Giáo án Hóa học 10 - Tiết 17, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn (Tiết 2)

Bài 2: Cho các chất sau: K2O,BaO,SO3,CO2, HCl.

Xác định hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất với oxi và hợp chất với hiđro?

GV: Hướng dẫn, sau đó lần lượt gọi HS lên bảng làm bài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4059 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 17, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học, định luật tuần hoàn (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: 10/10/2014
Tiết: 17 Ngày dạy: 13/10/2014
BÀI 8: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (t2).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
Biết được:
- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.
Hiểu được:
- Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.
2. Kĩ năng
- Tính chất kim loại, phi kim.
- Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng. 
3. Trọng tâm
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì và trong nhóm.
- Định luật tuần hoàn
4. Thái độ: Học sinh học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, hệ thống các câu hỏi.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đặt vấn đề+nêu vấn đề+ thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Thế nào là tính kim loại, tính phi kim?
HS2: Cho các chất sau: Li2O, BeO, CO2, N2O5, CH4, NH3, HF. Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất với oxi và với hidro.
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kì.
GV: Dựa vào bảng 8 hướng dẫn HS tìm ra quy luật biến đổi tính axit- bazơ của các oxit và hiđroxit theo chu kì, nhóm.
GV: Hướng dẫn HS giải thích dựa vào tính kim loại, tính phi kim.
GV: Oxit axit và oxit bazơ được tạo thành từ những nguyên tố nào?
GV: Hãy nêu tính chất hóa học quan trọng của oxit axit và oxit bazơ, axit, bazơ
HS:
- Trong chu kì: tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần.
- Trong nhóm A: tính ba zơ tăng dần, tính axit giảm dần.
HS:
- Kim loại+ O2→ oxit bazơ. 
- Phi kim +O2 → oxit axit.
- HS trả lời theo câu hỏi của GV.
III. Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kì.
Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải ,theo chiều tăng dần của ĐTHN ,tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần,đồng thời tính axit của chúng mạnh dần.
-Tính chất đó lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì.
Hoạt động 2: Định luật tuần hoàn.
GV: Giới thiệu cho HS về định luật tuần hoàn.
GV: Yêu cầu HS tham khảo sgk cho biết nội dung của định luật tuần hoàn.
GV bổ sung: Trên cơ sở khảo sát sự biến thiên tuần hoàn cấu hình e nguyên tử, bán kính nguyên tử, đâđ, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hoá học.Ta thấy tính chất của các nguyên tố hoá học biến đổi theo chiều tăng dần của đthn nhưng không liên tục mà tuần hoàn.
HS:
- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất ,cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của đthn nguyên tử.
III. Định luật tuần hoàn.
- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất ,cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của đthn nguyên tử.
Hoạt động 3: Bài tập áp dụng.
Bài 1: Oxít cao nhất của 1 nguyên tố X ứng với CT: X2O3.Nguyên tố đó là
A. Mg. B. Al. C. K. D.F.
GV: Hướng dẫn HS làm, sau đó gọi 1 HS trả lời nhanh đáp án.
HS:
- Công thức oxit: X2O3 → Hóa trị cao nhất của X với oxi là: 3.
→ Đáp án: B.
Bài 1: 
- Công thức oxit: X2O3 → Hóa trị cao nhất của X với oxi là: 3.
→ Đáp án: B.
Bài 2: Cho các chất sau: K2O,BaO,SO3,CO2, HCl.
Xác định hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất với oxi và hợp chất với hiđro?
GV: Hướng dẫn, sau đó lần lượt gọi HS lên bảng làm bài.
HS:
* K2O:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 1.
- Hóa trị với hiđro: không có.
* BaO:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 2.
- Hóa trị với hiđro: không có.
* SO2:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 6.
- Hóa trị với hiđro: 2
→ công thức với hiđro: H2S.
* CO2:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 4.
- Hóa trị với hiđro: 4.
→ công thức với hiđro: CH4.
* HCl:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 7.
- Hóa trị với hiđro: 1.
→ công thức với hiđro: HCl.
Bài 2:
 * K2O:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 1.
- Hóa trị với hiđro: không có.
* BaO:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 2.
- Hóa trị với hiđro: không có.
* SO2:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 6.
- Hóa trị với hiđro: 2
→ công thức với hiđro: H2S.
* CO2:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 4.
- Hóa trị với hiđro: 4.
→ công thức với hiđro: CH4.
* HCl:
- Hóa trị cao nhất với oxi: 7.
- Hóa trị với hiđro: 1.
→ công thức với hiđro: HCl.
Bài 3: oxit cao nhất của một nguyên tố 
R là RO3, trong hợp chất của nó với 
Hidro có 5,88% H về khối lượng.
Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài.
HS:
- Chú ý nghe giảng
Bài 3: 
CT cao nhất với oxi: RO3
=> CT với hợp chất hidro: RH2
%H=
ó5,88(R+2)=2.100
ó5,88R+11,76=2000
ó5,88R=188,24
óR=32
Vậy: R là lưu huỳnh: KH: S
=>CT cao nhất với oxi: SO3
=> CT với hợp chất khí hidro: H2S
4. Củng cố: HS nắm các kiến thức đã được học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 9 tiet 17.doc