Giáo án Hóa học 11 - Huỳnh Thị Thư - Tiết 19, Bài 12: Phân bón hóa học

GV: Cho hs quan sát một vài mẫu phân lân, thử tính tan trong nước và yêu cầu hs đọc sgk để trả lời hệ thống câu hỏi sau:

- Phân lân cung cấp cho cây nguyên tố nào, dưới dạng gì? Có những loại phân lân nào? Tác dụng, chất lượng phân lân được đánh giá theo hàm lượng chất nào? Nguyên liệu sản xuất là gì?

 

docx3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11787 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Huỳnh Thị Thư - Tiết 19, Bài 12: Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10	 	 Ngày soạn:12/10/2014
Tiết:19 	 	 Ngày dạy:20/10/2014
BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1/ Kiến thức
Biết được: 
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại 
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
2/ Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học. 
- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.
3/Tthái độ.
- Học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
4/ Trọng tâm
- Biết thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, tác dụng với cây trồng và cách điều chế các loại phân này.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các mẫu phân bón, ống nghiệm.
- HS: Tìm hiểu các ứng dụng của phân bón hóa học theo các tài liệu.
III. PHƯƠNG PHÁP dạy học chủ yếu: Đàm thoại gợi mở, thí nghiệm, thảo luận ,liên hệ thực tế.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định: Kiểm diện sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của H3PO4.
3.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 :Phân đạm
GV: Yêu cầu hs thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 
- Hãy cho biết vai trò của phân đạm
- Cách đánh giá chất lượng đạm dựa vào đâu ? 
GV: Cho hs quan sát lọ đựng phân đạm amoni và trình bày cách điều chế chúng? 
GV: Đặt câu hỏi tương tự cho phân đạm nitrat và ure
GV: Cho hs nhận biết 3 loại phân đạm: NH4Cl, NH4NO3 và (NH4)2SO4
HS: Thảo luận và trả lời 
-Phân đạm làm tăng tỉ lệ của protit thực vât, có tác dụng làm cho cây trồng phát triển mạnh, nhanh, cành lá xanh tươi, nhiều quả...
- Phân đạm đánh giá theo tỉ lệ %khối lượng của nguyên tố N 
HS: Quan sát và nêu cách điều chế 
HS: Thảo luận và trả lời 
I. Phân đạm:
-Phân đạm cung cấp N hóa hợp dưới dạng ion nitrat NO và ion amoni NH.
- Tác dụng: làm tăng tỉ lệ của protit thực vật, làm cho cây trồng phát triển mạnh, nhanh, cành lá xanh tươi, nhiều quả...
- Phân đạm đánh giá theo tỉ lệ %khối lượng của nguyên tố N 
1. Phân đạm amoni: 
- Đó là các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3....
- Điều chế : NH3 + axít tương ứng 
2NH3 + H2SO4 " (NH4)2SO4
2. Phân đạm nitrat: 
- Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, 
- Điều chế : axít nitric + muối cacbonat kim loại tương ứng 
Vd: 
CaCO3 + 2HNO3 " Ca(NO3)2 + CO2 + H2O 
3. Phân đạm ure: 
- Ure là loại phân đạm tốt nhất hiện nay, có tỷ lệ %N rất cao ( 46% ) 
- Điều chế: 
CO2 + 2NH3 (NH2)2CO + H2O 
Trong đất có biến đổi 
(NH2)2CO + 2H2O " (NH4)2CO3
- Nhược điểm: Dễ chảy nước, can bảo quản nơi khô ráo 
Hoạt động 2:Phân lân
GV: Cho hs quan sát một vài mẫu phân lân, thử tính tan trong nước và yêu cầu hs đọc sgk để trả lời hệ thống câu hỏi sau: 
- Phân lân cung cấp cho cây nguyên tố nào, dưới dạng gì? Có những loại phân lân nào? Tác dụng, chất lượng phân lân được đánh giá theo hàm lượng chất nào? Nguyên liệu sản xuất là gì? 
HS: Nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm và rút ra kiến thức cần nhớ về các loại phân lân. Hs có thể kẻ bảng tổng hợp theo mẫu GV cho 
II. Phân lân: 
- Phân lân cung cấp cây trồng P dưới dạng PO
- Phân lân đánh giá theo tỉ lệ %P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó 
1. Supephotphat: 
a. Supephotphat đơn:
- là hỗn hợp của Ca(H2PO4)2 và 2CaSO4
-Điều chế: Trộn bột quặng photphat với H2SO4(đ) 
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4( đ ) " Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
b. Supephotphat kép: 
- Điều chế: Trộn bột quặng photphat với axít photphoric
Ca3(PO4)2 + H3PO4 " Ca(H2PO4)2
2. Phân lân nung chảy: 
Điều chế: sgk 
Hoạt động 3: Phân Kali
GV: Cho hs đọc nội dung trong sgk và tóm tắt kiến thức cần nhớ về phân K 
HS: Đọc sgk và trả lời 
III. Phân kali: 
- Cung cấp cho cây trồng K dưới dạng ion K+
- Phân K giúp cây trồng hấp thụ nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, bột tăng cường sức chống bệnh, chống rét.. 
- Phân K đánh giá theo tỉ lệ %K2O tương ứng với lượng K có trong nó 
Hoạt động 4:Phân hỗn hợp và phân phức hợp
GV: Cho hs đọc nội dung trong sgk để phân biệt 2 loại phân phức hợp 
HS: Xem sgk, phân loại và nêu ưu điểm của mỗi loại phân này 
IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp: 
- Phân hỗn hợp: chứa N, P, K 
- Phân phức hợp: được sản xuất bằng phương pháp hóa học 
Hoạt động 5 :Phân vi lượng
GV: Cho hs đọc nội dung trong sgk và tóm tắt kiến thức về phân vi lượng 
HS: Đọc sgk 
V. Phân vi lượng: 
Cung cấp các nguyên tố vi lượng như: B, Zn, Mg...
4. Củng cố: 
GV nhắc lại kiến thức chính của bài 
Phân bón:Phân đạm, phân kali, phân lân, phân hỗn hợp và phức hợp, phân vi lượng.
Câu hỏi: Đất chua tập trung nhiều ở vùng đồi núi.Để làm giảm độ chua của đất ngưòi ta thường làm cách nào sau đây?
a, trồng cây phủ kín các đồi núi
b. bón phân lân tự nhiên trước khi trồng
c. bón vôi trước khi trồng cây
d.bón tro bếp( có KHCO3) trước khi trồng 
5. Dặn dò 
Học sinh về nhà học bài, làm bài tập.
V.BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docxtuan 10 tiet 19.docx
Giáo án liên quan