Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Từ Chí Linh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
2. Kỹ năng
Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.
3. Thái độ
Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu, vẽ hình và tính toán. Thấy được hình ảnh cảu một số vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBH, bảng phụ, thước thẳng, SGK, compa
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, bài tập, compa
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Số tiết: 01 Ngày soạn: 11/11/2019 Tiết theo ppct: 29 Tuần dạy: 15 §7: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nhận biết được ba vị trí tương đối của hai đường tròn. - Phát biểu được tính chất của tiếp điểm so với đường nối tâm của hai đường tròn tiếp xúc nhau, tính chất hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm đối với hai đường tròn cắt nhau. - Vận dụng được tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào bài tập về tính toán và chứng minh. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng vẽ hình. - Phân loại được tính chất giao điểm, tiếp điểm với đường nối tâm trong từng trường hợp. 3. Thái độ - Nghiêm túc và hứng thú học tập. - Hăng hái phát biểu xây dựng bài. 4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBH, bảng phụ, thước thẳng, SGK, compa 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, bài tập, compa III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1) Ổn định lớp: KTSS 2) Kiểm tra bài cũ 3) Thiết kế tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến sản phẩm 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: HS cũng cố cá vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn. * Phương thức: vấn đáp, giải quyết vấn đề. – Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn. HS: đứng tại chỗ trả lời SGK Vẽ hai đường tròn ( O ; R ) và ( O’; r) nêu các vị trí tương đối có thể xảy ra. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ba vị trí tương đối của hai đường tròn * Mục tiêu: HS xác định được ba vị trí tương đối của hai đường tròn, mối quan hệ với số giao điểm của hai đường tròn. * Phương thức: HĐ cá nhân, giải quyết vấn đề, thuyết trình, trực quan. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung chính ? Vì sao 2 đường tròn phân biệt không thể có quá 2 điểm chung? GV vẽ đường tròn cố định dùng đường tròn khác dịch chuyển để HS thấy được vị trí tương đối của 2 đường tròn GV cho HS quan sát H85 GV vẽ hình ? Khi nào 2 đường tròn cắt nhau? GV giới thiệu 2 đường tròn cắt nhau– giao điểm; dây chung GV treo bảng phụ hình 86 SGK ? Thế nào là hai đường tròn tiếp xúc ? ? Hai đường tròn tiếp xúc có những vị trí nào ? GV giới thiệu vị trí 2 đường tròn không giao nhau ? Nhận xét về số điểm chung HS trả lời Do nếu có 3 điểm chung thì qua 3 điểm chỉ xác định 1 đường tròn nên 2 đường tròn đó trùng nhau, tức là ko phải 1 đường tròn phân biệt. HS quan sát và nghe GV trình bày HS vẽ hình vào vở HS: 2 đường tròn có 2 điểm chung HS 2 đường tròn có 1 điểm chung HS : tiếp xúc trong và tiếp xúc ngoài HS không có điểm chung 1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn: a) Hai đường tròn cắt nhau có hai điểm chung A và B AB dây chung b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau * Tiếpxúcngoài * Tiếp xúc trong c) Hai đường tròn không giao nhau * Ngoài nhau: * Đựng nhau: Hoạt động 2: Tính chất đường nối tâm * Mục tiêu: HS biết đường nối tâm và chứng minh được định lý về đường nối tâm * Phương thức: Nêu vấn đề, quan sát. GV từ hình vẽ 2 đường tròn ngoài nhau giới thiệu đường nối tâm ? Tại sao đường