Giáo án Hóa học 11 - Chương 6: Hidrocacbon không no so sánh chương trình hóa học cải cách và phân ban

1. Kiến thức:

 - HS biết:

 ● Công thức chung, cấu tạo ankadien.

 ● Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp ankadien.

 ● Phân loại ankadien.

 ● Tính không no của ankadien: phản ứng cộng, trùng hợp.

 ● Phản ứng oxi hóa của ankadien.

 ● Nhận biết ankadien.

 ● Ứng dụng, điều chế ankadien.

 - HS hiểu:

 Vì sao phản ứng của ankadien xảy ra theo nhiều hướng hơn so với anken.

2. Kĩ năng:

 ● Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử và rút ra nhận xét về cấu tạo, tính chất của ankin.

 ● Viết được công thức cấu tạo của các ankadien.

 ● Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận.

 ● Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của ankadien.

 ● Tính thành phần % về thể tích khí trong hỗn hợp.

 

doc51 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7386 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Chương 6: Hidrocacbon không no so sánh chương trình hóa học cải cách và phân ban, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- HS biết:
	● Tính không no: phản ứng trùng hợp.
	● Điều kiện hợp chất hữu cơ có phản ứng trùng hợp.
	● Phản ứng oxi hóa của anken.
	● Điều chế và ứng dụng của anken.
- HS hiểu:
	● Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với KMnO4 tạo rượu đa chức.
	● Vì sao các anken có phản ứng tạo polime.
2. Kĩ năng:
	Viết được các phương trình hóa học của các phản ứng.
3. Giáo dục:
	HS nhận thức được:
	- HS biết được ứng dụng và cả tác hại của sản phẩm polime, từ đó hình thành ý thức và hành động sử dụng hợp lí các sản phẩm đó.
	- HS thấy được tầm quan trọng của etilen đối với nền công nghiệp.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
	1. Giáo viên:
	- Phần mềm Microsoft Powerpoint.
	- Phiếu học tập.
	- Hình ảnh cho trò chơi. 
	- Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm:
	● Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, giá đỡ, ống dẫn thủy tinh, chậu.
	● Hóa chất: KMnO4, C2H5OH, H2SO4 đặc, đá bọt.
2. Học sinh:
	Ôn tập các kiến thức đã học có liên quan.
C. Phương pháp dạy học:
	- Biểu diễn thí nghiệm của giáo viên.
	- Phương pháp diễn giảng.
	- Phương pháp thảo luận nhóm.
	- Phương pháp đàm thoại.
	- HS làm việc với SGK.
D. Thiết kế các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ. (8’)
HS1: 	
	Câu 1. Viết tất cả các đồng phân anken của C5H8. Gọi tên các đồng phân đó.
	Câu 2. Điều kiện để anken có các đồng phân hình học.
HS2: 	
	Câu 1. Phát biểu qui tắc cộng Maccopnhicop. Khi nào áp dụng qui tắc cộng Maccopnhicop?
	Câu 2. Xác định sản phẩm tạo thành khi cho propen tác dụng với HBr.
Gợi ý đáp án
HS1: 	
Câu 1.
Pent-1-en
Pent-2-en
2-metyl-but-1-en
3-metyl-but-1-en
2-metyl-but-2-en
Cis-pent-2-en
Trans-pent-2-en
Câu 2. Điều kiện để có đồng phân hình học:
HS2: 
Câu 1. * Qui tắc cộng Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay phần mang điện tích dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều hidro hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít hidro hơn).
	* Ta áp dụng qui tắc cộng Maccopnhicop khi cộng tác nhân không đối xứng vào anken không đối xứng.
	Câu 2. 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
* Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập.
GV cho HS xem một số hình ảnh nhựa được làm từ PE hoặc PP.
Đây là nhựa tổng hợp mà thành phần để tổng hợp nên nó chính là anken, hôm nay chúng ta sẽ được học về phản ứng tổng hợp nên các loại nhựa này.
6’
* Hoạt động 2.
2. Phản ứng trùng hợp:
