Giáo án Hóa học 8 - Tiết 11: Bài luyện tập 1

Mục tiêu: HS phân biệt chất và vật thể; tách chất ra khỏi hỗn hợp, theo sơ đồ nguyên tử chỉ ra các thành phần cấu tạo nên nguyên tử, dựa vào bảng 1(SGK-42) để tìm kí hiệu cũng như nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại biết nguyên tử khối thì tìm được tên và kí hiệu nguyên tố; tính phân tử khối.

Đồ dùng: Bảng phụ nhóm

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 11: Bài luyện tập 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2014
Ngày giảng: 26/9/2014 (8A)
	29/9/2014 (8B) 
Tiết 11
 BÀI LUYỆN TẬP 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: Chất- đơn chất và hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học (kí hiệu hoá học và nguyên tử khối) và phân tử (phân tử khối)
- HS củng cố kiến thức: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
2. Kĩ năng: 
-HS có kĩ năng: Phân biệt chất và vật thể ; tách chất ra khỏi hỗn hợp, chỉ ra các thành phần cấu tạo nên nguyên tử theo sơ đồ, dựa vào bảng 1(SGK-42) để tìm kí hiệu cũng như nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại biết nguyên tử khối thì tìm được tên và kí hiệu nguyên tố; tính phân tử khối.
3. Thái độ:
-HS có ý thức học tập tích cực.
II. ĐỒ DÙNG
1.Giáo viên:
-Không.
2. Học sinh:
- Bảng phụ nhóm
III. PHƯƠNG PHÁP:
 	- Vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút): 
2. Khởi động (1 phút): 
*Kiểm tra bài cũ: Không
*ĐVĐ: Ở bài này các em sẽ thấy được mối quan hệ giữa các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất và phân tử và hiểu rõ các khái niệm này.
3. Các hoạt động:
 Hoạt động 1 (8 phút):
Ôn lại một số khái niệm cơ bản thông qua sơ đồ 
mối quan hệ giữa các khái niệm.
Mục tiêu: HS hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: Chất- đơn chất và hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học (kí hiệu hoá học và nguyên tử khối) và phân tử (phân tử khối)
 Đồ dùng: không
Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- GV gọi cá nhân HS trả lời theo câu hỏi gợi ý:
- Hoạt động cá nhân.
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Sơ đồ mối quan hệ giữa
+ Có mấy loại vật thể?
+ Cái gì đã tạo nên vật thể?
+ Chất được tạo nên từ đâu?
+ Có mấy loại chất?
+ Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Có mấy loại đơn chất?
+ Có mấy loại hợp chất?
+ Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi loại hợp chất và đơn chất?
+ Em có nhận xét gì về tính chất của mỗi chất?
+ Nguyên tử là gì? nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
+ Phân tử khối là gì?Cách tính phân tử khối?
-GV nhận xét
- Có 2 loại vật thể : Tự nhiên và nhân tạo.
- Chất tạo nên vật thể.
- Chất tạo nên từ nguyên tố hoá học
- Gồm 2 loại chất: đơn chất và hợp chất.
- Đơn chất gồm đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
- Hợp chất gồm hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
- Mỗi chất có tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định.
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hoà về điện.
cấu tạo nguyên tử.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị cácbon
Cách tính: là tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.
các khái niệm:
Vật thể
 (tự nhiên và nhân tạo)
Chất
(Tạo nên từ nguyên tố hoá học)
Đơn chất Hợp chất
(Tạo nên từ (Tạonên 
một nguyên từ hai
tố. nguyên
 tố trở lên) 
Kim Phi hợp chất hîp chất
loại kim vô cơ hữu cơ 
(Hạt hợp thành (Hạt hợp là Là nguyên tử, phân tử)
Phân tử) 
2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử (SGK30)
a. Chất
b. Nguyên tử
c. Phân tử
 Hoạt động 2 (29 phút): 
Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập
Mục tiêu: HS phân biệt chất và vật thể; tách chất ra khỏi hỗn hợp, theo sơ đồ nguyên tử chỉ ra các thành phần cấu tạo nên nguyên tử, dựa vào bảng 1(SGK-42) để tìm kí hiệu cũng như nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại biết nguyên tử khối thì tìm được tên và kí hiệu nguyên tố; tính phân tử khối.
Đồ dùng: Bảng phụ nhóm
Cách tiến hành:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 bàn: làm bài tập 1
- GV đến từng nhóm giúp đỡ các em nếu cần.
- Yêu cầu các nhóm treo bảng thảo luận của nhóm mình.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
- GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu đề và tìm ra phương pháp giải bài tập.
- Gọi 1 HS đưa ra phương pháp giải bài tập.
GV gợi ý:
+ Hợp chất này nặng hơn phân tử hiđro là 31 lần
+ Hãy cho biết phân tử khối của hiđro bằng bao nhiêu?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào nháp, sau đó nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cặp để lựa chọn phương án đúng
- GV khẳng định câu trả lời đúng và nhận xét 1 số phương án của HS đã lựa chọn.
GV đặt câu hỏi:
?* Sửa câu C như thế nào để có thể chọn C là phương án đúng?
-GV nhận xét
- HS hoạt đéng theo nhóm, ghi phương án trả lời vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm treo bảng.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS ghi vào vở.
- Cá nhân HS nghiên cứu đÓ, tìm phương pháp giải quyết bài .
- 1 HS nêu ra phương pháp giải.
- HS ghi nhận.
- H2 = 1 . 2 = 2.
- 1 HS lên bảng, HS khác làm vào nháp, sau đó nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thiện vào vở.
- HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả
- 1 HS trả lời, HS khác bổ sung (nếu cần).
II.Vận dụng
Bài 1:
a. Vật thể tự nhiên: thân cây (tre, gỗ, nứa…), vật thể nhân tạo là chậu, chất là nhôm, chất dẻo, xenlulozơ.
b. Dùng nam châm hút sắt (tách riêng được được sắt). Bỏ hỗn hợp còn lại vào nước, nhôm chìm xuống còn gỗ nổi lên. Gạn và lọc tách riêng được 2 chất này.
Bài 2:
a.- Hợp chất này nặng gấp 31 lần phân tử hiđro.
- Một phân tử hiđro gồm có 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau vậy phân tử khối của hợp chất bằng: 2 . 31 = 62 đv.C 
b. Hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X và 1O mà PTK của X = 62
vậy 2X + 16 = 62 
 62 - 16
X = = 23 đv.C 
 2 
Rút ra X là natri.(Na)
Bài 5:
Phương án D
Sửa ý 1: "nước cất là chất tinh khiết” hoặc sửa ý 2: "vì nước cất được tạo bưỏi hai nguyên tố hoá học là hiđrô và oxi.”
4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (4 phút): 
-GV yêu cầu HS trả lời:
?Quan bài luyện tập hôm nay, các em cần phải nhớ những kiến thức nào?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút):
- Yêu cầu HS làm bài tập 4 (SGK31)
- Chuẩn bị bài 9 - “Công thức hoá học”:
+Ôn tập: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì?

File đính kèm:

  • doc11.doc
Giáo án liên quan