Giáo án Hóa học 10 - Chuyên đề: Đơn chất Oxi và lưu huỳnh

Câu 1. Ozon là chất khí cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì

A. Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại ( tia cực tím).

B. Nó làm cho trái đất ấm hơn.

C. Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất.

D. Nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí

Câu 2. Chọn câu sai khi nói về ứng dụng của ozon

A. Một lượng nhỏ ozon (10-6% về thể tích) trong không khí làm cho không khí trong lành hơn.

B. Không khí chứa lượng lớn ozon có lợi cho sức khoẻ.

C. Dùng ozon để tẩy trắng các loại bột, dầu ăn và nhiều chất khác.

D. Dùng ozon để tẩy trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng.

Câu 3. Không khí sau cơn mưa giông thường trong lành, ngoài việc mưa làm sạch bụi thì mưa giông còn tạo ra một lượng nhỏ khí nào sau đây?

 A. O3 B. O2 C. N2 D. He

Câu 4. Nhờ bảo quản bằng ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, vì vậy bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày ?

A. Do ozon là một khí độc

B. Do ozon độc và đẽ tan trong nước hơn oxi

C. Do ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.

D. Do ozon có tính tẩy màu

 

doc14 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Chuyên đề: Đơn chất Oxi và lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thác lưu huỳnh;
- So sánh 2 dạng thù hình của oxi, sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ;
- Nêu được vị trí của oxi và lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và viết được cấu hình electron nguyên tử của oxi và lưu huỳnh;
- Nêu được tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của oxi và lưu huỳnh;
- So sánh và giải thích tính oxi hóa 2 dạng thù hình của oxi và ozon, của oxi và lưu huỳnh;
- Viết được phương trình hóa học chứng minh được tính chất của oxi và lưu huỳnh;
- Vận dụng được kiến thức của oxi và lưu huỳnh để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
b. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kết luận về tính chất hóa học của oxi, ozon và lưu huỳnh từ cấu tạo nguyên tử và phân tử;
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí‎ và tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh;
- Giải được các bài tập tính % của chất khí oxi và ozon;
- Giải các bài tập định lượng.
c. Thái độ
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác;
- Nhận thức được vai trò của oxi và lưu huỳnh trong đời sống con người;
- Giáo dục ‎ thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về thủng tầng ozon, hiện tượng núi lửa...;
- Liên hệ các kiến thức về thực tế cuộc sống như sử dụng oxi trong hô hấp người bệnh, quang hợp cây xanh thải oxi ra môi trường.
d. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
- Năng lực thực hành hóa học.
4. Bảng mô tả 4 mức yêu cầu và các câu hỏi, bài tập
Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề
 Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
Oxi. 
Lưu huỳnh 
Câu hỏi /bài tập định tính
Bài tập định lượng
- Biết vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxi và lưu huỳnh.
- Biết công thức phân tử, công thức cấu tạo của oxi, ozon.
- Nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi, S và ozon. 
Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh.
- Biết được phương pháp điều chế oxi, S.
- Nêu được ứng dụng quan trọng của oxi, S và ozon.
- Nêu được dạng tồn tại của oxi, S trong tự nhiên, %V oxi trong không khí. 
- Vì sao nguyên tử lưu huỳnh có trạng thái kích thích với 4, 6 electron độc thân, với oxi thì không.
- So sánh tính chất vật lý và hóa học của oxi và lưu huỳnh.
- So sánh tính chất vật lý và hóa học của oxi và ozon.
- Phương pháp thu khí oxi khi điều chế trong phòng thí nghiệm.
- Tầm quan trọng của oxi, ozon và lưu huỳnh đối với đời sống và sản xuất.
- Viết phương trình chứng minh tính chất hóa học cơ bản của oxi, S.
- Xác định được sản phẩm phản ứng liên quan đến tính chất hóa học và phương pháp điều chế của oxi, S và ozon.
- Giải được các bài tập tính theo công thức, phương trình hóa học, theo các định luật.
- Viết các phương trình hóa học so sánh tính oxi hóa của oxi và ozon, tính oxi hóa – khử của oxi và lưu huỳnh.