nối tâm OO’ là trục đối xứng của hình gồm hai đường tròn ? GV cho HS làm ?2 GV gọi 1 HS lên bảng làm câu a GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu b ? Qua ?2 có kết luận gì về quan hệ giữa đường nối tâm và 2 điểm chung của hai đường tròn cắt nhau, quan hệ giữa đường nối tâm và 1 điểm chung của hai đường tròn tiếp xúc nhau ? GV chính xác hoá câu trả lời của HS sau đó giới thiệu định lý (t/c đường nối tâm) HS nghe hiểu HS :đường kính là trục đối xứng của mỗi đường tròn HS suy nghĩ làm ?2 HS: Ta có: + OA = OB = R(O) Þ O thuộc đường trung trực của AB + O’A = O’B = R(O’) Þ O’ thuộc đường trung trực của AB Þ OO’: đường trung trực của AB HS lớp nhận xét, chữa bài HS: (O) và (O’) tiếp xúc tại A Þ O ; O’; A thẳng hàng HS đọc định lý 2. Tính chất đường nối tâm : Đường thẳng OO’: đường nối tâm Đoạn OO’: Đoạn nối tâm ?2 a) Ta có: + OA = OB = R(O) O thuộc đường trung trực của AB + O’A = O’B = R(O’) O’ thuộc đường trung trực của AB OO’: đường trung trực của AB b) (O) và (O’) tiếp xúc tại A O ; O’; A thẳng hàng * Định lý : (SGK) + Cho (O) và (O’) cắt nhau tại A và B OO’ ^ AB tại I ; IB = IA 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ * Mục tiêu: HS nhận biết và chứng minh được mối liên hệ giữa đường nối tâm và đường nối 2 giao điểm của hai đường tròn cắt nhau. * Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, hỏi đáp. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến sản phẩm ? Hai đường tròn có những vị trí nào xảy ra ? ? Nêu tính chất đường nối tâm GV cho HS làm ?3 ? Quan sát hình vẽ xét xem 2 đường tròn có vị trí ntn ? ? Chứng minh BC// OO’ cần chứng minh điều gì ? GV yêu cầu HS trình bày chứng minh ? Bài tập trên đã sử dụng kiến thức nào ? HS nhắc lại HS đọc ?3 và nêu yêu cầu của bài HS 2 đường tròn cắt nhau HS: BC // OO’ T/c đường TB của D OA = OC ; IA = IB HS trình bày chứng minh HS: vị trí tương đối của 2 đường tròn ; tính chất đường nối tâm, đường TB của D ; tiên đề Ơclit. ?3 a) 2 đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A,B b) Gọi I là giao điểm của AB và OO’ Xét D ABC ta có: OA = OC = R; IA = IB OI // CB (tính chất đường TB của tam giác) OO’ // BC Xét D ACD có IO’ // BD C, B, D thẳng hàng (theo tiên đề Ơclit) 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng vị trí tương đối hai đường tròn và tính chất đường nối tâm * Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến sản phẩm Cho đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Từ A kẻ lần lượt các tiếp tuyến với (O) và (O'), các tiếp tuyến này cát đường tròn (O) và (O') lần lượt tại D và C. Gọi I là trung điểm của OO'. Lấy K sao cho I la trung điểm của AK. a) Chứng minh OO'//KB và KB ⊥ AB. b) Chứng minh tứ giác OAO'K là hình bình hành. c) Chứng minh ΔKAD và ΔKAC cân. GV: hướng dẫn HS thực hiện a) Ta có: AB có trung trực là OO' ⇒ IA = IB = IK ⇒ Δ ABK vuông tại B ⇒ AB ⊥ BK mà AB ⊥ OO' ⇒ OO' // BK. b) Tứ giác OAO'K có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường ⇒ tứ giác OAO'K là hình bình hành c) Ta có: OK//O'A và O'A ⊥ AD ⇒ OK ⊥ AD ⇒ OK là trung trực của AD ⇒ KA = KD hay tam giác KAD cân Tương tự ta chứng minh được O'K là trung trực của AC ⇒ KA = KC hay tam giác KAC cân 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: : - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. * Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến sản phẩm - Nắm vững 3 vị trí tường đối của 2 đường tròn, tính chất đường nối tâm. - Làm bài tập 33; 34 (SGK). Số tiết: 01 Ngày soạn: 11/11/2019 Tiết theo ppct: 29 Tuần dạy: 15 §8: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN(tiếp theo ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn. 2. Kỹ năng Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. 