Giáo án Hóa học 8 tiết 17, 18

Tuần -Tiết 18

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

-HĐ 1: HS biết được phản ứng hóa học là quá trình biển đổi chất này thành chất khác.

-HĐ 2: HS biết được bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

1.2.Kĩ năng:

-HĐ 1:

+Rèn ki năng quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xt về phản ứng hĩa học.

+Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hĩa học.

+Xác định được chất phản ứng ( chất tham gia, chất ban đầu) v sản phẩm (chất tạo thnh)

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 tiết 17, 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9-Tiết 17 Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
ND: -------------	
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
-HĐ 1: HS biết hiện tượng vật líù là hiện tượng trong đĩ khơng cĩ sự biến đổi chất này thành chất khác. 
-HĐ 2: HS biết hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đĩ có sự biến chất này thành chất khác.
1.2.Kĩ năng: 
-HĐ 1: Rèn kiõ năng quan sát, phân biệt hiện tượng vật líù.
-HĐ 2: Rèn kiõ năng quan sát, phân biệt hiện tượng hĩa học. 
1.3.Thái độ: 
-HĐ 1: 
+TQ: HS giải thích các hiện tượng vật líù trong tự nhiên.
+TC: GD HS yêu thích học tập bộ mơn.
-HĐ 2: 
+TQ: HS giải thích các hiện tượng hĩa học trong tự nhiên.
+TC: GD HS yêu thích học tập bộ mơn.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Hiện tượng vật lí.
- Hiện tượng hóa học.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Nam châm, bột sắt, bột lưu huỳnh, muỗng TT, đèn cồn, ống nghiệm , kẹp gỗ.
3.2.HS: Xem trước bài “Sự biến đổi chất”.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS:
8A1:
8A2:
8A3:
8A4:
4.2. Kiểm tra miệng:
-Câu 1: Nêu qui tắc hĩa trị. Áp dụng cơng thức AlCl3.
-Câu 2: Hiện tượng hóa học là gì? (10đ)
-Câu 1: “Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”.
-Câu 2:Hiện tượng chất biến đổi và cĩ tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học.
4.3.Tiến trình bài học: 
Hoạt động của GV - HS 
Nội dung bài học
-GV :Trong chương trước, các em đã học về chất . Trong điều kiện bình thường mỗi chất đều có những túnh chất nhất định, nhưng không phải các chất chỉ có biểu hiện về tính chất mà chất có thể có những biến đổi khác nhau. Tìm hiểu xem chất có những biến đổi gì? Thuộc loại hiện tượng nào? Qua bài sự biến đổi của chất. 
*Hoạt động 1: (13p) Tìm hiểu hiện tượng vật lí.
-GV: Sử dụng tranh vẽ(hình 2.1) đặt câu hỏi:
pGV:Quan sát ấm nước đang sôi, em có nhận xét gì trên mặt nước?
+HS:Cĩ hơi nước bốc lên.
 pGV: Mở nắp ấm sôi và quan sát nắp ấm em có nhận xét gì?
+HS:Chỉ có sự biến đổi vể thể, trước sau nước vẫn là nước
-GV hướng dẫn các nhóm hòa tan muối ăn (hoặc đường) vào nước. 
pGV: Trước sau muối ăn có còn là muối ăn không? Chỉ biến đổi như thế nào?
+HS: Muối chỉ thay đổi về thể, vị mặn vẫn còn
pGV: Hai hiện tượng trên là hiện tượng vật lý. Vậy thế nào là hiện tượng vật lý?
+HS:Hiện tượng chất cĩ biến đổi nhưng khơng tạo ra chất khác (vẫn giữ nguyên là chất ban đầu) được gọi là hiện tượng vật lí.
*Hoạt động 2: (17p) Tìm hiểu hiện tượng hĩa học
-GV: Làm thí nghiệm 1, HS quan sát, nhận xét. 
Thí nghiệm 1:Trộn kĩ và đều bột lưu huỳnh và bột sắt ( Theo tỉ lệ khối lượng S:Fe > 32: 56).
pGV:Sắt và lưu huỳnh trong hỗn hợp có tạo ra chất khác không? 
+HS:Không tạo ra chất khác, đó là hiện tượng vật lí.Chia hỗn hợp thành hai phần.
1.a. Đưa nam châm lại gần một phần.
pGV:Nam châm như thế nào?
 +HS: Nam châm hút bột sắt.
-GV: Vậy chúng ta đã tách được sắt ra khỏi hợp chất.
1.b. Đổ phần hỗn hợp cịn lại vào ống nghiệm. Đun nĩng mạnh đáy ống một lát rồi ngừng đun.
pGV:Khi đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh cĩ hiện tượng gì?
+HS: hỗn hợp sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám.
pGV: Đưa nam châm lại gần chất này cĩ bị nam châm hút khơng?
+HS: Khơng bị nam châm hút.
pGV:Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh cĩ giữ nguyên là chất ban đầu khơng? 