- So sánh lượng khí oxi điều chế được từ cùng số mol hoặc cùng khối lượng chất khởi đầu.
- Giải thích được các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến oxi, S và ozon.
- Giải quyết một số bài tập nhận biết và tách khí.
- Giải được các bài tập liên quan đến oxi, ozon và S bằng phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố và electron.
- Giải được các bài tập tính hiệu suất của phản ứng giữa kim loại với lưu huỳnh.
Bài tập thực hành/Thí nghiệm 
Mô tả và nhận biết được các hiện tượng TN 
- Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn
Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích 
1. Mức độ nhận biết 
Các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh là
A. -2; 0 ; +4 ; +6	B. 0 ; +2 ; +4 ;+6	C. -2 ; +4 : +6	D. 0 ; +4 ; +6
Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp:
Cấu hình electron Nguyên tử
A, 1s22s22p5 a) Cl
B, 1s22s22p4 b) S
C, 1s22s22p63s23p4 c) O
D, 1s22s22p63s23p5 d) F
Một trong những tính chất của lưu huỳnh đơn chất là
A. Chất rắn màu vàng	B. Nhẹ hơn không khí
C. Không tác dụng với oxi	D. Tan nhiều trong nước
Người ta phải bơm, sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh .Trong bể cá, người ta lắp thêm máy sục khí là để
 A.Cung cấp thêm nitơ cho cá B.Cung cấp thêm oxi cho cá
 C.Cung cấp thêm cacbonđi oxit D.Chỉ để làm đẹp
Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên.
B. sự thay đổi của khí hậu.
C. chất thải CFC.
D. chất thải CO2.
Không khí sạch là không khí có thành phần: nitơ và oxi lần lượt là (đơn vị: %)
A. 78 , 21	B. 79, 20	C. 78 , 20	D. 79, 19
Trong các cách sau đây cách nào thường được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm ?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng	B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH.	D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2
2. Mức độ thông hiểu
Ozon là chất khí cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì
A. Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại ( tia cực tím).
B. Nó làm cho trái đất ấm hơn.
C. Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất.
D. Nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí
Chọn câu sai khi nói về ứng dụng của ozon
A. Một lượng nhỏ ozon (10-6% về thể tích) trong không khí làm cho không khí trong lành hơn.
B. Không khí chứa lượng lớn ozon có lợi cho sức khoẻ.
C. Dùng ozon để tẩy trắng các loại bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
D. Dùng ozon để tẩy trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng.
Không khí sau cơn mưa giông thường trong lành, ngoài việc mưa làm sạch bụi thì mưa giông còn tạo ra một lượng nhỏ khí nào sau đây?
 A. O3	B. O2	C. N2	D. He
Nhờ bảo quản bằng ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, vì vậy bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày ?
A. Do ozon là một khí độc	
B. Do ozon độc và đẽ tan trong nước hơn oxi
C. Do ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.
D. Do ozon có tính tẩy màu
Khí N2 bị lẫn tạp chất là khí oxi. Chọn cách nào sau đây để loại bỏ oxi để thu được N2 tinh khiết ?
A. Cho hỗn hợp đi qua kiềm.	B. Cho hỗn hợp đi qua phot pho.
C. Cho hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc.	D. Cho hỗn hợp đi qua CuO, đun nóng.
Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng thuốc thử là
A. Nước. B. Dung dịch KI và hồ tinh bột 
C. Dung dịch CuSO4 D. Dung dịch H2SO4.
Người ta điều chế oxi trong công nghiệp bằng cách nén và làm lạnh không khí ở nhiệt độ thấp hơn – 1830C, lúc này oxi tồn tại ở thể lỏng và sẽ dễ dàng tách rời với nitơ ở thể khí.
	Đến thế kỉ 20, người ta sử dụng một quy trình khác để sản xuất oxi. Khi đun nóng bari oxit (BaO) đến 5400C, nó sẽ tác dụng dễ dàng với oxy tạo thành bari peoxit (BaO2) trong không khí nitơ không tác dụng với BaO ở bất kỳ nhiệt độ nào. Khi nung đến 9200C, bari peoxit sẽ nhiệt phân thành khí oxi và bari oxit (sẽ tái chế)
	Lựa chọn nào sau đây là nguồn để điều chế oxy theo quy trình trên ?
	A. Không khí	B. Oxy lỏng
	B. Bari peoxit	D. Bari oxit tái chế. 
Hãy giải thích vì sao:
a) Trong hợp chất cộng hoá trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hoá là –2.
