Giáo án Hóa học 10 - Bài 26: Luyện tập halogen

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1.Tiếp tục ôn tập về tính chất, phương pháp điều chế của các đơn chất halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

2. Rèn luyện môt số kĩ năng giải bài tập hóa học cơ bản.

II. CHUẨN BỊ :

• Giáo viên : sách giáo khoa, đề các bài tập.

• Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, giấy nháp, máy tính.

 

docx4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 26: Luyện tập halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM
TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN 
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC LỚP 10
 BÀI 26 : Luyện tập
HALOGEN
(Tiết 49)
Họ và tên giáo sinh kiến tập: Lê Kiều Oanh
Trường RLNVSP: Trường THPT Trần Khai Nguyên
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Xuân Hùng
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Tiếp tục ôn tập về tính chất, phương pháp điều chế của các đơn chất halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.
2. Rèn luyện môt số kĩ năng giải bài tập hóa học cơ bản.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : sách giáo khoa, đề các bài tập.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, giấy nháp, máy tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
-Phát đề các bài tập cho HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Câu 1
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 người
-Gọi HS lên bảng giải
-Gọi HS nhận xét
-Chỉnh sửa
Hoạt động 2 : Câu 2
-Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài
-Gọi HS lên bảng trình bày
-Gọi HS nhận xét
-Chỉnh sửa
Hoạt động 3 : Câu 3
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 người
-Gọi HS lên bảng trình bày
-Gọi HS nhận xét
-Chỉnh sửa
Hoạt động 4 : Câu 4
-Yêu cầu HS suy nghĩ
-Gọi HS lên bảng trình bày
-Gọi HS nhận xét
-Chỉnh sửa
-HS trình bày cách giải
-Nhận xét
-HS trình bày cách giải
-Nhận xét
-HS trình bày cách giải
-Nhận xét
-HS trình bày cách giải
-Nhận xét
Câu 1.
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
CuO + HCl CuCl2 + H2O
AlCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Al(NO3)3
CuCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Cu(NO3)2 
a)Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Al, Cu, CuO
Ta có hệ phương trình:
27x + 64y + 80z = 19,8
3x + 2z = 0,8
1,5x = 0,3
Suy ra: x = 0,2 ; y = 0,1 ; z = 0,1
%mCuO = 40,4% 
b)C%AlCl3= 15,55%
C%CuCl2 = 15,73%
c)mAgCl = *143,5=22,96g
Câu 2.
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
Vdd=0,1x2x2=0,4l
CM NaCl=0,1/0,4=0,25M = CM NaClO
Câu 3.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
2Al + 3Cl2 2AlCl3
a)Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe và Al
Ta có hệ phương trình:
127x + 133,5y = 32,725
1,5x + 1,5y = 0,1875 * 2
Suy ra x = 0,1 ; y = 0,15
mFe= 0,1*56= 5,6g
mAl=0,15*27=4,05g
%mFe= 58,03%
%mAl= 41,97%
b) nHCl pu= 2*0,1+3*0,15= 0,65mol
nHCl dư = 0,5*1,4 – 0,65 = 0,05 mol
CM HCl dư= 0,05/0,5 = 0,1M
CM FeCl2 = 0,1/0,5 = 0,2M
CM AlCl3 = 0,15/0,5 = 0,3M
Câu 4. 
Phần 1.
3Fe + 2O2 Fe3O4
4M + nO2 2M2On
Phần 2.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2M + 2nHCl 2MCln + nH2
Phần 3.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
2M + nCl2 2MCln
a)Gọi x là số mol của Fe trong từng phần
Ta có 1,5x – x = 0,5x = 1,5 – 1,2
Suy ra x = 0,6
nM= 0,6*2/3 = 0,4 mol
mM2On = 66,8 – 0,2*232 = 20,4g
2M + 16n = 20,4 / 0,2 = 102
Biện luận 
n = 1 M = 43 (loại)
n = 2 M = 35 (loại)
n = 3 M = 27 (Nhôm)
Kết luận : Vậy M là kim loại nhôm
b) %mFe = 75,68%
%mAl = 100 - 75,68 = 24,32%
Luyện tập (tt)
Câu 1.Cho 19,8g hỗn hợp Al, Cu, CuO tác dụng vừa đủ với 73g dung dịch HCl 40%, thu được 6,72l khí thoát ra.(đktc)
a) Tính phần trăm khối lượng của oxit đồng
b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng
c) Cho 1/5 dung dịch X tác dụng hết với dung dịch AgNO3. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 2. Cho 8,7g MnO2 vào dung dịch HCl đặc dư, đun nóng thu được khí X. Dẫn khí X qua dung dịch NaOH 2M (vừa đủ) thu được dung dịch Y. Tính nồng độ mol các chất trong Y.
Câu 3.Hòa tan m g hỗn hợp X gồm sắt và nhôm vào 500ml dung dịch HCl 1,4M (dư),thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 32,725g hỗn hợp muối khan. Mặt khác nếu cho m/2 hỗn hợp tác dụng với clo thì cần vừa đủ 4,2l khí clo (đktc)
a) Tính m và phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X
b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A
Câu 4.Hỗn hợp X chứa Fe và kim loại M ( M có hóa trị không đổi) với tỉ lệ mol của Fe : M = 3:2. Chia X làm 3 phần bằng nhau:
Phần 1: đốt cháy hết trong oxi dư thu được 66,8g hỗn hợp gồm Fe3O4 và M2On
Phần 2: hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 26,88l khí (đktc) và một dung dịch trong suốt
Phần 3: tác dụng vừa đủ với 33,6l khí clo (đktc)
a) Xác định kim loại M
b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

File đính kèm:

  • docxBai_26_Luyen_tap_Nhom_halogen.docx
Giáo án liên quan