Giáo án Hóa học 11 - Bài 40: Ancol (Tiết 1)
Hoạt động 1:
- Kết hợp SGK, cho học sinh nêu định nghĩa ancol.
- Giáo viên viết một số chất là ancol và một số không phải là ancol lên bảng, yêu cầu học sinh xác định chất nào là ancol.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK về sự phân loại đối với các ancol.
- GV yêu cầu HS phân loại ancol đối với các ancol ở trên.
- Giáo viên mô tả cấu tạo từng loại ancol.
Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn học sinh cách viết CTCT các ancol đồng phân: Viết các đồng phân mạch C, sau đó gắn nhóm –OH vào các nguyên tử C khác nhau trong mạch.
- Học sinh viết các ĐP ancol của C4H9OH (4 đồng phân).
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN ANCOL – PHENOL Bài 40: ANCOL (Tiết 1) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol. - Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro. - Tính chất hóa học của ancol: Phản ứng thế H của nhóm OH, phản ứng thế nhóm OH. 2. Kĩ năng: - Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol. - Biết cách quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng thí nghiệm. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, dụng cụ và hóa chất cần thiết. - Học sinh: Vở ghi, SGK. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Hoàn thành các phương trình hóa học trong dãy chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: - Kết hợp SGK, cho học sinh nêu định nghĩa ancol. - Giáo viên viết một số chất là ancol và một số không phải là ancol lên bảng, yêu cầu học sinh xác định chất nào là ancol. - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK về sự phân loại đối với các ancol. - GV yêu cầu HS phân loại ancol đối với các ancol ở trên. - Giáo viên mô tả cấu tạo từng loại ancol. Hoạt động 2: - GV hướng dẫn học sinh cách viết CTCT các ancol đồng phân: Viết các đồng phân mạch C, sau đó gắn nhóm –OH vào các nguyên tử C khác nhau trong mạch. - Học sinh viết các ĐP ancol của C4H9OH (4 đồng phân). Hoạt động 3: - GV trình bày quy tắc viết tên ancol trong SGK, rồi đọc tên các đồng phân ancol của C4H9OH ở trên. Hoạt động 4: - GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 8.2 SGK để tìm nguyên nhân nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol đều cao hơn nhiều so với các chất đồng phân. - GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề theo hai bước. (1) Xét khái niệm (lk) hiđro. (2)Ảnh hưởng của (lk) hiđro đến tính chất vật lí. Hoạt động 5: - GV cho HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol và trên cơ sở các tính chất của ancol etylic (lớp 9) từ đó HS có thể suy ra tính chất hoá học chung của ancol - GV khái quát: Các ancol đều có khả năng tác dụng với Na tạo ancolat + H2. - GV làm TN chứng minh. - GV yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được, viết phương trình hóa học? - Các ancolat dễ bị thuỷ phân thành Ancol + NaOH. I. ĐINH NGHĨA, PHÂN LOẠI: 1. Định nghĩa: Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. Ví dụ: (CH3)2CH – OH, CH2 = CH – CH2 – OH, CH2 = CH – OH, HO – CH2 – CH2 – OH, , 2. Phân loại: - Căn cứ phân loại Gốc hiđrocacbon Số nhóm OH Bậc ancol Ancol no, không no, thơm Ancol đơn chức, đa chức Ancol bậc 1, 2, 3 * Lưu ý: Bậc ancol = bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm OH. - Một số ancol tiêu biểu: a. Ancol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH) Vd: CH3OH, C2H5OH.... b. Ancol không no đơn chức, mạch hở (1lk л: CnH2n-1OH) Vd: CH2 = CH - CH2 - OH... c. Ancol thơm, đơn chức d. Ancol vòng no, đơn chức (CnH2n-1OH) Vd: e. Ancol đa chức II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP: 1. Đồng phân - Có 2 loại: 1. ĐP mạch cacbon 2. ĐP vị trí nhóm chức Chỉ xét đồng phân ancol. Ancol butylic Butan-1-ol Thí dụ: các đồng phân rượu của C4H9OH là: CH3 – CH2 – CH2 – CH2OH Ancol iso-butylic 2-metyl propan-1-ol Ancol sec-butylic Butan-2-ol Ancol tert-butylic 2-metyl propan-2-ol 2. Danh pháp: a) Tên thông thường: ancol + tên gốc ankyl + ic b) Tên thay thế: Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ nhóm –OH + ol * Chú ý: - Mạch chính là mạch dài nhất chứa nhóm –OH - Đánh số thứ tự từ phía có nhóm –OH gần nhất. III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Ancol là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường. - Nhiệt độ sôi, KLR của ancol tăng khi số C tăng - Từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước, số nguyên tử C tăng lên thì độ tan giảm dần. * Liên kết hiđro: là liên kết tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương với nguyên tử khác có độ âm điện lớn (O, N, F,) Nhờ có liên kết hiđro mà: ● Ancol có to sôi lớn hơn các hiđrocacbon có cùng số C hoặc cùng PTK mà không có lk H do tao lk hiđro. ● Ancol tan nhiều trong nước là do tạo liên kết H với nước. Thí dụ: - Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol: - Giữa các phân tử ancol với nước. VI. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: - Do phân cực của các liên kết các phản ứng hoá học của ancol xảy ra chủ yếu ở nhóm chức OH: Đó là: * Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm OH * Phản ứng thế nhóm OH * Phản ứng tách nhóm OH cùng với H trong gốc hiđrocacbon (loại H2O). 1. Phản ứng thế H của nhóm OH: a) Tính chất chung của ancol: - Tác dụng với kim loại kiềm (Na, K) Tổng quát: ROH + Na RONa + H2 TN: C2H5OH + Na C2H5ONa + H2 - Khí H2 thoát ra cháy mạnh: 2H2 + O2 2H2O 4. Củng cố Sử dụng bài tập 1 và bài tập 2/a. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài - Làm bài tập SGK chuẩn bị phần tiếp theo
File đính kèm:
- Bai_40_Ancol_Tiet_1.doc