Giáo án Hóa học 11 - Chương 2: Nhóm Nitơ
Tính axit: Axit nitric là một axit mạnh. Trong dung dịch loãng nó phân li hoàn toàn thành H+ và NO3-.
- Làm quỳ tím hóa đỏ
- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối của axit yếu hơn tạo ra muối nitrat. Ví dụ:
CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O
CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O.
í NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính thể tích khí B (đktc). 3. Giảng bài mới: Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1 3 phút HĐ2 3 phút HĐ3 6 phút HĐ4 13 phút HĐ5 5 phút A- AXIT NITRIC I- Cấu tạo phân tử: Axit nitric có công thức phân tử: HNO3 . Trong đó N có số oxi hóa cao nhất là +5. Công thức cấu tạo: II- Tính chất vật lí: Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, d = 1,53 g/cm3. Ở dạng tinh khiết kém bền, ở nhiệt độ thường khi gặp ánh sáng dễ bị phân hủy một phần giải phóng NO2 tan trong dung dịch axit làm cho dung dịch có màu vàng. Axit nitric tan trong nước theo bất kì tỷ lệ nào. III- Tính chất hóa học: 1. Tính axit: Axit nitric là một axit mạnh. Trong dung dịch loãng nó phân li hoàn toàn thành H+ và NO3-. - Làm quỳ tím hóa đỏ - Tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối của axit yếu hơn tạo ra muối nitrat. Ví dụ: CuO + 2HNO3 " Cu(NO3)2 + H2O Ca(OH)2 + 2HNO3 " Ca(NO3)2 + 2H2O CaCO3 + 2HNO3 " Ca(NO3)2 + CO2 + H2O. 2. Tính oxi hóa: HNO3 có tính oxi hóa rất mạnh, có thể bị khử đến một số sản phẩm khác nhau của nitơ. a. Tác dụng với kim loại: HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ Au và Pt * HNO3 đặc cho sản phẩm khí là NO2: Ví dụ: Cu + 4HNO3 (đ) " Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O ………. * HNO3 loãng: có thể cho các sản phẩm khác nhau: NO, N2O, N2, NH4NO3. Ví dụ: 3Cu + 8HNO3(l) " 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 8Al + 30HNO3(l) " 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O 4Zn +10HNO3(rất loãng)" 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O * Chú ý: một số kim loại như Al, Fe, Cr không tác dụng với HNO3 đặc nguội, chỉ tác dụng với HNO3 đặc nóng. b. Tác dụng với phi kim: Khi đun nóng axit nitric đặc có thể oxi hóa được nhiều phi kim như S, C, P… Khi đó phi kim bị oxi hóa đến mức oxi hóa cao nhất, còn HNO3 bị khử đến NO2 hoặc NO tùy theo nồng độ của axit. Ví dụ: S + 6HNO3 (đặc) " H2SO4 + 6NO2 + 2H2O c. Với hợp chất: Khi đun nóng, axit nitric có thể oxi hóa được nhiều hợp chất như H2S, HI, SO2, FeO, muối sắt (II), … Ví dụ: 3H2S + 2HNO3 (loãng) " 3S + 2NO + 4H2O Ứng dụng: Phần lớn HNO3 dùng để sản xuất phân đạm Một phần dùng sản xuất thuốc nổ : TNT, … V- Điều chế: 1. Trong phòng thí nghiệm: NaNO3(rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) " HNO3# + NaHSO4 2. Trong công nghiệp: Yêu cầu HS cho biết công thức phân tử và công thức cấu tạo của axit nitric Hỏi: Trong đó N đạt số oxi hóa bao nhiêu ? - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết tính chất vật lí của HNO3 - Hỏi: Vì sao dd HNO3 đặc thường có màu vàng ? - GV dẫn dắt: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 điện li hoàn toàn cho ion H+ cho nên nó cũng có tính chất của một axit mạnh - GV làm thí nghiệm CuO, CaCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Yêu cầu HS viết các phản ứng chứng minh tính axit của HNO3 - Giảng giải tính oxi hóa mạnh của HNO3 - GV đặt câu hỏi khi thể hiện tính oxi hóa, HNO3 tác dung với kim loại giải phóng H2 phải không ? - GV làm thí nghiệm: Cu tác dụng với HNO3 đặc. - GV lưu ý HS đối