Khi có nhiệt độ, áp suất và xúc tác thích hợp, các anken có thể tham gia phản ứng cộng hợp liên tiếp với nhau, tạo thành những phân tử có mạch rất dài và phân tử khối lớn.
to, p, xt
… + CH2=CH2 + CH2=CH + CH2=CH2 + …
to, p, xt
 …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-…
n
nCH2 = CH2 –CH2-CH2– 
Phản ứng trùng hợp (thuộc loại phản ứng polime hóa) là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn (gọi là polime).
Monome: CH2=CH2 
n
Polime: –CH2-CH2– 
Mắt xích: –CH2-CH2– 
Hệ số trùng hợp: n, thường lấy giá trị trung bình.
Câu hỏi áp dụng:
to, p, xt
Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp propilen và chỉ rõ monome, polime, mắt xích, hệ số trùng hợp.
nCH2=CH-CH3 
propilen
Polipropilen (PP)
Monome: 
CH3-CH2=CH
Polime: 
Mắt xích: 
Hệ số trùng hợp: n.
6’
* Hoạt động 3.
3. Phản ứng oxi hóa:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV biểu diễn cho HS xem hai thí nghiệm:
1. Thí nghiệm sục khí C2H4 vào dung dịch thuốc tím.
2. Đốt khí C2H4.
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng.
1. Dung dịch thuốc tím mất màu, xuất hiện kết tủa đen.
2. Etilen cháy trong không khí với ngọn lửa màu vàng.
a). Phản ứng oxi hóa hoàn toàn:
Chúng ta đã học về phản ứng cháy của hợp chất hữu cơ, vậy ai có thể lên viết phương trình hóa học phản ứng cháy của anken.
Gọi HS lên viết phương trình hóa học phản ứng cháy của anken và cân bằng.
to
CnH2n+O2 nCO2+nH2O
Nhận xét gì về số mol giữa CO2 và H2O?
Khi ta đốt một hidrocacbon có ta có thể kết luận đó là anken được không?
Không, vì khi đốt xicloankan cũng cho .
Vậy khi đốt một hidrocacbon có ta có thể kết luận được điều gì?
Hidrocacbon đó có công thức chung là CnH2n.
b). Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:
Phản ứng etilen làm mất màu dung dịch thuốc tím là phản ứng oxi hóa hoàn toàn. Từ phản ứng này ta có thể rút ra nhận xét, ngoài dùng dung dịch brom làm thuốc thử để nhận anken ta có thể dùng dung dịch thuốc tím.
Phương trình hóa học của phản ứng trên như sau:
3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 
3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2↓ + 2KOH
2’
* Hoạt động 4.
IV. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm:
H2SO4, 170oC
GV cho HS xem mô hình điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.
C2H5OH CH2=CH2 + H2O
Alcol etylic
2. Trong công nghiệp:
Trong công nghiệp, điều chế anken bằng cách đề hidro hóa ankan.
to, p, xt
Gọi HS lên bảng viết phương trình.
CnH2n+2 CnH2n + H2 
1’
* Hoạt động 5.
V. Ứng dụng:
HS tự nghiên cứu.
5’
* Hoạt động 6.
Câu hỏi thảo luận:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Có 3 ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexen vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả ba ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như hình sau:
Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào trong hình trên? Giải thích kết quả thí nghiệm.
(Bài tập 8, trang 165, SGK Hóa học 11, nâng cao).
Ống nghiệm thứ nhất chuyển thành ống nghiệm b) ở hình trên. Hexan không phản ứng với dung dịch KMnO4, không tan trong dung dịch KMnO4 nên chất lỏng phân thành 2 lớp, dung dịch không bị nhạt màu đi.
Ống nghiệm thứ hai chuyển thành ống nghiệm c) ở hình trên. Hex-1-en có phản ứng oxi hóa với dung dịch KMnO4 làm nhạt màu dung dịch KMnO4, sản phẩm sinh ra không tan trong nước vì vậy phân làm hai lớp.
* Củng cố:
Phát phiếu học tập cho HS hoàn thành trong 8’.
* Dặn dò:
	Học bài anken để có thể học tốt bài ankadien.
Phụ lục
Phiếu học tập 
