Giáo án Hóa học 8 - Tiết 15: Bài luyện tập 2
+ Lập công thức của hợp chất gồm X và Y và so sánh Pvới các phương án đề ra.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV treo bảng phụ với nội dung bài tập:
Một HS viết các công thức hoá học như sau: CaCl, Al(NO3); K2O, Fe3(SO4)2, ZnOH.
Ngày soạn: 06/10/2014 Ngày giảng: 09/10/2014 (8B) 10/10/2015 (8A) Tiết 15 BÀI LUYỆN TẬP 2 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -HS củng cố cách ghi và ý nghĩa của công thức hoá học, khái niệm, hoá trị và quy tắc hoá trị. 2. Kĩ năng: -HS rèn luyện kĩ năng tính toán, tính hoá trị của nguyên tố biết đúng hay sai cũng như lập được CTHH của hợp chất khi biết hoá trị. 3. Thái độ: -HS có ý thức học tập bộ môn. II. ĐỒ DÙNG Giáo viên: -Bảng phụ các bài tập 2. Học sinh: -Bảng phụ của nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, hoạt động nhóm. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức (1 phút): 2. Khởi động (1 phút): *Kiểm tra bài cũ: Không *ĐVĐ: Để củng cố và khắc sâu cách ghi CTHH, tính hóa trị và lập CTHH, hôm nay chúng ta sẽ học tiết luyện tập 3. Các hoạt động: Hoạt động 1 (10 phút): Ôn lại một số kiến thức cơ bản về CTHH, cách lập CTHH, hoá trị Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách ghi CTHH, tính hóa trị và lập CTHH Đồ dùng: Không Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức - GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ b¶n dưới những câu hỏi gợi ý sau: + Hãy viết công thức chung của đơn chất và hợp chất? + Một công thức hoá học cho chúng ta biết những ý gì? + Hoá trị là gì? + Nêu quy tắc hoá trị ? Viết biểu thức quy tắc hoá trị? + Quy tắc hoá trị được vận dụng để làm những loại bài tập nào? -GV nhận xét - Cá nhân HS trả lời các câu hỏi. - 2 HS lên bảng thực hiện. + 1 HS viết CTHH của đơn chất + 1 HS viết CTHH của hợp chất. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. I. Kiến thức cần nhớ: *Công thức chung của đơn chất: A: đối với kim loại và 1 số phi kim. Ax: đối với một số phi kim (thường x = 2) * Công thức chung của hợp chất: AxBy, AxByCz,.. * Ý nghĩa của công thức hoá học. *Quy tắc hoá trị: AxBy => a.x = y. b ( a,b lần lượt là hoá trị của A, B) * Vận dụng: - Tính hoá trị của một nguyên tố. - Lập CTHH của hợp chất khi biết hoá trị. Hoạt động 2 (28 phút): Vận dụng kiến thức cơ bản về hoá trị để giải bài tập Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức về cách ghi CTHH, tính hóa trị và lập CTHH Đồ dùng: Bảng phụ Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để làm bài tập 1. - Gọi 4 HS lên bảng làm, yêu cầu HS khác làm vào nháp. - GV đến từng HS giúp đỡ nếu cần. - GV nhận xét và kết luận. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm bài tập 2 vào bảng phụ của nhóm. - GV có thể gợi ý: + Hoá trị của X? + Hoá trị của Y? + Lập công thức của hợp chất gồm X và Y và so sánh Pvới các phương án đề ra. - GV đến từng nhóm giúp đỡ. - GV nhận xét và kết luận. - GV treo bảng phụ với nội dung bài tập: Một HS viết các công thức hoá học như sau: CaCl, Al(NO3); K2O, Fe3(SO4)2, ZnOH. + Em hãy cho biết công thức hoá học nào đúng, công thức hoá học nào sai? Sửa lại công thức sai cho đúng. - Biết rằng: Al(III), Fe(III), K(I), Zn(II), NO3 (I), Cl (I), OH (I), SO4(II). - Gọi 1 HS lên bảng làm và chấm vở của một số HS - GV nhận xét và kết luận. - GV yêu cầu HS đọc đề và thảo luận nhóm để làm bài tập 4 SGK 41.(K và Cl; Ba và SO4) Gợi ý: - Xác định hoá trị của các nguyên tố. - Lập CTHH của các hợp chất khi đã biết hoá trị. - Tìm phân tử khối dựa vào CTHH đúng. - Yêu cầu các nhóm treo bảng. + Dựa vào công thức vừa lập em hãy nêu những điều gì biết được về mỗi chất? - GV nhận xét và kết luận. - Cá nhân HS nghiên cứu đề. - 4 HS lên bảng làm, Hs khác làm vào nháp sau đó nhận xét và bổ sung. - HS làm việc theo nhóm ghi nội dung vào bảng phụ. - Các nhóm treo bảng phụ. - Các nhóm nhận xét chéo - HS hoµn thiÖn kiÕn thøc. - HS đọc đề và ghi đề bài vào vở. - HS làm bài tập vào vở (3 phút) - 1 HS trả lời. - 1 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét và bổ sung. - HS chỉnh sửa vào bài nếu cần. - HS thảo luận nhóm (3 phút) ghi ý kiến của nhóm vào bảng phụ. - Các nhóm treo bảng phụ. Nhận xét chéo. - HS chỉnh sửa bài nếu cần. II. Luyện tập: Bài 1: 2. I Cua?(OH)I2 => a= = II 1 5. I Pa?ClI5 => a = = V 1 2 . II Sia?O2II => a = = IV 1 Fea?(NO3)3I => 3. I a = = III 1 Bài tập 2: - Trong công thức XO: X có hoá trị II. - Trong công thức YH3: Y có hoá trị II. - Công thức hoá học của hợp chất gồm X và Y là X3Y2 => Vậy ý d đúng Bài 3: Một HS viết các công thức hoá học như sau: AlCl4, Al(NO3); Al2O3, Al3(SO4)2, Al(OH)2. Em hãy cho biết công thức hoá học nào đúng, công thức hoá học nào sai? Sửa lại công thức sai cho đúng Giải: a. Công thức đúng là: K2O. b. Các công thức còn lại sai, sửa lại : - CaCl sửa lại là : CaCl2 - Al(NO3) sửa lại là: Al(NO)3 - Fe3(SO4)2 sửa lại là Fe2(SO4)3 - ZnOH sửa lại là Zn(OH)2 Bài tập 4: a. KIxClIy => => x = 1 y = 1 => CTHH: KCl PTK của KCl 39 + 35,5 = 74,5 đv.C b. BaIIx(SO4)IIy => => x = 1 y = 1 => CTHH : BaSO4 PTK của BaSO4 137 + 35,5. 2 = 208 đv.C 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (4 phút): -GV yêu cầu HS tóm tắt kiến thức cần nhớ và nêu khái quát cách giải bài tập trong tiết luyện tập. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút): - Bài tập 3, 4 SGK; Bài 11.1 => 11.5 (SBT) - Ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra: * Lí thuyết: Chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, hoá trị. * Vận dụng: + Lập CTHH của một chất dựa vào hoá trị. - Tính hoá trị của một nguyên tố. Tính phân tử khối.
File đính kèm:
- 15.doc