với dd HNO3 loãng thì HNO3 bị khử thành những sản phẩm khác nhau. Cho ví dụ các phản ứng Cu, Al, Zn với HNO3 loãng, yêu cầu HS cân bằng phản ứng - GV ghi chú: Một số kim loại bị thụ động trong axit đặc nguội: Fe, Al, Cr. - Yêu cầu Học sinh viết phương trình phản ứng của S với HNO3 đặc - Dẫn dắt: một số hợp chất có tính khử cũng tác dụng được với HNO3. Yêu cầu HS viết phản ứng của H2S với HNO3 - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết ứng dụng của HNO3 - Yêu cầu HS lên bảng viết phản ứng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm - GV viết chuỗi phản ứng điều chế HNO3 từ amoniac lên bảng, yêu cầu HS lên bảng viết các phản ứng. - HS lên bảng viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của axit nitric - HS nêu số oxi hóa +5 - HS nghiên cứu SGk và nêu tính chất vật lí của HNO3 - HS trả lời - HS chú ý - HS quan sát thí nghiệm và viết các phản ứng - HS chú ý tìm hiểu - HS trả lời HS xem thí nghiệm và viết phương trình phản ứng HS lên bảng cân bằng phản ứng Học sinh lưu ý ghi nhớ. HS lên bảng viết phản ứng và cân bằng HS lên bảng viết phản ứng và cân bằng HS nghiên cứu SGK và nêu ứng dụng - HS lên bảng viết phản ứng HS lên bảng viết các phản ứng điều chế HNO3 từ NH3 4. Củng cố - dặn dò: (5 phút) - Bài tập củng cố: Yêu cầu HS chia nhóm làm bài tập 2, 4 (SGK, trang 55) - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại và xem trươc phần muối nitrat tiếp theo Tiết 19 AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT Ngày soạn: 07/10/2007 Ngày dạy: MỤC TIÊU Kiến thức: Học sinh biết: Tính chất vật lí của muối nitrat Tính chất hóa học của muối nitrat Phương pháp nhận biết ion NO3- trong dung dịch Kỹ năng: Viết phương trình phản ứng oxi hóa – khử dạng ion, và cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp ion – electron Nhận biết ion NO3- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: Thí nghiệm biễu diễn: dd KNO3, dd H2SO4 loãng, bột Cu, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn. Hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố Học sinh: Xem trước bài ở nhà HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS kiểm tra bài cũ (10 phút) Học sinh 1: Sửa bài tập 2 (sgk, trang 55) Học sinh 2 : Sửa bài tập 7 (sgk, trang 55) Giảng bài mới: Thời gian Nội dung Hoạt dộng của GV Hoạt động của HS HĐ1 5 phút HĐ2 15 phút HĐ3 4 phút HĐ4 1 phút B- MUỐI NITRAT I- Tính chất vật lí: - Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất diện li mạnh. Trong dung dịch điện li hoàn toàn thành các ion. Ion NO3- không màu. Một số muối nitrat có màu là do màu của ion kim loại, ví dụ Cu(NO3)2 có màu xanh, Fe(NO3)3 có màu vàng…. - Một số muối nitrat như NaNO3, NH4NO3,… hấp thụ hơi nước trong không khí nên dễ bị chảy rữa. II- Tính chất hóa học Phản ứng trao đổi ion: Ví dụ: Cu(NO3)2 + 2NaOH " Cu(OH)2$ + 2NaNO3 Ba(NO3)2 + Na2SO4 " BaSO4$ + 2NaNO3 Phản ứng phân hủy bởi nhiệt Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy cho sản phẩm khác nhau phụ thuộc vào cation tạo muối. * Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh (natri, kali…) bị phân hủy thành muối nitrit và oxi: Ví dụ : 2KNO3 " 2KNO2 + O2 * Muối nitrat của Mg, Zn, Fe, ….Cu phân hủy tạo oxit kim loại: Ví dụ: 2Mg(NO3)2 " 2MgO + 4NO2 + O2 * Muối nitrat của Ag, Au, Hg,… bị phân hủy thành kim loại tương ứng. Ví dụ: 2AgNO3 " 2Ag + 2NO2 + O2 * Nhận xét: Ở nhiệt độ cao các muối nitrat bị phân hủy đều cho ra sản phẩm khí là oxi. Tính oxi hóa mạnh của ion NO3-: Trong môi trường trung tính, ion NO3- không