PTK CaCO3 = 100đvC " MCaCO3 = 100 g
VD2:
MCu = 64 (g), MH2SO4 = 1.2 + 32 + 4. 16 = 98 (g)
 MSO2 = 32 + 2 .16 =64 (g)
Hoạt động 3 (12’): Tìm hiểu thể tích mol chất khí là gì
Mục tiêu: 
	- HS biết được định nghĩa:thể tích mol chất khí ở đktc.
	- Rèn kỹ năng tính thể tích khí ở đktc, đk thường.
Đồ dùng: kh«ng
Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu HS đọc < SGK, cho biết:
+ Thể tích mol của chất khí là gì?
+ Yêu cầu HS cho biết: MN2, MCO2 MH2 bằng bao nhiêu g?
+ Quan sát hình3.1 SGKcho biết 1 mol của các chất khí đó có bao nhiêu phân tử? ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất như nhau thể tích của chúng như thế nào?
+ GV giới thiệu ở ĐKTC, ĐK thường thể tích 1 mol chất khí
ĐKTC: t = 0oC, p = 1 at
ĐK thường: t = 20oC, p = 1 at
- Đọc < SGK, trả lời câu hỏi
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
1 mol N2 => MN2 = 28 g 1 mol CO2 => MCO2 = 44g
+ HS trả lời: 1 mol các chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất chiếm thể tích bằng nhau
- HS ghi nhận.
III. Thể tích mol chất khí
1 mol N2 => MN2=28g 1 mol CO2=> MCO2 = 44g
1 mol H2 => MH2 = 2g
* Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
+ Ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất thể tích 1 mol của bất kỳ chất khí nào cũng bằng nhau
+ Ở ĐKTC ( to = 0oC, áp suất 1atm) thể tích mol của chất khí chiếm 22,4 lit
+ Ở điều kiện thường( to =20oC, áp suất 1atm) thể tích mol của chất khí chiếm 24 lit
4. Củng cố, kiểm tra đánh giá. (6') 
-GV yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn:
Nếu em có 1 mol phân tử hiđro và 1 mol phân tử oxi hãy cho biết:
a. Số phân tử của mỗi chất là bao nhiêu?
b. Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu?
c. Nếu ở đktc, các khí trên có thể tích là bao nhiêu?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2')
- Làm bài 1 " 4 SGK
- Chuẩn bị bài 19- Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và mol:
+Ôn tập về nguyên tử khối
+Ôn tập về số N

File đính kèm:

  • doc26.doc
Giáo án liên quan