Giáo án Hóa học 8 - Tiết 20: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết: dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm

- Gv hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm.

*Lưu ý: HS sử dụng lượng hóa chất vừa đủ, tránh gây lãng phí và hóa chất thừa thải ra môi trường.

- HS tiến hành theo hướng dẫn của GV, lưu ý cách sử dụng đèn cồn đun, khi thí nghiệm quan sát, ghi nhận xét các hiện tượng

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 32796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 20: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2013
Ngày giảng: 28/10/2013 (8A; 8B)
Tiết 20
BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
HS biết được:
-Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:
	- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
	- Hiện tượng hóa học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hóa than
2.Kỹ năng:
	Học sinh có kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên
	- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học
	- Viết PT chữ của phản ứng
3. Thái độ: 
-HS có ý thức cẩn thận, sự say mê học tập của HS
II. ĐỒ DÙNG
1.Giáo viên: 
-Chuẩn bị cho 3 nhóm:
Thí nghiệm
Dụng cụ
Hoá chất
1
Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm, đóm, cốc thuỷ tinh, thìa xúc hóa chất
Nước, thuốc tím.
2
Ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống hút, giấy lọc.
Ca(OH)2, Na2CO3, nước.
2. Học sinh: 
-Chuẩn bị bài thực hành vào giấy
III. PHƯƠNG PHÁP: 
-Thực hành thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút): 
2. Khởi động (1 phút): 
*Kiểm tra bài cũ: Không
*ĐVĐ: Để các em khắc sâu kiến thức về phản ứng hóa học và dấu hiệu để biết được có PƯHH xảy ra. Hôm nay, chúng ta tiến hành một số thí nghiệm cụ thể. 
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1 (1 phút):
 Chia nhóm học sinh
	Mục tiêu: Phân nhóm HS, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng HS
Đ ồ dùng: Không
Cách tiến hành:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
-GV phân nhóm HS: chia thành 3 nhóm
-Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư kí ghi lại nội dung thực hành
Hoạt động 2 (14 phút): 
HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
 Mục tiêu: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:
	- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
	- Hiện tượng hóa học: KMnO4 bị phân hủy và sinh ra chất khí làm than hông bùng cháy
	- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn thí nghiệm 
	- Quan sát, mô tả, giải thích được hiện tượng hóa học
	- Viết PT chữ của phản ứng
Đ ồ dùng: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm, đóm, cốc thuỷ tinh, thìa xúc hóa chất, nước, thuốc tím.
Cách tiến hành:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết: dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm
- Gv hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm.
*Lưu ý: HS sử dụng lượng hóa chất vừa đủ, tránh gây lãng phí và hóa chất thừa thải ra môi trường.
- HS tiến hành theo hướng dẫn của GV, lưu ý cách sử dụng đèn cồn đun, khi thí nghiệm quan sát, ghi nhận xét các hiện tượng
- HS trả lời câu hỏi: 
Chất rắn trước khi thí nghiệm có màu sắc như thế nào?
- Ở ống nghiệm 1, 2 khi thí nghiệm có hiện tượng gì xảy ra? đó là những hiện tượng nào?
- Màu sắc của dung dịch 2 ống nghiệm
?*Khi đun nóng ống nghiệm 2, đưa que đóm đỏ vào có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao? Khí bay ra là khí nào?
- Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm 2 thuộc loại hiện tượng nào? Dấu hiệu của phản ứng.
-GV nhận xét
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
- Cho thuốc tím vào 2 ống nghiệm
- Đổ vào ống nghiệm 1 khoảng 3 ml nước, lắc khuấy cho tan hết, quan sát màu của dung dịch.