b) Trong hợp chất cộng hoá trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hoá là +4 và cực đại là +6.
Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH thấp dưới 5, 6. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất do con người sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu  khác. Việc đốt cháy các loại nhiên liệu hóa thạch là một nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Chuỗi mô tả sự hình thành mưa axit là
A. S + O2    SO2 + O2    SO3 + H2O → H2SO4
B. S + O2    SO2 + H2O → H2SO3
C. C + O2    CO2 + H2O → H2CO3
D. P + O2    P2O5 + H2O → H3PO4
3. Vận dụng 
Trong các nhận định sau, nhận định nào là không đúng khi nói về khí oxi ?
A. Oxi thể hiện tính khử khi phản ứng với F2 tạo OF2
B. Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp
C. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử
D. Oxi là phi kim hoạt động
Trộn 11,7 gam Kali với một lượng dư phi kim ở nhóm VIA. Đun nóng hỗn hợp trong bình kín không có oxi thu được 16,5 g muối. Tên phi kim đó là
A. Lưu huỳnh B. Oxi C. Selen D.Telu
Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
 HD: Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. 
 Hg + S HgS
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
Cho 12 gam Mg tác dụng hoàn với 16 gam O2. Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam oxit ?
A. 10 g	B. 15 g	C. 20 g	D. 25 g
Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là
A. 25%. 	B. 30%. 	C. 40%. 	D. 50%.
Dẫn 2,24 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Thành phần % thể tích của O3 trong X là
A. 50%. 	B. 25%. 	C. 75%. 	D. 45%.
Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 là 18. Thành phần phần trăm theo thể tích của oxi và ozon trong hỗn hợp khí lần lượt là 
A.80% và 20%         	 B.75% và 25%           
C.25% và 75%         	 D.60% và 40% 
Để điều chế khí oxi người ta có thể dùng KClO3 theo phương trình phản ứng:
2KClO3 à 2KCl + 3O2 (MnO2, t0)
	Vậy, khi dùng 24,5g KClO3 để điều chế khí oxi thì thể tích khí thu được (đktc) là
	A. 4,48 lít	B. 6,72 lít	C. 2,24 lít	D. 8,96 lít.
4. Vận dụng cao
Cho các phát biểu sau:
(1): Khi thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí, ta phải đặt miệng bình úp xuống
(2): Các phản ứng hóa học có lưu huỳnh tham gia đều phải đun nóng
(3): Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi vì ozon dễ bị phân hủy sinh ra oxi nguyên tử
(4): Ozon dễ tan trong nước hơn so với oxi do phân tử ozon kém phân cực hơn oxi
(5): Oxi phản ứng với hầu hết các phi kim, trừ nhóm halogen
	Số phát biểu đúng là	A. 3	 B. 2	C. 5	D. 4
Trộn 22,4 gam bột Fe với 9,6 gam bột S rồi nung trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hoà tan X bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96.                                   B. 11,20.                     C. 13,44.                     D. 15,68.
Sắp xếp tính oxi hóa của oxi, ozon và lưu huỳnh theo thứ tự tăng dần. Viết phương trình hóa học của các phản ứng để chứng minh.
HD. Tính oxi hóa của S < O2 < O3
Chứng minh: O3 + 2Ag → Ag2O + O2 ; S và O2 không phản ứng.
	 2O2 + 3Fe → Fe3O4 (đun nóng)
	 S + Fe → FeS (đun nóng)
Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X ?
A. 1,2 mol. 	B. 1,5 mol. 	C. 1,6 mol. 	D. 1,75 mol.
Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
	A. 7,4 gam. 	B. 8,7 gam. 	C. 9,1 gam. 	D. 10 gam.
Nung m gam hhX gồm Fe và S trong bình kín không chứa oxi. Đem chất rắn thu được tác dụng với dd HCl dư thu được 3,8 gam chất rắn A, ddB và 4,48 lít khí Y. Y tác dụng với dd Cu(NO3)2 dư thu được 9,6 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng là
	A. 50%	B. 30%	C. 45,7%	D. 54,3%
11,2 lit (đkc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm magiê và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của 2 kim loại. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A? thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B?
So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân huỷ hoàn toàn KMnO4, KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau)
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân huỷ.
b) Lấy cùng lượng các chất đem phân huỷ
