Giáo án Hoá học 8 - Tiết 24 đến tiết 33

TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

 HS biết biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.

2.Kỹ năng :

 Tính được tỉ khối của khí A so với khí B và tỉ khối của khí A so với không khí.

3.Thái độ: Tính cẩn thận, yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

 1.Chuẩn bị của Giáo viên :

 * Phương tiện:Tranh vẽ về cách thu một số chất khí

 *Phương án tổ chức lớp học: hoạt động nhóm, cá nhân.

 2. Chuẩn bị của Học sinh : Nghiên cứu bài trước ở nhà

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp: (1’)

- Điểm danh học sinh trong lớp.

- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

2.Kiểm tra bài cũ: (5’).

 

doc39 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tiết 24 đến tiết 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu nào đúng, câu nào sai :
1) Ở cùng một điều kiện : Thể tích của 0,5 mol khí N2 bằng thể tích của 0,5 mol khí S03
2) Ở đktc : Thể tích của 0,25 mol khí C0 là 5,6 lít
3) Thể tích của 0,5mol khí H2 ở nhiệt độ phòng là 11,2 lít
4) Thể tích của 1g khí hidrô bằng thể tích của 1g khí 0xi
Gv yêu cầu học sinh hệ thống bài học bằng BĐTD:
HĐ 4 Củng cố và hướng dẫn về nhà
HS : 
Câu đúng : 1 ; 2
Câu sai : 3 ; 4
4Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
* Ra bài tập về nhà:
s Học kỹ bài phần 1 , 2 , 3
s Làm bài tập 1, 2, 3, 4 tr 65 SGK
* Chuẩn bị bài mới: đọc trước bài 19
IV RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG: 
Ngày soạn :20/11/2011 Ngày dạy: 21/11/2011
 Tiết:27 Bài:19
 CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH 
 VÀ SỐ MOL+ TRẢ BÀI KT 1 TIẾT 
 I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức : 
	Học sinh biết được biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V)
2. Kỹ năng :
	Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan.
3. Thái độ :
 Kích thích học sinh lòng say mê , yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của GV:
 * Phương tiện: Bảng phụ có sẵn bài tập
* Phương án tổ chức lớp học: hoạt động nhóm áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tình hình lớp (1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ+ trả bài KT 1 tiết : (7’)
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS khá
Nêu khái niệm mol, khối lượng mol ?
Áp dụng : Tính khối lượng của: 0,6 mol H2SO4 ,0,15mol NaOH
+ Mol là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
+ Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
+1) M H2SO4 = 98 (g)
khối lượng của 0,6 mol H2SO4 là : 0,6 . 98 = 58,8(g)
+ 2) MNaOH = 40 (g) 
 Khối lượng của 0,15mol NaOH là: 0,15 . 40=6(g)
3đ
3đ
2đ
2đ
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và ghi điểm
* GV nhận xét bài KT 1 tiết:
+Ưu điểm:
 - Đa số học sinh nắm được kiến thức cơ bản, biết cách vận dụng để giải bài tập, có khả năng suy luận, tư duy tốt.
 - Đa số biết cách trình bài bài làm khoa học, sạch sẽ.
+ Hạn chế:
 - Một số em chưa biết cách lập PTHH, khả năng tư duy, vận dụng còn kém.
 - Một số trình bày không sạch sẽ, tẩy xóa nhiều
3.Giảng bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’).
Trong tính toán hóa học , chúng ta phải chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại . Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi này.
b. Tiến trình bài dạy
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12/ 
HĐ1 :Chuyển đổi giữa số mol và khối lượng chất 
GV hướng dẫn cả lớp quan sát phần kiểm tra bài cũ của HS1 và đặt vấn đề 