+HS: Biến đổi thành chất khác có màu xám đen và không bị nam châm hút nữa. 
-GV:Đó là hợp chất sắt(II) sunfua.Vậy sắt tác dụng với lưu huỳnh, biến đổi thành chất mới.
Thí nghiệm2:HS làm TN
-GV hướng dẫn HS làm TN: Cho một ít đường vào ống nghiệm. Đun nĩng đáy ống nghiệm.Quan sát, nhận xét.
pGV:Sự biến đổi màu sắc đường như thế nào?Trên thành ống nghiệm có hiện tượng gì?
+HS:Đường trắng chuyển dần thành chất màu đen là than. Trên thành ống cĩ những giọt nước ngưng tụ.
pGV: Qua hai thí nghiệm ta rút ra được kết luận gì?
+HS: Chất đã biến đổi thành chất khác.
-GV:Hiện tượng đó gọi là hiện tượng HH.
pGV: Hiện tượng hóa học là gì ?
+HS: Hiện tượng chất biến đổi và cĩ tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học
*THHN:Dựa vào hiện tượng các em có thể ứng dụng trong các nhà máy đường, xi măng .
I .Hiện tượng vật lí:
 Hiện tượng chất cĩ biến đổi nhưng khơng tạo ra chất khác (vẫn giữ nguyên là chất ban đầu) được gọi là hiện tượng vật lí.
II. Hiện tượng hóa học:
 Hiện tượng chất biến đổi và cĩ tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học.
4.4.Tổng kết:
-Cho HS làm BT 1/47/SGk:Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lí?
-BT 2/47/SGK:Cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí.Giải thích?
a.Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất mùi hắc(Khí lưu huỳnh đioxit)
b.Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
C.Trong lò nung đá vôi, canxicacbon chuyển dần thành vôi sống và khí cacbonđioxit thoát ra ngoài.
d.Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
-Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lí là sự xuất hiện của chất mới.
-Câu a là hiện tượng hóa học vì lưu huỳnh được biến đổi thành chất lưu huỳnh đioxit.
- Câu b là hiện tượng vật lí vì khi thủy tinh nóng chảy bị biến dạng (do tác dụng của nhiệt) nhưng thủy tinh vẫn không đổi về chất.
-Câu c là hiện tượng hóa học vì từ canxicacbonat dưới tác dụng của nhiệt độ biến đổi thành canxioxit cacbonđioxit bay hơi.
- Câu d là hiện tượng vật lí vì cồn bị bốc hơi ra khỏi lọ do tính chất vật lí chứ không tác dụng với một chất nào khác.
4.5. Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết này: 
+Học thuộc phần ghi nhớ
+ Làm BT3/47/SGK
-Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+Xem trước bài “ Phản ứng hóa học ”.
 Phản ứng hóa học là gì?
 Diễn biến của phản ứng hóa học
 5. PHỤ LỤC:
PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tuần -Tiết 18
ND: ------------	
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
-HĐ 1: HS biết được phản ứng hóa học là quá trình biển đổi chất này thành chất khác. 
-HĐ 2: HS biết được bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
1.2.Kĩ năng: 
-HĐ 1: 
+Rèn kiõ năng quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hĩa học. 
+Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hĩa học.
+Xác định được chất phản ứng ( chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành)
-HĐ 2: Rèn kiõ năng nêu diễn biến của phản ứng hóa học.
1.3.Thái độ: 
-HĐ 1: 
+TQ: HS viết được phương trình hóa học bằng chữ.
+TC: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn
-HĐ 2: 
+TQ: HS hiểu diễn biến của phản ứng hóa học.
+TC: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Định nghĩa phản ứng hóa học.
- Diễn biến của phản ứng hóa học.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Hình 2.5 sơ đồ tượng trưng cho phản ứng HH giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
3.2.HS: Xem trước bài “ Phản ứng hóa học ”.
 Phản ứng hóa học là gì?
 Diễn biến của phản ứng hóa học.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS:
8A1:
8A2:
8A3:
8A4:
4.2.Kiểm tra miệng:
-Câu1:Thế nào là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lí? 
+Khi nung nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh thu được chất gì? 
-Câu 2: Phản ứng hóa học là gì?
10đ)
-Câu1:Hiện tượng chất cĩ biến đổi nhưng khơng tạo ra chất khác (vẫn giữ nguyên là chất ban đầu) được gọi là hiện tượng vật lí.