Câu 1. Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monome, mắt xích của polime.
(Bài tập 3b, trang 164, SGK Hóa học 11, nâng cao).
Câu 2. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch thuốc tím:
	A. Butan.
C. Cacbon đioxit.
B. But-1-en.
D. Metylpropan.
Câu 3. Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dung dịch brom, thấy dung dịch bị nhạt màu và không còn khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,90 gam.
	a). Viết các phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên.
	b). Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
(Bài tập 6, trang 132, SGK Hóa học 11, cơ bản).
Gợi ý đáp án phiếu học tập 
Câu 1. 
	Isobutilen
Monome: 
Mắt xích: 
Câu 2. B.
Câu 3. 
a). Các phương trình hóa học của phản ứng:
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
CH2=CH-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CH3 
Giải thích: dung dịch brom bị nhạt màu do brom phản ứng với hỗn hợp tạo thành các hợp chất không màu. Khối lượng bình tăng do các sản phẩm tạo thành là chất lỏng.
b). Gọi a, b lần lượt là số mol của C2H4 và C3H6.
* Trò chơi (6’)
	Chia lớp học thành hai đội: Mỗi đội cử ra hai thành viên. Bốc thăm để chọn đội nào thi trước. Mỗi đội có thể tự đặt tên cho đội mình liên quan đến anken.
	Một thành viên sẽ đứng quay mặt xuống khán giả, một thành viên còn lại sẽ nhìn thấy các hình ảnh gợi ý. Bạn này có nhiệm vụ mô tả từ đó cho đồng đội của mình hiểu, sẽ là phạm luật nếu dùng từ trùng với đáp án, hoặc dùng từ viết tắt, từ tiếng nước ngoài… Mỗi đội sẽ có thời gian 10s để chuẩn bị, 60s để diễn tả và đoán các từ. Đội nào đoán chính xác nhiều từ hơn sẽ là đội chiến thắng.
Đội A
Đội B
Dung dịch brom
Thuốc tím
Cis-pent-2-en
Trans-but-2-en
Đồng phân hình học
2-brompropan
Polipropilen
Polietilen
Phản ứng trùng hợp
Qui tắc cộng Maccopnhicop
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- HS biết: 
	● Công thức chung, cấu tạo ankadien.
	● Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp ankadien.
	● Phân loại ankadien.
	● Tính không no của ankadien: phản ứng cộng, trùng hợp.
	● Phản ứng oxi hóa của ankadien.
	● Nhận biết ankadien.
	● Ứng dụng, điều chế ankadien.
	- HS hiểu:
	Vì sao phản ứng của ankadien xảy ra theo nhiều hướng hơn so với anken.
2. Kĩ năng:
	● Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử và rút ra nhận xét về cấu tạo, tính chất của ankin.
	● Viết được công thức cấu tạo của các ankadien.
	● Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận.
	● Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của ankadien.
	● Tính thành phần % về thể tích khí trong hỗn hợp.
	3. Giáo dục:
	- Nhận thức được vai trò của ankadien đối với cuộc sống.
	- Thấy được vai trò cũng như tác hại của các sản phẩm từ cao su mang lại từ đó hình thành ý thức sử dụng tiết kiệm để hạn chế ô nhiễm môi trường.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên:	
	- Phần mềm Microsoft Powerpoint.
	- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
	Kiến thức về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
C. Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp diễn giảng.
	- HS làm việc với SGK.
	- Phương pháp đàm thoại.
D. Thiết kế các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
* Hoạt động 1. Tổ chức hoạt động dạy học
Chúng ta đã học về anken trùng hợp tạo nên các loại nhựa, hôm nay chúng ta sẽ học về ankadien mà sản phẩm trùng hợp của chúng sẽ tạo nên cao su như chúng ta đang quan sát.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Định nghĩa và phân loại:
6’
* Hoạt động 2.
1. Định nghĩa:
Chúng ta đã biết về anken, en là một liên kết đôi, vậy dien chúng ta có thể dự đoán được có mấy liên kết đôi trong công thức phân tử?
2
Vậy ai có thể định nghĩa ankadien là gì?
Gọi HS trả lời.
Ankadien là những hidrocacbon mạch hở trong phân tử có hai liên kết đôi C=C.
Gọi HS lên viết một vài công thức cấu tạo của ankadien.
CH2=C=CH2
CH2=C=CH-CH3
CH2=CH-CH=CH2
…
Vậy từ các công thức mà các bạn đã viết lên bảng, chúng ta có thể rút ra công thức chung của ankadien là gì? Và điều kiện của n?
Công thức chung: CnH2n-2 (n ≥ 3)
Ankadien được gọi tên như thế nào?
GV gọi tên của CH2=CH-CH=CH2
Buta-1,3-dien.
Yêu cầu HS gọi tên:
2-metylbuta-1,3-dien
Vậy từ đó ta có thể rút ra qui tắc chung gọi tên ankadien là gì?
Tên ankadien = số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí liên kết đôi 1, số chỉ vị trí liên kết đôi 2 + dien.
Câu hỏi áp dụng:
Gọi tên các hợp chất sau:
CH2=C=CH2
Propadien
CH2=C=CH-CH3
Buta-1,2-dien
CH2=C-CH2-CH2-CH=CH2
Penta-1,4-dien
4-metylpenta-1,3-dien
GV bổ sung: propadien còn gọi là alen. Còn buta-1,3-dien còn được gọi là butadien hay divinyl vì nó được tạo thành từ hai gốc vinyl.
4’
* Hoạt động 3.
2. Phân loại:
Ta phân loại ankadien dựa vào vị trí tương đối của liên kết.
Từ các công thức cấu tạo ta có trên bảng, thử đoán xem ankadien chia làm mấy loại?
HS trả lời.
Đó là những loại nào?
HS trả lời.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nếu HS trả lời sai: Nếu dựa vào vị trí tương đối của liên kết đôi ta sẽ có các loại: hai liên kết đôi cạnh nhau, hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn, hai liên kết đôi cách nhau 2 liên kết đơn, 3 liên kết đơn… cuối cùng chúng ta sẽ có (n-2) loại ankadien. Vậy thì đúng không? Nếu không ankadien chia làm mấy loại?
Ankadien chia làm ba loại:
	● 2 liên kết đôi cạnh nhau như alen.
	● 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn hay còn gọi là ankadien tiếp cách.
	● 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên hay còn gọi là ankadien cô lập.
Trong đó, quan trọng nhất là ankadien tiếp cách vì ankadien cô lập ít có ảnh hưởng đến nhau và do đó phản ứng của nó giống như phản ứng của anken đơn giản. Và hai loại ankadien tiếp cách có nhiều ứng dụng thực tế mà chúng ta sẽ được học là buta-1,3-dien và isopren.
II. Tính chất hóa học:
Ankadien có liên kết đôi giống anken chỉ khác là có 2 liên kết đôi, vậy chúng ta thử dự đoán ankadien có thể tham gia những phản ứng nào? 
Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
* Hoạt động 4.
10’
1. Phản ứng cộng:
Ankadien có thể tham gia phản ứng cộng với những chất nào?
Hidro, halogen, HX.
GV bổ sung: ở đây chúng ta chỉ học phản ứng cộng HX với HX là hidro halogenua.
GV đặt vấn đề: Nhưng một vấn đề đặt ra là khi chúng ta học về anken chỉ có một liên kết đôi trong phân tử nên khi cộng brom vào chúng ta biết chắc rằng brom sẽ được cộng vào vị trí nào, nhưng bây giờ ankadien đến 2 liên kết đôi làm sao để chúng ta biết được brom cộng vào liên kết đôi nào?
Qua thực nghiệm, người ta thấy rằng tùy vào tỉ lệ số mol giữa các chất và nhiệt độ, mà có thể xảy ra theo các hướng khác nhau như sau:
CH2=CH-CH=CH2 + Br2 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giờ chúng ta sẽ xét các phản ứng với các chất.
a). Cộng hidro:
Gọi HS lên viết phương trình phản ứng.
to, Ni
(1:2)
CH2=CH-CH=CH2 + H2 
CH3-CH2-CH2-CH3
b). Cộng brom.
Gọi HS viết các sản phẩm cộng khác nhau giữa isopren và dung dịch brom.
c). Cộng hidro halogenua:
- 80oC
(1:1)
CH2=CH-CH=CH2 + HBr 
40oC
(1:1)
CH3-CHBr-CH=CH2 
(sản phẩm chính)
CH2=CH-CH=CH2 + HBr 
CH3-CH=CH-CH2Br