có tính oxi hóa. Trong môi trương axit (H+) hoặc trong môi trường kiềm (OH-) ion này thể hiện tính oxi hóa mạnh. Ví dụ: 3Cu + 8H+ + 2NO3- " Cu2+ + 2NO# + 4H2O Khí NO thoát ra hóa nâu ngoài không khí. Phản ứng này dùng để nhận biết ion NO3- III- Ứng dụng của muối nitrat Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu làm phân bón trong nông nghiệp: NH4NO3, NaNO3, KNO3, Ca(NO3)2 Kali nitrat còn được sử dụng để chế thuốc nổ đen. C- CHU TRÌNH CỦA NITƠ TRONG TỰ NHIÊN Yêu cầu HS tham khảo SGK và nêu tính chất vật lí của muối nitrat Cho ví dụ một số muối nitrat, yêu cầu HS dự đoán màu của những dung dịch muối này. - GV hỏi: Điều kiện để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra được là gì ? - Yêu cầu HS viết một số phản ứng trao đổi ion của muối nitrat. - Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận và trình bày tính chất phân hủy bởi nhiệt của muối nitrat. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày - GV nhận xét và chỉnh sửa - Giáo viên đặt vấn đề: Cu có thể bị hòa tan trong dung dịch HNO3, tuy nhiên Cu hay kim loại khác cũng có thể bị hòa tan trong dd muối nitrat khi thêm vào đó vài giọt axit hay kiềm ? Điều này là do đâu? - GV làm thí nghiệm Cu tác dụng với NO3- trong môi trường axit. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng giải thích - GV ghi chú: phản ứng này dùng để nhận biết NO3- trong dung dịch Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu ứng dụng của muối nitrat. GV giảng giải thêm về thuốc nổ đen. - Yêu cầu HS vệ nhà đọc SGK và tóm tắt chu trình của nitơ trong tự nhiên thành 1 sơ đồ. HS nghiên cứu SGK và nêu tính chất vật lí của muối nitrat. HS dự đoán màu HS trả lời Hs lên bảng viết phản ứng. HS chia nhóm và thảo luận Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày Các nhóm chú ý HS chú ý đặt ra câu trả lời. Học sinh quan sát thí nghiệm và lên bảng viết phản ứng giải thích. HS chú ý ghi nhớ cách nhận biêt sự có mặt của ion NO3- trong dung dịch HS nghiên cứu SgK và nêu ứng dung của muối nitrat Học sinh chú ý theo dõi. Học sinh chú ý, ghi nhớ về nhà làm. 4. Củng cố - dặn dò: Bài tập củng cố: Yêu cầu HS chia nhóm, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm làm và sau đó GV sửa. Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong sách bài tập và tóm tắt chu trình của nitơ trong tự nhiên thành 1 sơ đồ. PHIẾU HỌC TẬP LỚP:….. NHÓM:……. Câu 1: Hãy cho biết nhận định sau đây về muối nitrat đúng (Đ) hoặc sai (S): A. Tất cả muối nitrat đều tan trong nước và là chất điện li mạnh …….. B. Tất cả các muối nitrat có thể tham gia phản ứng trao đổi ion với một số axit, bazơ, muối khác ……. C. Muối nitrat rắn không có tính oxi hóa …….. D. Dung dịch muối nitrat thể hiện tính oxi hóa trong môi trường axit ………. E. Muối nitrat rắn rất bền với nhiệt …….. Câu 2: Khi bị nhiệt phân , dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là kim loại, khí NO2 và O2 ? Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2 Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3. Hg(NO3)2, AgNO3. Tiết 20 LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ Ngày soạn: 08/10/2007 Ngày dạy: MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS nắm vững cấu tạo của N2, NH3, HNO3, các tính chất hóa học cơ bản của đơn chất nitơ và của một số hợp chất : Amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat. - Biết cách nhận biết sự có mặt của N2, NH3, NH4+, NO3-. - Các phương pháp điều chế nitơ và một số hợp chất của nitơ 2. Kỹ năng: - Nhận biết các hợp chất