Vậy muốn tính khối lượng của một chất khi biết khối lượng chất (số mol) ta phải làm như thế nào ?
– Nếu đặt ký hiệu n là số mol chất, m là khối lượng . Các em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng ?
 – Từ công thức trên hãy rút ra biểu thức để tính lượng chất n hoặc khối lượng mol M
GV đưa bài tập áp dụng ở bảng phụ 
Bài tập 1 :
1) Tính khối lượng của 
0,75mol MgO
2)Tính số mol của 2g CuO
HĐ 2 : Chuyển đổi giữa số mol và thể tích như thế nào ?
Cho HS quan sát phần kiểm tra bài cũ của HS2 còn để lại bên phải của bảng và đặt câu hỏi :
– Vậy muốn tính thể tích của một lượng chất khí ở đktc chúng ta phải làm thế nào ? 
– Nếu đặt n là số mol chất , V là thể tích chất khí (đktc), ta có công thức tính V như thế nào ?
– Từ công thức trên hãy rút ra công thức tính n khi biết thể tích khí ?
GV đưa ra bài tập 2 
Bài tập 2 :
1) Tính thể tích ở đktc của 0,25mol khí Cl2
2) Tính số mol của 2,8l khí CH4 ở đktc 
HĐ1 :Chuyển đổi giữa số mol và khối lượng chất 
HS quan sát góc bảng bên phải và rút ra cách tính: 
Muốn tính khối lượng :ta lấy khối lượng mol nhân với lượng chất (số mol)
I Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và số mol :
1.Chuyển đổi giữa số mol và khối lượng chất
12/
 m = n . M
 n = 	
 M = 
HS1 :
1. 1)MMgO = 24+16=40g
à mMgO= n . M
 = 0,75 . 40
 = 30(g)
HS 2 :
2)MCuO = 64 + 16
 = 80
à nCuO = = 
 = 0,025(mol)
HĐ 2 : Chuyển đổi giữa số mol và thể tích như thế nào ?
– Muốn tính thể tích khí ở đktc , ta lấy lượng chất (số mol) nhân với thể tích 1 mol khí (ở đktc là 22,4 l)
 V = n . 22,4 
 n = 
HS thảo luận nhóm 
Đại diện 2 HS của 2 nhóm thực hiện 
HS khác theo dõi , nhận xét 
1) V= n . 22,4 l
 = 0,25 . 22,4 l
 = 5,6 l
2) 
 = 0,125(mol)
Muốn tính khối lượng(m) :ta lấy khối lượng mol (M) nhân với lượng chất (số mol)
 m = n . M
 n = 
 M = 
Ví dụ :
1)Tính khối lượng của 0,75mol MgO
2) Tính số mol của 2g CuO
 Giải
1)MMgO = 24+16=40g
à mMgO= n . M
 = 0,75 . 40
 = 30(g)
2)MCuO = 64 + 16
 = 80
à nCuO = = 
 = 0,025(mol)
2 .Chuyển đổi giữa số mol và thể tích như thế nào ?
Muốn tính thể tích khí ở đktc , ta lấy số mol nhân với thể tích 1 mol khí (ở đktc là 22,4 l)
 V = n . 22,4 
 n = 
Ví dụ :
1) Tính thể tích ở đktc của 0,25mol khí Cl2
2) Tính số mol của 2,8l khí CH4 ở đktc
 Giải
1) V= n . 22,4 l
 = 0,25 . 22,4 l
 = 5,6 l
2) 
 = 0,125(mol)
10/
HĐ 3 :Củng cố, hướng dẫn về nhà:
GV treo bảng phụ ,yêu cầu các nhóm thảo luận, áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn để hoàn thành bài tập:
Hãy điền các số thích hợp vào ô trống của bảng sau :
n
(mol)
m
(gam)
Vkhí
(đktc)
Số
Phân tử
CO2
0,01
N2
5,6
SO3
1,12
CH4
1,5.1023
GV yêu cầu 2 nhóm treo đáp án của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt đáp án đúng.
*Hướng dẫn câu c bài 3:
c. + Tính số mol của từng khí: (n = )
 + Tính số mol của hỗn hợp (bằng tổng số mol của các khí thành phần)
 + Tính thể tích hỗn hợp :Vhh = nhh . 22,4
Mỗi cá nhân hoạt động trong vòng 4 phút để hoàn thành phần của mình, sau đó cả nhóm thống nhất đáp án trong vòng 3 phút.
n
(mo)
m
(gam)
Vkhí
(đktc)
Số
Phân tử
CO2
0,01
0,44
0,224
0,06.1023
N2
0,2
5,6
4,48
1,2.1023
SO3
0,05
4
1,12
0,3.1023
CH4
0,25
4
5,6
1,5.1023
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
* Ra bài tập về nhà:Học kỹ bài phần 1 , 2, làm bài tập 1 , 2, 3 trang 67 SGK
 * Chuẩn bị bài mới: Ôn tập kiến thức về thể tích mol của chất khí.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tiết :28 Bài :19
 Ngày soạn: 22/11/2011 Ngày dạy: 26/11/2011 
 Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và số mol 
