Giáo án Hóa học 11 - Huỳnh Thị Thư - Tiết 21, Bài 14: Bài thực hành số 2

HOẠT ĐỘNG 1

 

GV: Chia học sinh làm 4 nhóm thực hành để tiến hành thí nghiệm.

HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và theo hướng dẫn của GV

 HOẠT ĐỘNG 2

Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của HNO3 đặc và loãng

a. Tiến hành: như SGK

b. Quan sát:

 - Ống nghiệm 1 có khí màu nâu đỏ bay ra, dung dịch có màu xanh

 - Ống nghiệm 2 có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí, dung dịch chuyển thành màu xanh

 

docx2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Huỳnh Thị Thư - Tiết 21, Bài 14: Bài thực hành số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:11	 	 Ngày soạn:12/10/2014
Tiết:21 	 	 Ngày dạy:27/10/2014
BÀI 14 : THỰC HÀNH SỐ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1/ Kiến thức 
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.
- Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.
- Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho).
2/ Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. 
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.
- Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3/ Thái độ
-Tạo cho HS tinh thần làm việc hợp tác
4/ Trọng tâm
- Tính chất một số hợp chất của nitơ ; 
- Tính chất một số hợp chất của photpho . 	
II. CHUẨN BỊ:
- Gv: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, hóa chất, ống hút nhỏ giọt 
- Hs: Coi trước nội dung thực hành,viết sẵn bảng tường trình 
III. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thí nghiệm, thảo luận 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
3. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG 1 
GV: Chia học sinh làm 4 nhóm thực hành để tiến hành thí nghiệm.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và theo hướng dẫn của GV
	HOẠT ĐỘNG 2 
Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của HNO3 đặc và loãng 
a. Tiến hành: như SGK 
b. Quan sát: 
	- Ống nghiệm 1 có khí màu nâu đỏ bay ra, dung dịch có màu xanh 
	- Ống nghiệm 2 có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí, dung dịch chuyển thành màu xanh 
HOẠT ĐỘNG 3 
	Thí nghiệm 2: Tác dụng của KNO3 nóng chảy và C 
a. Tiến hành: như SGK 
b. Quan sát: Than đỏ bùng cháy sáng trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy 
	2KNO3 + C " 2KNO2 + CO2
HOẠT ĐỘNG 4
	Thí nghiệm 3: Phân biệt một số loại phân bón hóa học
a. Tiến hành: như SGK 
b. Quan sát: 
	* Xác định phân amonisunfat: 
	- Nhỏ dd NaOH vào ống nghiệm chứa dd (NH4)2SO4 thấy có khí mùi khai bay lên [ dd có chứa ion NH, nhận ra dd (NH4)2SO4 
	* Xác định supephotphat kép: 
	- Nhỏ dd AgNO3 vào dd Ca(H2PO4)2 thấy có kết tủa màu vàng 
	Ca(H2PO4)2 + 6AgNO3 " 2Ag3PO4 + Ca(NO3)2 + 4HNO3 
HOẠT ĐỘNG 5:Nhận xét –Đánh giá buổi thực hành 
GV: Nhận xét ưu điểm và khuyết điểm từng nhóm:thao tác thí nghiệm, vệ sinh.
HS :Dọn vệ sinh ở nhóm
GV: Cho điểm vệ sinh từng nhóm-Yêu cầu HS nộp bản tường trình 
4. Củng cố 
Nhắc lại 1 số kiến thức cơ bản cần nhớ
5. Dặn dò: Ôn lí thuyết và làm bài tập chương 4, tiết sau kiểm tra 1 tiết
V.BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxtuan 11.docx
Giáo án liên quan