của nitơ - Viết phương trình và cân bằng phản ứng, đặc biệt là các phản ứng oxi hóa – khử. - Giải các bài toán hóa học CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp Tiến trình ôn tập Thời gian Nội dung ôn tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1 15 phút HĐ2 30 phút KIẾN THỨC CẦN NẮM Đơn chất Nitơ : N2 Cấu hình electron nguyên tử nitơ là: 1s22s22p3. Nguyên tử có 3 electron độc thân. Các số oxi hóa có thể đạt được của nitơ là: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. Phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững nên N2 khá trơ ở điều kiện thường Nitơ có thể thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Hợp chất của nitơ 1. Amoniac - NH3 là chất khí tan nhiều trong nước Tính bazơ yếu: Phản ứng với nước, phản ứng với axit, phản ứng với dung dịch muối Có phản ứng tạo phức tan với Cu2+, Zn2+, Ag+. Có tính khử: Tác dụng với O2, với Cl2, với oxit kim loại có tính oxi hóa. 2. Muối amoni - Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh - Trong dung dịch, ion NH4+ là axit yếu - Tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra khí ammoniac - Dễ bị phân hủy bởi nhiệt 3. Axit nitric - Là axit mạnh - Là chất oxi hóa mạnh: HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) cho sản phẩm có thể là: NO2, NO, N2O, N2O, N2, NH4NO3 tùy thuộc vào nồng độ của HNO3 và tính khử mạnh hay yếu của kim loại. - HNO3 đặc oxi hóa được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử. 4. Muối nitrat - Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh - Dễ bị nhiệt phân hủy - Nhận biết ion NO3- bằng phản ứng với Cu kim loại và H2SO4 loãng. BÀI TẬP - Bài tập 1: (SGK, trang 57) (a) 2NH3 + 3CuO"3Cu + N2 + 3H2O N2 + 3H2 D 2NH3 (t0, xt) 4NH3 + 5O2 " 4NO + 6H2O (t0, xt) 2NO + O2 " 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2O " 4HNO3 HNO3 + NaOH " NaNO3 + H2O 2NaNO3 "2NaNO2 + O2 (t0) (b) N2 + O2 D NO (1) 4NH3 + 3O2" 2N2 + 6H2O (2) (t0) N2 + 3H2 D 2NH3 (3) (xt, t0) 4NH3 + 5O2 " 4NO + 6H2O (4) (t0, xt) 2NO + O2 " 2NO2 (5) Cu + 2HNO3 (đ) " Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O(6) 4NO2 + O2 + 2H2O " 4HNO3 (7) Cu(NO3)2 + H2S " CuS$ + 2HNO3 (8) CuO + 2HNO3 " Cu(NO3)2 + H2O (9) 3CuO + 2NH3 " N2 + 3Cu + 3H2O (10) - Bài tập 2: (SGK, trang 58) Theo đề bài: MD = 1,25 x 22,4 = 28. Vậy D là N2. Ta có các phản ứng: NH4Cl(C) D NH3(A) + HCl(E) 8NH3(A) + 3Cl2 " 6NH4Cl(C) + N2(D) 2NH3 + 3Cl2 " N2 + 6HCl(E) - Bài tập 3: (SGK, trang 58) (a) C (b)D - Bài tập 4: (SGK, trang 58) Dùng quỳ tím nhận biết dd NH3, dd Na2SO4. Dùng dd Ba(OH)2 phân biệt 2 dung dịch (NH4)2SO4 và NH4Cl. GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm ôn tập như sau: + Nhóm 1: Cấu tạo và tính chất của đơn chất nitơ + Nhóm 2: Cấu tạo và tính chất của hợp chất nitơ: ammoniac và muối amoni. + Nhóm 3: Axit nitric + Nhóm 4: Muối nitrat Chia bảng thành 4 phần và yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày tóm tắt. GV nhận xét và kết luận. Yêu cầu các nhóm làm bài tập: + Nhóm 1: Bài tập 1a + Nhóm 2: Bài tập 1b + Nhóm 3: Bài tập 2 + Nhóm 4: Bài tập 3, 4. HS chia nhóm thảo luận + Nhóm 1: Thảo luận về đon chất Nitơ + Nhóm 2: thảo luận về ammoniac và muối amoni + Nhóm 3: thảo luận về axit nitric. + Nhóm 4: thảo luận về muối nitrat. Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày. Chú ý GV nhận xết, kết luận. Tiết 21 PHOTPHO Ngày soạn: 09/10/2007 Ngày dạy: I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết: - Cấu tạo phân tử, các dạng thù hình và hiểu tính chất hóa học của photpho. - Một số dạng tồn tại của photpho trong tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho trong đời sống và sản xuất. 2. Kỹ năng: - Viết phương trình phản ứng và cân bằng phản ứng. - Làm bài tập toán về phản ứng cháy của photpho, của P2O5 tác dụng với dung dịch NaOH, KOH. II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Hình ảnh: Một số khoáng vật của photpho: apatit, photphoric; tranh vẽ các dạng thù hình của photpho. - Hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS kiểm tra bài cũ (10 phút) - Học sinh 1: Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: NH3" N2"NH3"NO"NO2"HNO3"NaNO3"NaNO2 - Học sinh 2: Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam Cu kim loại bằng lượng dư dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí A. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 200 gam dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm các muối thu được trong dung dịch B. 3. Giảng bài mới: Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1 7 phút HĐ2 10 phút HĐ2 3 phút HĐ4 5 phút I- Tính chất vật lí Đơn chất photpho có thể tồn tại ở một số dạng thù hình, trong đó quan trọng nhất là photpho trắng và photpho đỏ. Photpho trắng: Là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc vàng nhạt, có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. P trắng mềm, dễ nóng chảy, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. P trắng rất độc, bốc cháy trong không khí ở ngay nhiệt độ thường. Photpho đỏ: Là chất bột màu đỏ có cấu trúc polime. Khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng. P đỏ không tan trong các dung môi thông thường, chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500C. Khi đun nóng P đỏ chuyển thành hơi, làm lạnh hơi ngưng tụ thành trắng. II- Tính chất hóa học: P hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ ở điều kiện thường. 1. Tính oxi hóa: P tác dụng với một số kim loại hoạt động tạo ra muối photphua kim loại: Ví dụ: 2. Tính khử: Tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi, halogen, lưu huỳnh, cũng như các chất oxi hóa mạnh khác… (a) Tác dụng với O2: 4P + 3O2 " 2P2O3 4P + 5O2 " 2P2O5 (b) Tác dụng với Cl2: 2P + 3Cl2 " 2PCl3 2P + 5Cl2 " 2PCl5 (c) Tác dụng với các hợp chất: P có thể tác dụng với các hợp chất có tính oxi hóa như: KClO3, KNO3, K2Cr2O7… Ví dụ: III- Ứng dụng: Phần lớn P dùng để sản xuất axit photphoric, phần còn lại chủ yếu dùng trong sản xuất diêm. IV- Trạng thái tự nhiên – điều chế 1. Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên không gặp Photpho ở dạng tự do mà nó nằm ở dạng hợp chất trong các khoáng vật như: Apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và Photphorit Ca3(PO4)2. 2. Điều chế: Trong công nghiệp P được điều chế như sau: - Hỏi: Dạng thù hình là gì ? - Giáo viên giới thiệu cho HS nắm P có các dạng thù hình nào. - GV cho HS xem hình vẽ 2 dạng thù hình P trắng và P đỏ. - Yêu cầu các nhóm HS thảo luận so sánh tính chất vật lí của 2 dạng thù hình P trắng và P đỏ. - GV nhận xét, bổ sung. - Hỏi: So sánh độ hoạt động hóa học của P và Nitơ - P thể hiện những tính chất hóa học nào ? - Yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng minh họa cho từng tính chất. - GV chỉnh sửa, bổ sung Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu một số ứng dụng của P. - Hỏi: Trong tự nhiên Photpho có ở đâu? - Hỏi: Trong công nghiệp P được điều chế bằng cách nào? Viết phản ứng. - HS trả lời - HS chú ý theo dõi. - Học sinh xem hình