Giáo án Hóa học 10 - Tiết 43+44, Bài 25: Flo - Brom - Iot - Năm học 2015-2016

2. Tính chất hóa học

- GV: Trong các nguyên tố halogen thì flo thể hiện tính oxi hóa mạnh nhất. Vậy các em hãy nhớ lại ở bài trước thì clo thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất gì?

=> HS: tác dụng với kim loại, phi kim

- GV: tương tự F2 cũng vậy, F2 thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng với kim loại vfa phi kim

- GV: F2 tác dụng với kim loại tạo muối florua có hóa trị cao

nF2 +2 M → 2MFn

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ, xác định số oxi hóa của từng chất để thấy rõ tính oxi hóa của flo

- GV: F2 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với phi kim. ở đây F2 tác dụng với hầu hết các phi kim ngoại trừ O2, N2

- GV lấy ví dụ minh họa:

H2 + F2 → 2HF

S + 3F2 → SF6

- GV cung cấp: axit HF yếu nhưng nó có tính chất là ăn mòn thủy tinh và dựa vào tính chất đó người ta dùng để khắc chữ lên thủy tinh

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

- GV: Ngoài ra F2 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2O

F2 + H2O → 2HF + O2

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 43+44, Bài 25: Flo - Brom - Iot - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/01/2016	Ngày dạy : 27/01/2016
Tiết 43, 44	Lớp dạy: 10a1
BÀI 25. FLO - BROM - IOT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS biết được: Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo,
brom, iot và một vài hợp chất của chúng.
HS hiểu được:
- Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom. iot là tính oxi hóa; flo có tính oxi hoá
mạnh.
- Nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
2. Kĩ năng:
HS có kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét.
- Viết được các pthh chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và tính oxi hóa
giảm dần từ flo đến iot.
- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản
ứng.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: sách giáo khoa.
- Học sinh học bài cũ trước khi đến lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nghiên cứu SGK, đàm thoại và phát vấn
- Hợp tác nhóm nhỏ
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
Viết phương trình điều chế nước gia-ven trong phòng thí nghiệm và clorua vôi.
2. Bài mới
- Vào bài: + GVyêu cầu HS kể tên các nguyên tố trong nhóm halogen
	+ GV: Chúng ta đã tìm hiểu về các tính chất và ứng dụng, điều chế của clo cũng như hợp chất của nó. Vậy các nguyên tố F, Br, I có tính chất nhue thế nào, có hoàn toàn giống clo hay không, thì hôm nay ta sẽ tìm hiểu về chúng.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1
I. Flo
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của flo?
=> HS: trạng thái: khí
	Màu: vàng lục
	Rất độc
- GV yêu cầu HS cho biết dạng tồn tại của flo trong tự nhiên?
=> HS: Trong tự nhiên flo tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu là CaF2 hặc Na3AlF6 (criolit)
- GV cung cấp: ngoài ra flo còn có trong men răng của người và động vật, trong lá cây.
2. Tính chất hóa học
- GV: Trong các nguyên tố halogen thì flo thể hiện tính oxi hóa mạnh nhất. Vậy các em hãy nhớ lại ở bài trước thì clo thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất gì?
=> HS: tác dụng với kim loại, phi kim
- GV: tương tự F2 cũng vậy, F2 thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng với kim loại vfa phi kim
- GV: F2 tác dụng với kim loại tạo muối florua có hóa trị cao
nF2 +2 M → 2MFn
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ, xác định số oxi hóa của từng chất để thấy rõ tính oxi hóa của flo
- GV: F2 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với phi kim. ở đây F2 tác dụng với hầu hết các phi kim ngoại trừ O2, N2
- GV lấy ví dụ minh họa:
H2 + F2 → 2HF
