Giáo án Hóa học 11 - Bài tập ankin
Bài 7: Một hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và một ankin có thể tích 1,792 lit ( đktc) được chia làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1 cho qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra 0,735g kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12,5 %.
- Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 9,2 lit dung dịch Ca(OH)2 0,0125 M thấy có 11g kết tủa.
Xác định CTPT của các hidrocacbon.
Bài 8: Cho 4,96g hỗn hợp gồm Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lit ( đktc) hỗn hợp khí X.
a) Tính % khối lượng CaC2 trong hỗn hợp đầu
b) Đun nóng hỗn hợp khí X có mặt xúc tác thích hợp một thời gian được hỗn hợp khí Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau.
- Lấy phần 1 cho qua từ từ dung dịch nước brom dư thấy còn lại 0,448 lit (đktc) hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi với H2 bằng 4,5. Hỏi khối lượng bình nước brom tăng lên bao nhiêu.
- Phần hai trộn với 1,68 lit oxi ( đktc) vào bình kín có thể tích 4 lit. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy, giữ nhiệt độ 109,20C. Tính áp suất bình ở nhiệt độ này. Biết rằng dung tích bình không đổi
Bài tập ankin Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp khí gồm ankin A và anken B thu được sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình hai đựng KOH dư đậm đặc thì thấy bình 1 khối lượng tăng 11,7g, bình 2 khối lượng tăng 30,8g. Xác định CTPT của A, B biết rằng A kém hơn B một nguyên tử C. Bài 2: a) Giải thích tại sao Al4C3 thuỷ phân tạo CH4 còn CaC2 lại thuỷ phân tạo C2H2. b) Tách rời hỗn hợp gồm : · metan, etilen và axetilen · Butin-1, butin-2 và butan. c) Điều chế PVC từ than đá, đá vôi, NaCl và H2O. Bài 3: Một bình kín dung tích 17,92 lit đựng hỗn hợp khí H2 và axetilen (00C và 1 atm) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh đến 00C . a) Nếu cho lượng khí trong bình sau khi nung qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư sẽ tạo 2,4g kết tủa vàng. Tính khối lượng axetilen còn lại sau phản ứng . b) Nếu cho lượng khí trong bình sau khi nung qua dung dịch nước brom ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 0,82g. Tính khối lượng etylen tạo thành trong bình c) Tính thể tích etan và thể tích H2 còn lại, biết rằng hỗn hợp khí ban đầu có tỉ khối so với H2 bằng 4 . Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ A cần 12,8g O2. Sau phản ứng thu được 16,8 lit hỗn hợp hơi (1360C ; 1atm) gồm CO2 và hơi nước. Hỗn hợp này có tỷ khối so với CH4 là 2,1. a) Xác định CTPT của A. Viết CTCT có thể có của A. b) Xác định đúng CTCT của A và gọi tên A biết rằng A tạo kết tủa vàng khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Tính lượng kết tủa khi cho 0,1 mol A phản ứng với hiệu suất 90%. Bài 5: Một hỗn hợp gồm axetilen , propilen, và metan. - Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp thì thu được 12,6g nước. - Mặt khác 5,6 lit hỗn hợp (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 50g brom. Xác định thành phần % thể tích của hỗn hợp đầu. Bài 6: a) Hidrocacbon A, B đều ở dạng mạch hở. Trong phân tử A có 5 liên kết s và 4 liên kết p. Trong phân tử B có 7 liên kết s và 3 liên kết p. Xác định CTCT của A,B và gọi tên. b) Hỗn hợp A gồm hai hidrocacbon mạch hở A, B (là những chất trong dãy đồng đẳng ankan, anken, ankin). - Dẫn 336 ml (đktc) A từ từ qua dung dịch nước brom dư thấy có 4 gam brom tham gia phản ứng và không có khí thoát ra. - Nếu đốt cháy hoàn toàn 336 ml (đktc) A rồi dẫn sản phẩm thu được qua nước vôi trong có dư thì thu được 4g kết tủa . 1) Tính thành phần % về thể tích X, Y trong A. 2) Xác định CTPT của X, Y. Bài 7: Một hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và một ankin có thể tích 1,792 lit ( đktc) được chia làm hai phần bằng nhau: - Phần 1 cho qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra 0,735g kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12,5 %. - Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 9,2 lit dung dịch Ca(OH)2 0,0125 M thấy có 11g kết tủa. Xác định CTPT của các hidrocacbon. Bài 8: Cho 4,96g hỗn hợp gồm Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lit ( đktc) hỗn hợp khí X. a) Tính % khối lượng CaC2 trong hỗn hợp đầu b) Đun nóng hỗn hợp khí X có mặt xúc tác thích hợp một thời gian được hỗn hợp khí Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau. - Lấy phần 1 cho qua từ từ dung dịch nước brom dư thấy còn lại 0,448 lit (đktc) hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi với H2 bằng 4,5. Hỏi khối lượng bình nước brom tăng lên bao nhiêu. - Phần hai trộn với 1,68 lit oxi ( đktc) vào bình kín có thể tích 4 lit. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy, giữ nhiệt độ 109,20C. Tính áp suất bình ở nhiệt độ này. Biết rằng dung tích bình không đổi Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon A, B thuộc cùng một dãy đồng đẳng thu được 19,712 lit CO2 (đktc) và 10,08g nước. a) Xác định đồng đẳng của A, B biết rằng chúng có thể là anken, ankan, ankin. b) Xác định CTPT, CTCT có thể có của A, B biết chúng đều ở thể khí ở điều kiện thường. c) Tính thể tích O2 cần thiết để đốt cháy hết lượng hỗn hợp X bằng hai phương pháp khác nhau. d) Chọn CT đúng của A, B biết rằng khi cho lượng hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì ta thu được 4,8g kết tủa Bài 10: Một hỗn hợp X gồm hai ankin và hidro có V = 35,84 lit (đktc). Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 được đun nóng với Ni xúc tác thu được hỗn hợp Y không làm phai màu nước brom và có thể tichs giảm 50% so với thể tích ban đầu. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm cháy tác dụng với dung dịch NaOH thu được hai muối cácbonat. Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch hai muối này có 70g kết tủa. Phần hai cho qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 14,7g kết tủa . Cho biết hai an kin này đều thể khí ở đktc và có thể tích bằng nhau. a) Xác định CTCT của hai ankin. b) Tính tỷ khối của hỗn hợp Y so với không khí. Bài 11: Một hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon cùng một dãy đồng đẳng (ankan, anken hoặc ankin) đều ở thể khí ở đktc. Cần 20,16 lit O2 để đốt cháy hết X và phản ứng tạo ra 7,2g nước. a) Xác định dãy đồng đẳng của A, B và viết CTPT có thể có của A, B. b) Xác định CTCT của A,B biết rằng khi cho một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 62,7g kết tủa. c) Một hỗn hợp Y gồm A, B như câu (b) và một hidrocacbon D. Tỉ khối của D so với H2 bằng 15,17. Đốt cháy hỗn hợp Y thu được 57,2g CO2 và 23,4g nước. Chứng minh rằng D thuộc dãy đòng đẳng ankan. Biết rằng D có cùng số nguyên tử C với A hoặc với B, nD = nA + nB . Xác định CTPT của D và thành phần hỗn hợp Y. Bài 12: a) Khi đốt cháy một hidrocacbon A bằng lượng O2 dư 20% so với lượng cần thiết thì thu dc tỉ lệ CO2 và nước là 2 :1. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước thì thể tích còn lại bằng 2,5 lần thể tích của A. Xác định CTPT của A biết các khí đo cùng đk. b) X là hỗn hợp A ( ở trên) và B ( là đồng đẳng của A) có VX = 17,92 lit (đktc) và mX = 29,2g. Cho hỗn hợp này qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 120g kết tủa. Tìm CTPT, CTCT của B và gọi tên B theo theo hai cách c)Hỗn hợp Y gồm toàn bộ lượng X ở trên và H2 . Cho Y vào một bình dung tích 11,2 lit có chứa một ít Ni thì áp suất P1 = 5,6 atm ở 00C. Nung bình một thời gian sau đó đưa về 00C thì thu đươc hỗn hợp Z có áp suất giảm 4/7 so với áp suất ban đầu. Phản ứng cộng H2 có hoàn toàn hay không? Tính tỉ khối của Z so với Y. Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm hai hidrocacbon X, Y cùng dãy đồng đẳng mạch hở. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 4,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 3,78g. Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch thu được kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 18,85g. Tỉ khối hơi của hỗn hợp A so với He < 10. Xác định CTCT của X, Y biết rằng số mol của X bằng 60% tổng số mol của X và Y có trong hỗn hợp A, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 14: Trong một bình kín dung tích 20 lit chứa 9,6g O2 và m gam hỗn hợp ba hidrocacbon A, B, C. Nhiệt độ và áp suất trong bình là 00C và 0,448 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết các hidrocacbon và giữ nhiệt độ 136,50C, áp suất trong bình lúc này là P. Cho hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình hai đựng KOH dư thấy khối lượng bình 1 tăng 4,05g và bình hai tăng 6,16g. 1) Tính P giả thiết dung tích bình không đổi. 2) Xác định CTPT của các hidrocacbon, biết B, C cùng số nguyên tử cacbon và số mol của A gấp 4 lần tổng số mol của B và C. Bài 15: Cho a(g) CaC2 chứa b % tạp chất trơ, tác dụng với H2O thu được V lit khí C2H2 (đktc). 1) Lập biểu thức tính B theo A và V. 2) Nếu cho V lít khí ở trên vào bình kín có than hoạt tính xúc tác nung nóng đến t0C thì áp suất là P1. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí trong đó sản phẩm phản ứng chiếm 60% thể tích, nhiệt độ t0C, áp suất là P2. Tính hiệu suất h của phản ứng. 3) Giả sử dung tích bình không đổi, thể tích chất rắn không đáng kể hãy lập biểu thức tính P2 theo P1 và h là hiệu suất của phản ứng . Tìm khoảng xác định của P2 theo P1.
File đính kèm:
- Bai_32_Ankin.doc