(sản phẩm chính)
Kết luận gì về ảnh hưởng của nhiệt độ lên sản phẩm phản ứng cộng 1:1?
Ở nhiệt độ thấp cộng 1,2; ở nhiệt độ cao cộng 1,4.
3’
* Hoạt động 5.
2. Phản ứng trùng hợp:
Buta-1,3-dien chủ yếu trùng hợp theo kiểu 1,4.
to, p , xt
Gọi HS lên bảng viết phương trình và gọi tên sản phẩm tạo thành.
nCH2=CH-CH=CH2
butadien
Nếu xúc tác là natri thì sản phẩm tạo thành gọi là cao su buna.
n
–CH2-CH=CH-CH2–
polibutadien
3'
* Hoạt động 6.
3. Phản ứng oxi hóa:
a). Phản ứng oxi hóa hoàn toàn:
to
Gọi HS lên bảng viết phương trình phản ứng và cân bằng phương trình.
2C4H6+11O2 8CO2+6H2O
Nhận xét gì về số mol của CO2 và H2O?
Vậy khi đốt một hidrocacbon có 
Hidrocacbon đó có công thức 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
kết luận được điều gì?
chung là CnH2n-2.
b). Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:
Buta-1,3-dien và isopren cũng làm mất màu dung dịch kali pemanganat tương tự anken.
3’
* Hoạt động 7.
III. Điều chế:
to, xt
1. Buta-1,3-dien có thể được điều chế từ butan hoặc butilen bằng cách tách 2 hay 1 phân tử hidro.
CH3-CH2-CH2-CH3 
to, xt
CH2=CH-CH=CH2 + 2H2
Gọi 2 HS lên bảng viết phương trình.
C4H8 
CH2=CH-CH=CH2+H2
2. Điều chế isopren bằng cách tách hidro của isopentan:
to, xt
Gọi HS lên viết phương trình phản ứng.
1’
* Hoạt động 8.
IV. Ứng dụng:
HS tự nghiên cứu.
9’
* Hoạt động 9.
Đốt cháy hoàn toàn 3,40 gam một ankadien liên hợp X, thu được 5,60 lít khí CO2 (đktc). Khi X cộng hidro tạo thành isopentan. Tên gọi của X là:
Câu B đúng.
A. penta-1,3-dien.
B. 2-metylbuta-1,3-dien.
C. penta-1,4-dien.
D. 3-metyl-1,3-dien.
(Bài tập 6.19, trang 50, sách bài tập Hóa học 11, nâng cao).
* Củng cố: 
Phát phiếu học tập cho HS hoàn thành trong 5’.
* Dặn dò:
	Ôn tập bài anken và ankadien để luyện tập.
Phụ lục
to 
Gợi ý đáp án hoạt động 9.
CnH2n-2
+
O2
nCO2
+
(n-1) H2O
(14n-2) g
n mol
3,40 g
0,25 mol
 n = 5
Công thức phân tử: C5H8 
Vì X cộng hidro cho isopentan
Và X là ankadien liên hợp nên công thức cấu tạo của X là:
(2-metylbuta-1,3-dien)
 Câu B đúng.
Phiếu học tập 
Câu 1. Viết phương trình phản ứng của:
	1. 2,3-dimetylbuta-1,3-dien.
	2. 3-metylpenta-1,4-dien.
(Bài tập 6.17, trang 44, sách bài tập Hóa học 11, cơ bản).
Câu 2. Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo) của các phản ứng xảy ra khi:
	a). Isopren tác dụng với hidro (xúc tác Ni).
	b). Isopren tác dụng với brom (trong CCl4).
Các chất lấy theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra sản phẩm theo kiểu cộng 1,4.
(Bài tập 2a,b, trang 135, SGK Hóa học 11, cơ bản).
Câu 3. Trùng hợp isopren theo kiểu cộng 1,4.
(Bài tập 2, trang 135, SGK Hóa học 11, cơ bản).
Gợi ý đáp án phiếu học tập 
Câu 1. 
1.
2.
to, Ni
Câu 2. 
a).
CCl4
b). 
to, p , xt
c).
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của anken và ankadien.
	- Biết cách phân biệt ankan, anken, ankadien bằng phương pháp hóa học.
2. Kĩ năng:
	- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anken, ankadien.
	- Làm một số bài tập liên quan đến anken và ankadien.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
	1. Giáo viên:
	Phiếu học tập.
2. Học sinh:
	Ôn tập kiến thức đã học liên quan đến anken và ankadien.
C. Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp đàm thoại.
	- Phương pháp diễn giảng.
	- Phương pháp thảo luận nhóm.
D. Thiết kế các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ (4’): Gọi 1 HS lên kiểm tra bài cũ.
	1. Ankadien là gì? Có mấy loại ankadien? Mỗi loại cho một ví dụ minh họa.
	2. Tính chất hóa học đặc trưng của ankadien là gì?