 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : 
-Học sinh biết vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng , thể tích và lượng chất để làm các bài tập .
-Tiếp tục củng cố các công thức trên dưới dạng các bài tập đối với hỗn hợp nhiều khí và bài tập xác định công thức hóa học của một chất khi biết khối lượng và số mol .
-Củng cố các kiến thức về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất 
2 Kỹ năng :
HS giải được bài toán chuyển đổi giữa lượng chất (n) (số mol chất) với khối lượng chất (m) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn.
3 Thái độ :
Kích thích học sinh lòng say mê , yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của Giáo viên : 
* Phương tiện: Bảng phụ có sẵn bài tập
*Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động nhóm áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn, cá nhân.	
2.Chuẩn bị của Học sinh : Học bài cũ , chuẩn bị bài mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tình hình lớp(1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ: (5’).
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS trung bình, yếu
+Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng ?
+Áp dụng : Tính khối lượng của : 0,35 mol K2SO4
– Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất :
 m = n . M
M = 174 g
m = n .M 
 	 = 0,35 . 174
 	 = 60,9(g)
5đ
5đ
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và ghi điểm
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài (1’). Để giúp cho các em áp dụng thành thạo các công thức chuyển đổi khối lượng thể tích và lượng chất , chúng ta tiếp tục bài học 
b.Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
15’
HĐ1 : Luyện tập 
Bài tập 1 :
Hợp chất A có công thức R2O . Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5g . Hãy xác định công thức của A .
GV hướng dẫn HS làm từng bước :
– Muốn xác định được công thức của A phải xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố R . (dựa vào nguyên tử khối) 
– Muốn vậy ta phải xác định được khối lượng mol của hợp chất A 
à Em hãy viết công thức tính khối lượng mol (M) khi biết n và m ?
HĐ1 : Luyện tập 
M = 
 à M = = 
 = 62g
à MR = = 23(g)
Vậy R là Natri , kí hiệu Na
Công thức của hợp chất A là Na2O
II Luyện tập 
Bài tập 1 :
Hợp chất A có công thức R2O . Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5g . Hãy xác định công thức của A .
 Giải 
M = = 
 = 62g
à MR = 
 = 23(g)
Vậy R là Natri , kí hiệu Na
Công thức của hợp chất A là Na2O
 15/
7’
Bài tập 2 :
Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2 . Biết rằng khối lượng của 5,6 lít khí B ở đktc là 16g . Hãy xác định công thức của B .
GV hướng dẫn :
Tương tự bài 1, ta phải xác định được khối lượng mol của hợp chất B
– Viết công thức tính MB ?
– Đầu bài chưa cho lượng chất mà mới chỉ cho biết thể tích khí ở đktc . Vậy chúng ta phải áp dụng công thức nào để xác định được lượng chất khí B ?
– Gọi HS1 tính nB , HS2 tính MB ?
– Gọi HS3 xác định R ? 
HĐ 3 : Củng cố và hướng dẫn về nhà
MB = 
HS1 :
 nB = 
 = 0,25(mol)
HS2 :
MB = = = 64(g)
HS3 :
MR = 64 – 16 .2 = 32(g)
à Vậy R là lưu huỳnh , kí hiệu : S 
à Công thức hợp chất B là : SO2 
HĐ 3 : Củng cố và hướng dẫn về nhà
Bài tập 2 :
Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2 . Biết rằng khối lượng của 5,6 lít khí B ở đktc là 16g . Hãy xác định công thức của B 
 Giải
nB = 
 = 0,25(mol)
MB = = 
 = 64(g)
MR = 64 – 16 .2
 = 32(g)
à Vậy R là lưu huỳnh , kí hiệu : S 