- Lấy ống nghiệm 2, cho một ít bông vào miệng ống, nút cao su lại đun, cho que đóm đỏ vào miệng ống, quan sát thí nghiệm đến khi đóm không cháy thì ngừng đun.
- Để nguội ống nghiệm 2, cho vào ống nghiệm này 2 ml nước, lắc nhẹ, quan sát hiện tượng
I. Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng thuốc tím
* Cách tiến hành: sgk
*Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1: đổ nước, khuấy tan " dung dịch màu tím
+ Đun ống nghiệm 2: Có khí bay ra làm que đóm bùng cháy. Đổ nước vào KMnO4 sau khi đun thấy hiện tượng chất đó không tan.
*Kết luận:
- Ống nghiệm 1: Nước hoà tan KMnO4 => Hiện tượng vật lí.
- Ống nghiệm 2: Sản phẩm sau khi đun không tan trong nước=> Có chất mới sinh ra => Hiện tượng hoá học.
Hoạt động 3 (14 phút):
Thí nghiệm chứng minh có chất mới sinh ra 
Mục tiêu: HS biết mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:
	- Hiện tượng hóa học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hóa than
Kỹ năng:
	- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn thí nghiệm 
	- Quan sát, mô tả, giải thích được hiện tượng hóa học
	- Viết PT chữ của phản ứng
Đồ dùng: Ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống hút, giấy lọc, Ca(OH)2, Na2CO3, nước.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm thí nghiệm từng bước, yêu cầu HS quan sát và ghi chép hiện tượng
*Lưu ý: HS sử dụng lượng hóa chất vừa đủ, tránh gây lãng phí và hóa chất thừa thải ra môi trường.
+ Khi thổi hơi thở vào 2 ống nghiệm đựng nước và nước vôi trong có hiện tượng gì xảy ra? Khí có trong hơi thở làm đục nước vôi trong là khí gì?
- Cho dd Natri cacbonat vào nước và nước vôi trong có hiện tượng gì xảy ra?
- Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm nào là hiện tượng hoá học? Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hoá học đó?
- Dấu hiệu của phản ứng hoá học đó là gì?
+ Viết PTPƯ chữ.
- Hướng dẫn và yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thí nghiệm. Lưu ý HS: mỗi nhóm cử đại diện rửa dụng cụ, hóa chất
-Nghe GV hướng dẫn
-HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
- Cho vào ống nghiệm 1: 2 ml nước sạch, ống nghiệm 2: 2 ml nước vôi trong, quan sát dung dịch trong 2 ống.
+ Nhúng một đầu ống chữ L vào 2 ống nghiệm, thổi hơi thở vào từng ống, quan sát sự khác nhau về độ trong của 2 ống nghiệm.
- Cho vào 2 ống nghiệm khác, ống 3: 2 ml nước cất, ống 4: 2 ml nước vôi trong. Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống 2 ml dung dịch Na2CO3 . Quan sát hiện tượng trong 2 ống nghiệm
- Thu dọn dụng cụ thí nghiệm, dọn vệ sinh
2. Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với caxi hiđroxit
* Cách tiến hành: SGK
* Hiện tượng:
- Ống 1, 3 không có hiện tượng gì
- Ống 2: nước vôi trong vẩn đục khi thổi hơi thở vào
- Ống 4: có chất màu trắng không tan xuất hiện
*Kết luận:
a.Cacbonic + canxi hiđroxit Canxi cacbonat + nước
b. Natri cacbonat + canxi hiđroxit " canxi cacbonat + Natri hiđroxit 
Hoạt động 4 (10 phút): Báo cáo kết quả thực hành
-Yêu cầu HS hoàn thành bản tường trình thực hành
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hành
-Gv nhận xét
-HS hoàn thành bản tường trình thực hành 
-HS báo cáo kết quả thí nghiệm, viết tường trình
III/ Tường trình
-Viết tường trình 
-Báo cáo kết quả
4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (2 phút):
-Yêu cầu HS nộp bản tường trình thực hành
-GV nhận xét giờ thực hành:
+Sự chuẩn bị của HS
+Tinh thần, thái độ thực hành
+Kết quả thực hành
5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút):
- Ôn lại kiến thức về dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học
-Chuẩn bị bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng:
+Ôn tập về công thức hóa học
+Ôn tập về phản ứng hóa học

File đính kèm:

  • doc20.doc
Giáo án liên quan