vẽ. - Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày. - HS chú ý theo dõi. - Học sinh so sánh: P hoạt động hơn - Học sinh trả lời. - Học sinh lên bảng viết phản ứng. - Học sinh chú ý. Học sinh nghiên cứu SGK trả lời. - HS nghiên cứu SGK trả lời - Học sinh trả lời và lên bảng viết phản ứng. 4. Củng cố - dặn dò: (10 phút) - Bài tập củng cố: Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận và giải các bài tập 2, 6 (SGK, trang 62) - Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập còn lại và xem trước bài axit photphoric Tiết 22 AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT Ngày soạn: 11/10/2007 Ngày dạy: I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết: - Cấu tạo phân tử của axit photphoric - Tính chất vật lí và hóa học của axit photphoric 2. Kỹ năng: - Rèn luyện HS kỹ năng viết phương trình phản ứng hóa học - Làm bài tập toán về phản ứng của H3PO4 với NaOH. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Thí nghiệm biểu diễn: Giấy quỳ tím, dung dịch H3PO4 - Hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS kiểm tra bài cũ (10 phút) Học sinh 1: Sửa bài tập 3 (SGK, trang 62) Học sinh 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4. Viết các phản ứng xảy ra và tính khối lượng NaOH đã dùng. 3. Giảng bài mới Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1 5 phút HĐ2 5 phút HĐ3 2 phút HĐ4 3 phút HĐ5 10 phút I- AXIT PHOTPHORIC 1. Cấu tạo phân tử: hoặc Trong đó P có số oxi hóa là +5 2. Tính chất vật lí: Axit photphoric, còn gọi là axit orthophotphoric (H3PO4) là chất rắn dạng tinh thể trong suốt không màu, nóng chảy ở 42,50C, rất háo nước nên dễ chảy rữa. Tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. 3. Tính chất hóa học: a. Tính oxi hóa – khử: Trong H3PO4, P ở mức oxi hóa +5 bền hơn mức oxi hóa +5 của N. Do vậy, axit photphoric khó bị khử, không có tính oxi hóa như axit nitric b. Tác dụng bởi nhiệt: Axit điphotphoric Axit metaphotphoric c. Tính axit: - H3PO4 là axit 3 lần axit, có độ mạnh trung bình: H3PO4 D H+ + H2PO4- H2PO4- D H+ + HPO42- HPO42- D H+ + PO43-- Dung dịch H3PO4 có những tính chất chung của một axit : Làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối, kim loại ,… Đặc biệt khi tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ, tùy theo lượng chất tác dụng mà axit photphoric tạo ra muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp muối. Ví dụ: H3PO4 + NaOH " NaH2PO4 + H2O H3PO4 + 2NaOH " Na2HPO4 + 2H2O H3PO4 + 3NaOH " Na3PO4 + 3H2O Yêu cầu HS lên bảng viết cấu tạo của axit photphoric. Cho biết trong axit photphoric thì P có số oxi hóa bao nhiêu ? Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết H3PO4 có những tính chất vật lí nào ? GV giải thích vì sao H3PO4 không thể hiện tính oxi hóa và khử. GV dẫn dắt: H3PO4 khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ bị mất nước tạo axit điphotphoric… Yêu cầu HS lên bảng viết phản ứng. GV: H3PO4 là một đa axit, vậy nó là axit mấy nấc ? Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình điện li từng nấc của H3PO4. GV yêu cầu HS nêu tính chất chung của một axit. GV làm thí nghiệm nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch axit photphoric. Cho ví dụ: H3PO4 + NaOH. GV dẫn dắt phản ứng này có thể tạo thành 3 loại muối khác nhau. Yêu cầu HS lên bảng viết phản ứng. - Hướng dẫn HS dựa vào tỉ lệ mol của NaOH và H3PO4 để xác định muối tạo thành sau phản ứng. HS lên bảng viết cấu tạo của axit photphoric. HS nêu số oxi hóa của P. HS nghiên cứu SGK và nêu
File đính kèm:
- ga 11 chuong 2.doc