à Công thức hợp chất B là : SO2 
 Em hãy điền các số thích hợp vào ô trống ở bảng sau :
Thànhphần của hỗn hợp khí
Số mol của hỗn hợp khí
Thể tích của hỗn hợp khí
Khối lượng của hỗn hợp
0,1mol CO2 và 0,4 mol O2
0,2mol CO2 và 0,3mol O2
0,25mol CO2 và 0,25molO2
0,3mol CO2 và 0,2mol O2
0,4mol CO2 và 0,1mol O2
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn.
– Qua bảng kết quả trên , em có nhận xét gì về sự thay đổi của khối lượng hỗn hợp theo thành phần ?
* Hướng dẫn bài tập 5 trang 67:
- Tính số mol của từng khí.
- Tính số mol hỗn hợp.
- Tính thể tích hỗn hợp (điều kiện thường) .
 V = n . 24 
HS hoạt động cá nhân khoảng 4 phút, thảo luận nhóm khoảng 3 phút sau đó các nhóm treo bảng của nhóm mình lên để cả lớp cùng nhận xét :
Thànhphần của hỗn hợp khí
Số mol của hỗn hợp khí
Thể tích của hỗn hợp khí
Khối lượng của hỗn hợp
0,1molCO2 và 0,4 mol O2
0,5 mol
11,2 lit
17,2 g
0,2mol CO2 và 0,3mol O2
0,5 mol
11,2 lit
18,4 g
0,25mol CO2 và 0,25molO2
0,5 mol
11,2 lit
19 g
0,3mol CO2 và 0,2mol O2
0,5 mol
11,2 lit
19,6 g
0,4mol CO2 và 0,1mol O2
0,5 mol
11,2 lit
20,8 g
– Số mol hỗn hợp không đổi à thể tích của hỗn hợp ở đktc cũng không đổi , nhưng khối lượng thay đổi tùy theo số mol của các chất thành phần 
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’).
* Ra bài tập về nhà: làm các bài tập 4 , 5, 6 trang 67 SGK 
 *Chuẩn bị bài mới: đọc trước bài “Tỉ khối của chất khí”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
Ngày soạn : 26/11/2011 Ngày dạy: 2/12/2011
Tiết:29 Bài:20
 TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : 
 HS biết biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.
2.Kỹ năng :
 Tính được tỉ khối của khí A so với khí B và tỉ khối của khí A so với không khí. 
3.Thái độ: Tính cẩn thận, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của Giáo viên : 
 * Phương tiện:Tranh vẽ về cách thu một số chất khí 
 *Phương án tổ chức lớp học: hoạt động nhóm, cá nhân.
 2. Chuẩn bị của Học sinh : Nghiên cứu bài trước ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ: (5’).
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS Trung bình
Nêu công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng ? Chữa bài tập 4a SGK
 m = n . M
mN = 0,5 . 14 = 7(g)
mCl = 0,1 . 35,5 = 3,55(g)
 mO = 3 . 16 = 48(g)
4đ
2đ
2đ
2đ
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và ghi điểm
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài (1’).
Nếu bơm khí hiđro vào quả bóng , bóng sẽ bay được vào không khí . Nếu bơm khí cacbonic, quả bóng sẽ rơi xuống đất . Như vậy những chất khí khác nhau thì nặng nhẹ khác nhau . Vậy bằng cách nào có thể biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí kia là bao nhiêu lần ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu .
b.Tiên trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
14’
HĐ 1 Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ?
GV : Để so sánh khối lượng mol của khí SO2 với khối lượng mol của khí O2 , ta lập tỉ số .
 = = 2 tỉ khối của SO2 so với O2 bằng 2 và ghi kí hiệu là dSO2/O2 
– Em hãy viết thành công thức dạng chung dA/B và đọc lại ?
Vậy bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ?
– Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần ?
– Tính tỉ khối của khí O2 đối với khí N2 ? 
– Biết khí A có tỉ khối đối với khí oxi là 1,375 .Hãy xác định khối lượng mol của khí A ?
HĐ 1 Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ?
 dA/B = 
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần , ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB)