S + 3F2 → SF6
- GV cung cấp: axit HF yếu nhưng nó có tính chất là ăn mòn thủy tinh và dựa vào tính chất đó người ta dùng để khắc chữ lên thủy tinh
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
- GV: Ngoài ra F2 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2O
F2 + H2O → 2HF + O2
I. Flo
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- ở điều kiện thường: flo ở trạng thái khí, màu vàng lục và rất độc
- Trong tự nhiên flo tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu là CaF2 hặc Na3AlF6 (criolit)
2. Tính chất hóa học
- Tác dụng với các kim loại loại tạo muối florua có hóa trị cao:
nF2 +2 M → 2MFn
vd: 2Fe + 3F2 → 2FeF3
- Tác dụng với hầu hết các phi kim ngoại trừ O2, N2
H2 + F2 → 2HF
S + 3 F2 → SF6
- Tác dụng với H2O
F2 + H2O → 2HF + O2
Hoạt động 2
II. Brom
1. Tính chất và trạng thái tự nhiên
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của brom
=> HS: trạng thái: lỏng
	Màu: đỏ nâu
	Dễ bay hơi, rất độc
	Tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- GV lưu ý cần cần thẩn khi làm việc với brom, vì khi rơi vào da sẽ gây bỏng. Và dung dịch của brom trong nước người ta gọi là nước brom. 
- GV yêu cầu HS cho biết dạng tồn tại của brom trong tự nhiên?
=> HS: Trong tự nhiên brom tồn tại ở dạng hợp chất 
2. Tính chất hóa học
- GV yêu cầu HS kể các số oxi hóa của brom
=> HS: -1, +1, +3, +5, +7
- GV: như vậy brom giống với clo, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. ở đây brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và F
- GV: đầu tiên là tính oxi hóa, brom thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với gì cả lớp?
=> HS: tác dụng với kim loại, với H2
- GV: Brom tác dụng với hầu hết các kim loại ngoại trừ Au, Pt. Và khí brom tác dụng với kim loại tạo muối bromua hóa trị cao.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ
- GV yêu cầu HS viết phản ứng Br2 + H2 
- GV: ngoài ra Br2 phản ứng với H2O tương tự như thằng clo. Một em hãy lên bảng viết phương trình phản ứng, và xác định số oxi hóa của brom
H2O + Br2 ↔ HBr + HBrO
=> ở phản ứng này brom vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
II. Brom
1. Tính chất và trạng thái tự nhiên
- ở điều kiện thường: 
	Trạng thái: lỏng
	Màu: đỏ nâu
	Dễ bay hơi, rất độc
	Tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
2. Tính chất hóa học
- Tác dụng hầu hết kim loại (trừ Au, Pt) tạo muối bromua hóa trị cao.
vd: 2Fe + 3Br2 → 2FeBr3
- Tác dụng với H2: Br2 + H2 t0 HBr
- Tác dụng với H2O:
H2O + Br2 ↔ HBr + HBrO
Hoạt động 3
III. Iot
1. Tính chất và trạng thái tự nhiên
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết tính chất vật lí của brom?
=> HS: trạng thái: rắn
	Màu: đen tím
	Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
- GV cung cấp: I2 rắn t0 I2 hơi gọi là hiện tượng thăng hoa.
- GV yêu cầu HS cho biết dạng tồn tại của iot trong tự nhiên?
=> HS: Trong tự nhiên iot tồn tại ở dạng hợp chất là muối iotua
2. Tính chất hóa học
- GV: trong F2, Cl2, Br2, I2 thì I2 có tính oxi hóa yếu nhất. Vì thế iot khi tác dụng với kim loại phải đun nóng hoặc xác tác
- GV: khi iot tác dụng với kim loại chỉ tạo ra muối muối iotua hóa trị thấp 
Vd: Fe + I2 t0 FeI2 
- GV: khi iot tác dụng với H2 cũng phải có xúc tác và nhiệt độ rất cao mới phản ứng, và phản ứng này là 1 phản ứng thuận nghịch.
H2 + I2 350-5000C, Pt 2HI
III. Iot
1. Tính chất và trạng thái tự nhiên
- ở điều kiện thường:
	Trạng thái: rắn
	Màu: đen tím
	Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
 I2 rắn t0 I2 hơi là hiện thượng thăng hoa
2. Tính chất hóa học
- Tác dụng với kim loại (ngoại trừ Au, Pt) ở nhiệt độ cao tạo muối iotua hóa trị thấp
Vd: Fe + I2 t0 FeI2
- Tác dụng với H2: H2 + I2 350-5000C, Pt 2HI
Hoạt động 4: củng cố kiên thức

File đính kèm:

  • docxBai_25_Flo_Brom_lot.docx