Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22, Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion

GV nhấn mạnh: Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron để trở thành ion chỉ xảy ra và thay đổi số e ở lớp ngoài cùng. Còn đthn luôn không thay đổi.

. – Nguyên tử kim loại càng có ít e hoá trị càng dễ nhường e. (kl mạnh).

- Nguyên tử phi kim càng có số e ngoài cùng gần ( 5, 6, 7 e) đạt tới bão hoà càng dễ nhận thêm e. ( pk mạnh).

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22, Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 24 /10/2014
Tiết: 22 Ngày dạy: 29/10/2014
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
BÀI 12: LIÊN KẾT ION- TINH THỂ ION
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
 Biết được:
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.	
- Định nghĩa liên kết ion.khái niệm chung của tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion.
2. Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
3. Trọng tâm
- Sự hình thành ion, cation, anion.
- Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
- Sự tạo thành lean kết ion.
- Tinh thể ion.
4. Thái độ: Học sinh học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, hệ thống các câu hỏi.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đặt vấn đề+nêu vấn đề+ thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Vào bài mới:
Đặt vấn đề: Vì sao nguyên tử các nguyên tố (trừ khí hiếm) có su hưóng liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể? Có mấy loại liên kết hoá học? Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Sự hình thành ion, cation, anion.
GV: dẫn dắt HS cùng tham gia giải quyết các vấn đề sau: 
Đặt vấn đề: Cho Li có Z= 3, nguyên tử Li có trung hoà về điện không ? vì sao?
HS:
- HS vận dụng kiến thức bài học trước để trả lời.
I. Sự hình thành ion, cation, anion.
1. Ion, cation, anion.
a. Nguyên tử trung hoà về điện.
- Nguyên tử trung hoà về diện vì tổng số p mang điện tích dương ở hạt nhân bằng tổng số e mang điện tích âm ở vỏ nguyên tử.
GV : Ion là gì?
GV nhấn mạnh: Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron để trở thành ion chỉ xảy ra và thay đổi số e ở lớp ngoài cùng. Còn đthn luôn không thay đổi. 
. – Nguyên tử kim loại càng có ít e hoá trị càng dễ nhường e. (kl mạnh).
- Nguyên tử phi kim càng có số e ngoài cùng gần ( 5, 6, 7 e) đạt tới bão hoà càng dễ nhận thêm e. ( pk mạnh).
HS :
- Dựa vào sgk yêu cầu HS rút ra kết luận và tên gọi.
b. Khái niệm ion và tên gọi.
- Sau khi nguyên tử nhường hay nhận electron thì trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
- Tên ion (cation) + tên kim loại. 
Vd: Li+ (cation liti), Mg2+ (cation magie) … 
- Tên gọi theo gốc axit: 
Vd : Cl- anion clo rua. S2- anion sun fua….( trừ anion oxit O2-).
GV: Cho cấu hình e của một nguyên tố: 1s22s1
- Cho biết số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Li?
- Cấu hìng e lớp ngoài cùng bão hoà (bền) chưa? Trong các phản ứng hoà học nguyên tử Li Có xu hướng nhường hoặc nhận mấy e?
GV: Lấy ví dụ tương tự với các kim loại Li, Na, Mg, Al sau đó kết luận cho HS nhận xét.
HS:
- HS trả lời nguyên tử Li trung hoà về điện, Vì: nguyên tử Li có 3p mang điện tích 3+ và 3e mang điện tích 3-.
- 1e ngoài cùng.
-Chưa bền, có su hướng nhường 1e.
HS:
Na " Na+ + e
Mg " Mg2+ + 2e
..........................................
c. Sự tạo thành ion dương
(cation).
Ví dụ:
 1s22s1 " 1s2 + e
 Li " Li+ + e
- Nguyên tử Li trung hoà về điện, nên khi nhường e trở thành phần tử mang điện dương gọi là cation (Li+).
GV: Dẫn dắt HS cùng tham gia giải quyết các vấn đề sau: 
Đặt vấn đề: Cho F có Z= 9, nguyên tử F có trung hoà về điện không ? vì sao?
- Cho biết số e lớp ngoài cùng của nguyên tử F?
-Cấu hìng e lớp ngoài cùng bão hoà (bền) chưa? Trong cácphản ứng hoà học nguyên tử F Có xu hướng nhường hoặc nhận mấy e?
GV: Lấy ví dụ tương tự với các phi kim F, Cl, O, N sau đó kết luận cho HS nhận xét.
HS:
- Nguyên tử flo trung hòa điện.
- Flo có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
- Nguyên tử flo có xu hướng nhận 1 electron để tạo ion âm.
HS:
Cl + e " Cl- 
O +2e " O2-
N +3e " N3-
d. Sự tạo thành ion âm( anion)
Ví dụ: F ( Z= 9).
 1s22s22p5 + e " 1s22s22p6
 F + e " F - 
- Nguyên tử F trung hoà về điện, nên khi nhận e trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion (F -).
Hoạt động 2: Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
GV: Yêu cầu HS định nghĩa thế nào là ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
GV nhấn mạnh: Ion không chỉ một nguyên tử mang điện mà còn là nhóm nguyên tử mang điện .
HS:
- Nghiên cứu sgk trả lời.
2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
a. Ion đơn nguyên tử:
- Tạo nên từ một nguyên tử.
Vd: Cl-, S2-, I -… 
b. Ion đa nguyên tử. 
- Tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tử là nhóm nguyên tử mang điện.
Vd : NH4+, SO42-, OH-.....
Hoạt động 3: Sự tạo thành liên kết ion.
GV: Diễn giảng thí nghiệm Na cháy trong khí clo.
GV: Na cho 1 e thành Na+, Cl nhận 1 e thành Cl-. Na+ và Cl- hình thành liên kết ion tạo thành phân tử NaCl.
HS:
- Thảo luận về tính chất của muối ăn rồi rút ra tính chất chung của hợp chất ion.
II. Sự tạo thành liên kết ion.
Phản ứng:	
* Định nghĩa: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
4. Củng cố : 
- HS nắm các kiến thức đã được ôn tập.	
* Phiếu học tập.
 Ion
 Số lượng ion
(1, 2, 3…)
Loại ion
( Đa nguyên tử, đơn nguyên tử)
Số lượng nguyên tố tạo nên
Số lượng nguyên tử
Tên gọi
Br-
…
…
…
…
…
S2-
…
…
…
…
…
Mg2+
…
…
…
…
…
Fe3+
…
…
…
…
…
HPO42-
…
…
…
…
…
NO3-
…
…
…
…
…
NH4+
…
…
…
…
…
5. Dặn dò: 
- HS về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
- Học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 11tiet 22.doc