 dA/B = 
HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời :
HS1 :
 = 11 
Vậy CO2 nặng hơn H2 11 lần 
HS2 :
 = 1,14 
HS3 :
à MA = 
 = 1,375 . 32 = 44 (g)
1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ?
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần , ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB)
 dA/B = 
dA/B : là tỉ khối của khí A đối với khí B
Ví dụ :
Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần ?
 = 11 
Vậy CO2 nặng hơn H2 11 lần
14’
HĐ 2 : Bằng cách nào để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ?
Khi nghiên cứu tính chất vật lý của một chất khí , người ta cần biết chất khí đó nặng hay nhẹ hơn không khí . Chúng ta tìm hiểu tỉ khối của chất khí đối với không khí .
GV thông báo : Không khí là hỗn hợp gồm 2 khí chính : 80% N2 và 20% O2 , khối lượng mol của không khí 
 29
– Em hãy nêu công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí ? 
– Hãy tính xem khí Clo nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?
– Khí amoniăc NH3 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? 
– Một chất khí X có tỉ khối đối với không khí là 2,2 . Hãy xác định khối lượng mol của khí đó ?
HĐ 2 : Bằng cách nào để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ?
dA/KK = 
HS1 :
 = 2,44 
Vậy Cl2 nặng hơn không khí 2,44 lần 
HS2: = 0,58 
HS3 :
Vậy NH3 nhẹ hơn không khí 0,58 lần 
 MX = dX/KK . 29 
 = 2,2 . 29 = 63,8 (g)
2 .Bằng cách nào để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ?
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần , ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA)với khối lượng mol không khí là 29gam
 dA/KK = 
Ví dụ 1: 
Hãy tính xem khí Clo nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?
 = 2,44 
Vậy Cl2 nặng hơn không khí 2,44 lần 
Ví dụ 2 :
Khí amoniăc NH3 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?
= 0,58 
Vậy NH3 nhẹ hơn không khí 0,58 lần 
9’
HĐ 3 Củng cố và hướng dẫn về nhà : 
HS làm bài tập sau :
Hợp chất A có tỉ khối so với khí hiđro là 17 . Hãy cho biết 5,6 lít khí A ở đktc có khối lượng là bao nhiêu gam ?
GV dẫn dắt HS ?
– Biểu thức để tính khối lượng?
– Từ dữ kiện đề bài ta có thể tính được đại lượng nào ?
* Hướng dẫn bài tập 3:
 a. Đặt đứng bình : những khí nặng hơn không khí.
b. Đặt ngược bình: những khí nhẹ hơn không khí.
HĐ 3 Củng cố và hướng dẫn về nhà
HS1 :
 mA = n . M
HS2 : 
nA = 
 = 0,25(mol)
HS3 :
MA = = 17 . 2 
 = 34(g)
HS4 :
à mA = n . MA 
 = 0,25 .34 = 8,5(g)
Bài tập :
Hợp chất A có tỉ khối so với khí hiđro là 17 . Hãy cho biết 5,6 lít khí A ở đktc có khối lượng là bao nhiêu gam ?
 Giải
nA = 
 = 0,25(mol)
MA = 
 = 17 . 2 = 34(g)
à mA = n . MA 
 = 0,25 .34 
 = 8,5(g)
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’).
* Ra bài tập về nhà:đọc bài “Em cóbiết, làm bài tập 1, 2, 3 trang 69 SGK
* Chuẩn bị bài mới:Xem trước bài 21
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
	.
Ngày soạn :26/11/2011 Ngày dạy: 3/12/2011
 Tiết:30 Bài:21
 TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
Từ công thức hóa học , HS biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố .
2. Kỹ năng :
 - Tiếp tục được rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí .
 - Củng cố các kỹ năng tính khối lượng mol 
3. Thái độ :
 Việc học tính theo CTHH có ý nghĩa không chỉ là vấn đề nghiên cứu định lượng trong hóa học mà quan trọng và thiết thực hơn là đưa hóa học vào sản xuất à giáo dục tinh thần hứng thú trong học tập say mê tìm hiểu 
II. CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của Giáo viên :
* Phương tiện:Bảng phụ có ghi đề bài tập 
*Phương án tổ chức lớp học: hoạt động nhóm theo KT khăn trải bàn.
2.Chuẩn bị của Học sinh : 
- Kiến thức về CTHH, PTK.
- Kỹ năng tính khối lượng mol của hợp chất
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.On định tình hình lớp: (1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ: (7’).
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS trung bình
Viết công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B và công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí 
Ap dụng : Tính tỉ khối của CH4 so với khí hiđro và tỉ khối của khí CO so với không khí
5đ
5đ
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và ghi điểm
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài: (1’).
Nếu biết công thức hóa học của một chất ,em có thể xác định được thành phần các nguyên tố của nó . Bằng cách nào , chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
b.Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
Nội dung
22’
HĐ 1 Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất 
GV đưa ra ví dụ 1 
 Ví dụ 1 : Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất KNO3 
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để rút ra các bước tính ?
HĐ 1 Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất 
I. Tính theo công thức hóa học:
1. Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất 
Ví dụ : Xác định thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất KNO3
­ Các bước tiến hành 
– Tính khối lượng mol của hợp chất :
M = 39 + 14 +16.3 
 = 101(g)
Sau đó GV chuẩn xác lại kiến thức :
 – Bước 1 : Tính khối lượng mol của hợp chất 
– Bước 2 : Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất .
– Bước 3 : Từ số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố , xác định khối lượng của mỗi nguyên tố 
 - Bước 4: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố .
GV đưa ra bài tập 2 và yêu cầu cả lớp làm vào vở 
Ví dụ 2 : Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong Fe2O3 
GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện , HS khác theo dõi , nhận xét, bổ sung 
HS thảo luận nhóm , đại diện các nhóm nêu thứ tự các bước . Sau đó lần lượt từng HS thực hiện theo các bước đã nêu 
HS1 :
M = 39 + 14 + 16.3 
 = 101(g)
HS2 :
Trong 1 mol KNO3 có :
1 mol nguyên tử K
1 mol nguyên tử N 
3 mol nguyên tử O
HS3 :
HS :
 = 56 . 2 + 16 . 3
 = 160(g)
Trong 1 mol Fe2O3 có:
2 mol nguyên tử Fe
3 mol nguyên tử O
%Fe ==70%
%O =100% – 70% =30%
– Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất :
Trong 1 mol KNO3 có:
1 mol nguyên tử K
1 mol nguyên tử N 
3 mol nguyên tử O
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:
mK = n x M = 1x39 = 39(g)
mN = nxM = 1x14 = 14 (g)
mO = nxM = 3x16=48 (g)
– Thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất :
* Các bước tiến hành:
– Bước 1 : Tính khối lượng mol của hợp chất 
– Bước 2 : Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất .
– Bước 3 : Từ số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố , xác định khối lượng của mỗi nguyên tố 
 - Bước 4: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố
13’
HĐ 3 Củng cố và hướng dẫn về nhà:
 Yêu cầu HS hệ thống bài học bằng bản đồ tư duy
Bài tập: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 30,6 gam Al2O3
HĐ 3 Củng cố và hướng dẫn về nhà
HS thảo luận nhóm

File đính kèm:

  • dochoa8-24-33 (6).doc