5. Thiết kế tiến trình dạy học (thời lượng: 2 tiết dạy trên lớp)
5.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng tuần hoàn;
- Dụng cụ, hóa chất điều chế, thử tính chất oxi,tính chất lưu huỳnh;
- Sơ đồ tranh ảnh về lỗ thủng tầng ozon, tác động của núi lửa;
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm;
- Giáo án powerpoint và đáp án các nhiệm vụ.
5.2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa hóa 10 nâng cao
5.3. Phương pháp dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề, tích hợp liên môn: sinh học, GDCD,
- Học theo góc, học tập hợp tác (kỹ thuật khăn trải bàn, thảo luận nhóm);
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm, thiết bị dạy học, tranh ảnh, sách giáo khoa;
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy, kỹ thuật KWL.
5.4. Các hoạt động dạy học:
Bắt đầu giờ học, GV đặt nêu vấn đề giới thiệu nội dung chuyên đề học sinh cần nghiên cứu
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS thảo luận ghi ‎ý kiến vào sơ đồ KWL dưới đây
SƠ ĐỒ KWL
Nội dung: Oxi, ozon và lưu huỳnh
Em hãy liệt kê tất cả những gì em đã biết về oxi, ozon, lưu huỳnh
Họ và tên HS:...................................................................................
Lớp: .........................
Điều đã biết (Know)
Điều muốn biết (Want)
Điều học được (Learned)
Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo nguyên tử - phân tử, tính chất vật lí và tính chất hóa học của ‎oxi, lưu huỳnh
- GV sử dụng phương pháp dạy học theo góc “trải nghiệm”, “quan sát” và “phân tích”.
- Góc “phân tích”: HS đọc SGK để trả lời câu hỏi và rút ra các kiến thức về cấu tạo nguyên tử-phân tử oxi, ozon, tính chất hóa học của ozon. So sánh tính oxi hóa của oxi, ozon và viết phương trình hóa học của các phản ứng để chứng minh.
- Góc “trải nghiệm” và “quan sát” :
+ HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm điều chế oxi, quan sát bình thu khí oxi để biết trạng thái,màu sắc, mùi vị và tính tan;
+ HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm nghiên cứu tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh.
	- Thí nghiệm oxi tác dụng với C2H5OH;
	- Thí nghiệm đốt Mg ngoài không khí;
	- Thí nghiệm lưu huỳnh tác dụng với oxi.
+ HS quan sát các thí nghiệm đã thực hiện, viết các phương trình hóa học xảy ra;
+ HS rút ra tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh.
Góc “áp dụng”: Cho học sinh áp dụng để giải bài tập
Phiếu học tập: Góc “áp dụng”
Bài 1. Nhận biết các khí sau đây chứa trong các bình riêng biệt: O2, N2, O3, Cl2.
Bài 2. Cho hỗn hợp A gồm O2 và O3.Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp biết tỉ khối của A đối với CO2 bằng 1.
A.O2:75%, O3:25% B.O2:25%, O3:75% C.O2:40%, O3:60% A.O2:60%, O3:40%
Bài 3. Nung 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp rắn X.Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa bột sắt va bột lưu huỳnh:
A.50% B.60% C.70% D.80%
 Chuấn bị việc học tập theo góc. Chuấn bị nghiên cứu các hoạt động của các góc.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng, thiết bị dạy học
5 phút
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu các góc và các nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc(4 góc)
- Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa chọn các góc
- Ngồi theo nhóm
- Quan sát và lắng nghe
- Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn các góc theo tổ
- Máy chiếu, các dụng cụ hóa chất thí nghiệm
	PHIẾU HỔ TRỢ( giúp HS thực hiện góc “áp dụng”)
-Kiến thức 1:
Các khí O2 N2 Cl2 O3 
Màu sắc: Không màu không màu Vàng lục Xanh da trời
Tính tan trong nước Ít tan không tan Tan Ít tan
Tác dụng với C đỏ Có không không Có
-Kiến thức 2:Điều chế ozon 3O2 .....tia lửa điện→ 2O3
-Kiến thức 3:Tính chất hóa học của lưu huỳnh
 S + H2 → H2S
 nS + 2M → M2Sn 
 (Thể hiện tính oxi hóa của lưu huỳnh)
 S + O2 → SO2 (Thể hiện tính khử của lưu huỳnh) 
Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng, thiết bị dạy học
45 phút
- Yêu cầu các tổ thực hiện các nhiệm vụ ở các góc, mỗi góc trong thời gian 15 phút, rồi luân chuyển sang góc khác
- Hướng dẫn các tổ thực hiện nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm.
- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập.Sử dụng kỹ thuật:
“khăn trải bàn”
- Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập.
- Sách giáo khoa hóa 10 nâng cao
- Các hướng dẫn nhiệm vụ ở các góc
- Bút dạ, băng dính, giấy A0
- Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất
- Máy chiếu projecter
Báo cáo kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ ở các góc
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng, thiết bị dạy học 
15 phút
- Hướng dẫn HS báo cáo kết quả
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả ở các góc phân tích, quan sát, trải nghiệm. Yêu cầu các tổ nhận xét, phản hồi.
- GV nhận xét, tổng kết về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi, ozon, lưu huỳnh
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các tổ còn lại lắng nghe quan sát sản phẩm, đưa ‎ kiến bổ sung, lắng nghe ghi nhớ kết luận mà GV chốt lại, sau đó ghi lại các nội dung đã được GV kết luận và chốt lại
- Các thí nghiệm HS tiến hành
- Máy chiếu, đáp án
Hoạt động 3: Điều chế oxi, ozon. Khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên và ứng dụng của oxi, ozon, lưu huỳnh.
a. Điều chế oxi
GV yêu cầu HS nêu các phản ứng có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và viết phương trình hóa học.
b. Điều chế ozon
HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm cho biết phản ứng điều chế ozon từ oxi.
c. Khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên 
HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm cho biết lưu huỳnh trong tự nhiên được khai thác như thế nào?
d. Ứng dụng của oxi, ozon, lưu huỳnh.
- Để nghiên cứu ứng dụng của oxi, ozon, lưu huỳnh, GV có thể yêu cầu HS đọc SGK để trả lời oxi, ozon, lưu huỳnh có những ứng dụng gì?, những ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của các đơn chất trên?
- Ngoài ra GV có thể yêu cầu HS từ thực tiễn cuộc sống tìm thêm những ứng dụng khác(hoạt động hướng dẫn về nhà)
- GV chiếu video về các nguyên nhân gây thủng tầng ozon.
- Tích hợp với môn Sinh học về phản ứng quang hợp tạo thành oxi trong tự nhiên
- GV giáo dục cho HS không nên chặt phá rừng bừa bãi, khuyến khích trồng cây xanh để tạo môi trường sống lành mạnh(cách mạng xanh)
- GV chiếu một số hình ảnh về khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên và hoạt động của núi lửa.
Hoạt động 4: Hướng dẫn bài tập về nhà
Ngoài hình thức yêu cầu HS làm bài tập củng cố trong SGK, SBT, GV có thể mở rộng giúp HS liên hệ các kiến thức thực tế bằng cách đặt câu hỏi yêu cầu HS về nhà tìm hiểu (làm việc cá nhân, hoặc làm việc nhóm) và viết một bảng trình bày về một trong các nội dung sau:
- Ứng dụng oxi, lưu huỳnh trong thực tiễn
- Tác động của oxi, ozon đến môi trường sống
Các bài tập áp dụng:
Câu 1. Cho các chất sau: KClO3, KNO3, KMnO4, H2O, Ag2O. Dãy gồm các chất điều chế O2 trong phòng thí nghiệm:
	A. KClO3, KNO3, KMnO4.	B. KNO3, H2O, Ag2O.	
 C. KMnO4, H2O, Ag2O.	D. KClO3, KNO3, H2O.
Câu 2. Chọn câu sai khi nói về ứng dụng của ozon?
A. Một lượng nhỏ ozon (10-6 % về thể tích) trong không khí làm cho không khí trong lành hơn.
B. Không khí chứa lượng lớn ozon có lợi cho sức khoẻ.
C. Dùng ozon để tẩy trắng các loại bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
D. Dùng ozon để tẩy trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng.
 Câu 3. Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian ozon phân hủy hết thấy thể tích tăng lên 3 lít so với ban đầu. Thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 3 lít và 6 lít.	B. 2 lít và 4 lít. 	C. 3 lít và 4 lít.	 D. 4 lít và 2 lít. 
Câu 4: Khi cho O3 tác dụng lên giấy tẩm dung dịch hồ tinh bột và KI, thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do
A. Sự oxi hóa tinh bột 	B. Sự oxi hóa kali 
C. Sự oxi hóa Iotua	D. Sự oxi hóa ozon
Câu 5.* 11,2 lit (đkc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm magiê và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của 2 kim loại. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A? thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B? 
6.Góp ý:
Ưu điểm:Soạn chu đáo, rõ ràng, có sử

File đính kèm:

  • docBai_29_Oxi_Ozon.doc