Giáo án Hóa học 8 - Tiết 10: Bài thực hành 2: Sự lan tỏa của chất
-HS lắng nghe, quan sát
-Đại diện nhóm trưởng mỗi nhóm nhận dụng cụ hóa chất
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự điểu khiển của nhóm trưởng
- Thảo luận nhóm về hiện tượng xảy ra và kết luận về thí nghiệm
-Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Ngày soạn: 22/9/2014 Ngày giảng: 25/9/2014 (8A; 8B) Tiết 10 BÀI THỰC HÀNH 2 SỰ LAN TOẢ CỦA CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết được mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: - Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí. - Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím trong nước 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ, hóa chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí - Viết tường trình thí nghiệm 3. Thái độ: -HS có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, gọn gàng, sạch sẽ trong giờ thực hành; tiết kiệm hóa chất thí nghiệm, bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG 1.Giáo viên: Thí nghiệm Dụng cụ Hoá chất Sự lan toả của amoniac Ống nghiệm, kẹp gỗ, nút cao su, bông. Dung dịch amoniac, quỳ tím Sự lan toả của kali penmanganat trong nước. Đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, thìa xúc hoá chất. Kali penmanganat 2. Học sinh: - Chuẩn bị bản tường trình theo hướng dẫn (ghi trước tên thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm ở nhà) III. PHƯƠNG PHÁP - Thực hành thí nghiệm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút): 2. Khởi động (4 phút): *Kiểm tra bài cũ: HS 1: Nêu định nghĩa phân tử? HS 2: Phân tử khối là gì? Cho ví dụ. *ĐVĐ: Khi đứng trước bông hoa có hương, ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo ta rằng, phải có chất thơm từ hoa lan tỏa vào không khí. Ta không nhìn thấy vì đây là các phân tử chất thơm chuyển động. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm về sự lan tỏa của chất để biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất. 3. Các hoạt động Hoạt động 1 (25 phút): Thí nghiệm về sự lan tỏa của amoniac và kali pemanganat Mục tiêu: HS biết được: - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm về sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí và của các phân tử một chất rắn vào trong nước. - Sử dụng dụng cụ, hóa chất tiến hành thành công, an toàn thí nghiệm - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất khí, của các phân tử một chất rắn vào trong nước. - Viết tường trình thí nghiệm Đồ dùng: Ống nghiệm, kẹp gỗ, nút cao su, bông, dung dịch amoniac, quỳ tím, giá thí nghiệm gỗ; đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, thìa xúc hoá chất, kali penmanganat. Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức - Bước 1: + GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm Chú ý: Khi làm thí nghiệm phải cẩn thận, dùng thìa xúc hóa chất để lấy chất rắn, ống hút để lấy chất lỏng. Mỗi thành viên đều phải ghi các nội dung mà nhóm tiến hành và thảo luận vào trong bản tường trình + Chia lớp thành 4 nhóm + Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng tành viên Bước 2: - GV phát dụng cụ, hóa chất . -Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát, ghi chép. - GV đến các nhóm giúp đỡ Bước 3: - GV tổ chức cho HS báo cáo - GV nhận xét và kết luận - Bước 1: + GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm Bước 2: - GV phát dụng cụ, hóa chất . -Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát, ghi chép. - GV đến các nhóm giúp đỡ -Bước 3: - GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV nhận xét và kết luận -HS lắng nghe, quan sát -Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. -Đại diện nhóm trưởng mỗi nhóm nhận dụng cụ hóa chất -Các nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự điểu khiển của nhóm trưởng - Thảo luận nhóm về hiện tượng xảy ra và kết luận về thí nghiệm -Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung -HS lắng nghe, quan sát -Đại diện nhóm trưởng mỗi nhóm nhận dụng cụ hóa chất - Các nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự điểu khiển của nhóm trưởng - Thảo luận nhóm về hiện tượng xảy ra và kết luận về thí nghiệm -Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung I. Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac 2. Thí nghiệm 2: sự lan tỏa của kali pemanganat Hoạt động 2 (10 phút): Tường trình Mục tiêu: HS nêu được hiện tượng quan sát trong thí nghiệm 1 và 2, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động của các phân tử chất khí vào trong không khí, các phân tử chất rắn trong chất lỏng. Đồ dùng: Bảng nhóm Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức -GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo lần lượt: thí nghiệm 1 và 2 -Nhận xét -GV yêu cầu các nhóm dọn vệ sinh phòng thí nghiệm, thu dọn dụng cụ, hóa chất. -Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung -HS thu dọn dụng cụ, hóa chất thực hành, dọn vệ sinh phòng học, cử đại diện rửa đồ dùng thí nghiệm, cất vào nơi quy định. II. Tường trình -Mô tả và giải thích hiện tượng của thí nghiệm: +Sự lan tỏa của amoniac +Sự lan tỏa của Kali pemanganat 4. Củng cố, kiểm tra dánh giá (3 phút): GV yêu cầu HS nhận xét: Qua bài thực hành các em có nhận xét gì về sự chuyển động của các phân tử? -GV nhận xét đánh giá: + Nhận xét đánh giá HS trong buổi thực hành + Cho điểm các nhóm + Dọn vệ sinh. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút): -Xem lại nội dung bài thực hành -Chuẩn bị bài mới: +Ôn tập theo nội dung phần luyện tập PHỤ LỤC SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát được Kết luận 1 Sự lan tỏa của amoniac -Nhỏ 1 - 2 giọt amoniac vào quỳ tím tẩm nước (để đối chứng) - Bỏ mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm, dùng bông để tẩm một ít dung dịch amoniac đặt ở phía đầu ống nghiệm => đậy nút lại - Màu của quỳ tím chuyển thành màu xanh - Quỳ tím chuyển thành màu xanh dần từ đầu này sang đầu kia amoniac đã lan tỏa trong không khí, tan trong nước và làm xanh quỳ tím SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát được Kết luận 2 Sự lan tỏa của thuốc tím - Thả 1/3 thìa thủy tinh có thuốc tím và cốc nước (1)=>Khuấy cho tan hết - Thả tử từ 1/3 thìa thủy tinh có thuốc tím và cốc nước (2) không khuấy. - Thuốc tím tan hết, toàn bộ dung dịch chuyển sang màu tím - Những chỗ có thuốc tím rơi xuống tạo thành các vết màu tím, sau đó các vết màu tím sẽ loang dần ra xung quanh Do các phân tử thuốc tím chuyển động.
File đính kèm:
- 10.doc