	3. Viết phương trình hóa học giữa buta-1,3-dien với dung dịch brom?
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
* Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập.
Chúng ta đã học hai hidrocacbon không no là anken và ankadien. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập để nắm vững phần kiến thức đã học.
4’
* Hoạt động 2. 
I. Kiến thức cần nắm vững:
Trong lúc HS làm việc GV kẻ bảng trong phiếu học tập số 1 lên bảng.
Gọi HS lên bảng hoàn thành.
HS lên bảng.
GV nhận xét và kết luận.
5’
* Hoạt động 3.
GV kẻ bảng chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankadien, 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm việc để hoàn thành.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(GV kẻ 3 mũi tên bên trong màu đỏ, bên ngoài màu trắng. Gọi 2 HS lên viết phương trình hóa học với C4H10.
HS1:
to, xt
to, xt
C4H10 C4H6 + 2H2 
to, xt
C4H6 + H2 C4H8
C4H8 + H2 C4H10
to, xt
HS2:
to, xt
C4H10 C4H8 + H2
to, xt
C4H8 C4H6 + H2 
C4H6 + 2H2 C4H10 
4’
* Hoạt động 4.
Cho HS làm bài tập 6.20, trang 45, sách bài tập Hóa học 11, cơ bản.
HS làm theo nhóm 2 HS.
HS làm bài.
Gọi HS lên bảng.
HS trình bày kết quả: A7, B1, C8, D3, E6, G2, H5, I4.
GV nhận xét và kết luận.
4’
* Hoạt động 5.
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt ba bình đựng ba khí riêng biệt là metan, etilen và cacbonic. Viết phương trình hóa học minh họa.
(Bài tập 2, trang 138, SGK Hóa học 11, cơ bản).
Dẫn lần lượt tùng khí trong mỗi bình qua dung dịch Ca(OH)2, khí nào cho kết tủa là CO2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 +H2O
Hai khí còn lại lần lượt qua nước brom, khí nào làm mất màu nước brom là khí etilen:
CH2=CH2+Br2→CH2Br-CH2Br
Còn lại là khí metan.
5’
* Hoạt động 6.
to, xt
Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế 1,2-đicloetan, 1,1-dicloetan và các chất vô cơ cần thiết.
(Bài tập 4, trang 138, SGK Hóa học 11, cơ bản).
CH3-CH3 CH2=CH2 + H2
CH2=CH2 + Cl2→ CH2Cl-CH2Cl
as
 1,2-đicloetan 
CH3-CH3 + Cl2 
as
CH3-CH2Cl + HCl
CH3-CH2Cl + Cl2
CH3-CHCl2
	 1,1-đicloetan
4’
* Hoạt động 7.
to, xt
Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế polibuta-1,3-dien từ but-1-en.
(Bài tập 6, trang 138, SGK Hóa học 11, cơ bản)
CH2=CH-CH-CH3
CH2=CH-CH=CH2+ H2
to, xt, p
nCH2=CH-CH=CH2 
n
 –CH2-CH=CH-CH2 – 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7’
* Hoạt động 8. 
Đốt cháy hoàn toàn 5,40 g ankadien liên hợp X thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của X?
Câu A đúng.
A. CH2=CH-CH=CH2
B. CH2=CH-CH=CH-CH3
C. 
D. CH2=C=CH-CH3
* Củng cố:
Phát phiếu học tập số 2 cho HS làm trong 7’.
Phụ lục	
* Hoạt động 4. Ghép tên chất với công thức cấu tạo cho đúng.
Tên chất
Công thức cấu tạo 
1.
4-etyl-2-metylhexan
A.
(CH3)3CCH2C(CH3)3
2.
1,1-etylmetylxiclopropan
B.
(CH3)2CHCH2CH(CH2CH3)2
3.
3,3-dimetylbut-1-en
C.
(CH3)2C=C(CH3)2
4.
Divinyl
D.
CH2=CHC(CH3)3
5.
isopropylxiclopropan
E.
CH2=CHC(CH3)=CH2
6.
isopren
G.
7.
2,2,4,4-tetrametylpentan
H.
8.
2,3-dimetylbut-2-en
I.
CH2=CH-CH=CH2
to
* Hoạt động 7. 
CnH2n-2 + O2 nCO2 + (n-1)H2O
Theo phương trình hóa học và đề bài:
 CTPT: C4H6.
Vì ankadien liên hợp nên X là : CH2=CH-CH=CH2.
 Câu A đúng.
Phiếu học tập số 1
Anken
Ankadien
1. Công thức chung
2. Cấu tạo
Giống nhau
Khác nhau
3. Tính chất hóa học đặc trưng
Gợi ý đáp án phiếu học tập số 1
Anken
Ankadien
1. Công thức chung
CnH2n (n≥2)
CnH2n-2(n≥3)
2. Cấu tạo
Giống nhau
- Hidrocacbon không no mạch hở.
- Có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí liên kết đôi, đ

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc lop 11.doc
Giáo án liên quan