- Hiện tượng chất biến đổi và cĩ tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học. 
+Sắt(II) sunfua
-Câu 2: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. 
4.3.Tiến trình bài học: 
Hoạt động GV - HS
Nội dung bài học
-GV: Các em đã biết, chất có thể biến đổi thành chất khác. Quá trình đó gọi là gì, trong quá trình đó có gì thay đổi?Các em sẽ tìm hiểu bài học hơm nay.
*Hoạt động 1: (15p)
pGV:Trong bài trước, khi đun nóng bột sắt với bột lưu huỳnh ta được chất gì?
+HS: sắt (II) sunfua.
pGV: Chất này có bị nam châm hút không?
+HS:Không
-GV:Sắt mất đi biến đổi thành chất khác (sắt (II) sunfua), quá trình này gọi là phản ứng hoá học.
pGV: Vậy PƯHH là gì?
+HS:Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
-GV:Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia (hay chất phản ứng ) 
 Chất mới sinh ra là sản phẩm(chất tạo thành)
pGV:Vậy PƯHH được ghi theo phương trình chữ như thế nào?
 +HS:Tên các chất PƯ → Tên các SP
pGV: Cho HS TLN (4’): viết phương trình chữ, xác định chất phản ứng, sản phẩm, và cách đọc các PTHH sau:
1.Khi đun nóng đường bị biến đổi thành than và nước.
2.Cho Kẽm vào dung dịch axit clohidric thu được hidro và kẽm clorua
+HS:
1. Đường → Than + nước
 Chất PƯ SP
-Cách đọc:Đường bị phân huỷ thành than và nước.
2. Kẽm + axit clohidric → hidro + kẽm 
 Chất PƯ SP
clorua
 -Cách đọc: Kẽm tác dụng với axit clohidric tạo thành hidro và kẽm clorua
*Hoạt động 2: (17p)
-GV treo sơ đồ hình 2.5.Sơ đồ tượng trưng cho PƯHH giữa khí Hidro và khí oxi tạo ra nước.
a.trước PƯ, b.Trong quá trình PƯ, c.Sau PƯ
-GV: gọi HS viết PT chữ, xác định chất PƯ, SP tạo thành.
+HS: Khí hidro + khí oxi → Nước
pGV:Trước phản ứng cĩ mấy nguyên tử hidro, mấy nguyên tử oxi?
+HS:4 nguyên tử hidro, 2 nguyên tử oxi.
pGV:Sau phản ứng cĩ mấy nguyên tử hidro, mấy nguyên tử oxi?
+HS:4 nguyên tử hidro, 2 nguyên tử oxi.
pGV:Số nguyên tử hidro, nguyên tử oxi cĩ thay đổi khơng?
+HS: khơng.
-GV:Số nguyên tử trước và sau vẫn giữ nguyên, khơng thay đổi.
pGV:Trước phản ứng: những nguyên tử nào liên kết với nhau?
+HS: 2 nguyên tử hirdo, oxi liên kết với nhau.
pGV:Trong phản ứng các nguyên tử hidro cũng như oxi có liên kết với nhau không?
+HS: không
pGV:Sau phản ứng nguyên tử nào liên kết với nhau?
+HS: một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro. 
pGV: Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?
+HS: khác nhau
pGV:Trong phản ứng thay đổi về cái gỉ?
+HS:Thay đổi về sự liên kết giữa các nguyên tử. Làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
pGV:Qua sơ đồ trên rút ra kết luận gì?
+HS: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
I. Định nghĩa:
-PTchữ: 
 Sắt + Lưu huỳnh→ Sắt(II)Sunfua
 Chất PƯ SP
-Cách đọc:Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành sắt(II)sunfua.
 Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
 +Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (chất tham gia,chất ban đầu) 
 +Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm(chất tạo thành)
 + Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ:
 Tên các chất PƯ→ Tên các SP
II. Diễn biến của phản ứng hóa học:
 Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
4.4.Tổng kết:
-HS làm BT 3/50/sgk: Cho biết tên các chất tham gia và sản phẩm trong PƯ này?
-PƯHH:
Parafin + Oxi → khí cacbon dioxit + nước
+Chất tham gia PƯ: parafin, oxi
+Sp: khí cacbon dioxit, nước.
4.5. Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết này: 
+Học bài, làm bài tập 1,2, 4/ 50 sgk
+Xem lại bài tập đã làm.
-Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+Xem phần III. Khi nào phản ứng hĩa học xảy ra 
 IV.Làm thế nào nhận biết cĩ phản ứng hố học xảy ra. bài “Phản ứng hố học”. 
-Xem lại TN trong bài 12 : 
 +Trộn bột Sắt và bột lưu huỳnh có tạo ra chất khác không? Đó là hiện tượng gì?
 +Khi đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh cĩ hiện tượng gì? Đó là hiện tượng gì?
5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docBai_12_Su_bien_doi_chat_20150725_112057.doc