3. Thái độ Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu, vẽ hình và tính toán. Thấy được hình ảnh cảu một số vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế. 4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBH, bảng phụ, thước thẳng, SGK, compa 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, bài tập, compa III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1) Ổn định lớp: KTSS 2) Kiểm tra bài cũ 3) Thiết kế tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến sản phẩm 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: HS cũng cố cá vị trí tương đối của hai đường tròn. * Phương thức: vấn đáp, giải quyết vấn đề. GV: Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn. GV: phát biểu tính chất đường nối tâm GV: nhận xét HS: đứng tại chỗ trả lời HS: nhận xét SGK -Các em đã biết hai đường tròn phân biệt có 3 vị trí tương đối: cắt nhau, tiếp xúc nhau, không giao nhau. Vấn đề đặt ra là ở mỗi vị trí, đoạn nối tâm và các bán kính có mối liên quan già hay không? 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính * Mục tiêu: HS hiểu hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. * Phương thức: HĐ cá nhân, giải quyết vấn đề, thuyết trình, trực quan. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung chính -GV: trong mục này ta xét hai đường tròn (O;R) và (O’;r) trong đó Rr 1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. a)Hai đường tròn cắt nhau -GV treo bảng vẽ hình90_SGK. -HS vẽ hình -Có nhận xét gì về độ dài OO’ với các bán kính R, r? Hãy chứng minh điều đó? AOO’ có: OA+O’A>OO’>OA-O’A Hay R+r>OO’>R-r. -Đó chính là yêu cầu của (GV ghi kết luận) -HS ghi vào vở. (O) cắt (O’) R-r<OO’<R+r b)Hai đường tròn tiếp xúc nhau -GV treo bảng vẽ hình91,92_SGK. -HS vẽ hình -Hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm và hai tâm quan hệ thế nào? -Nằm trên cùng một đường thẳng. -Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì OO’ và R, r quan hệ như thế nào? -Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì A nằm giữa O và O’ OO’=OA+AO’ OO’=R+r (O) tiếp xúc ngoài (O’) OO’=R+r -Nếu (O) và (O’) tiếp xúc trong thì OO’ và R, r quan hệ như thế nào? -Khi đó O’ nằm giữa A và O OO’+O’A=OA OO’=OA-O’A OO’=R-r -Gv ghi kết luận vào dưới mỗi hình vẽ. -HS ghi bài (O) tiếp xúc ngoài (O’) OO’=R-r c)Hai đường tròn không giao nhau. -GV treo hình93 lên bảng -HS quan sát, vẽ vào vở -Nếu (O) và (O’) ở ngoài nhau thì đoạn nối tâm OO’ và tổng R+r như thế nào? OO’=OA+AB+BO’=R+r+AB Suy ra OO’>R+r. (O) và (O’) ở ngoài nhau OO’>R-r -GV đưa tiếp hình94. Trong trường hợp (O) đựng (O’) hãy so sánh OO’ và R-r? OO’+O’B+AB=OA OO’+AB=OA-O’B OO’<R-r -GV ghi kết luận dưới hình vẽ. -HS ghi vào vở (O) và (O’) đựng nhau OO’<R-r -Khi O trùng O’ thì đoạn nối tâm OO’ bằng bao nhiêu? -OO’=0 -Người ta c/m được các mệnh đề đảo của các mệnh đề trên cũng đúng.(GV ghi mũi tên chiều ngược lại) -HS lắng nghe và ghi chép -Từ kết quả trên ta cód bảng tóm tắt.(GV treo bảng tóm tắt chưa điền các hệ thức) -HS lên bảng điền hoàn thành bảng. Bảng tóm tắt hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.(SGK) Hoạt động 2: Tiếp tuyến chung của hai đường tròn * Mục tiêu: HS biết khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn. * Phương thức: Nêu vấn đề, quan sát. 2.Tiếp tuyến chung của hai đường tròn. -GV giới thiệu tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó. -HS lắng nghe Đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn là tiếp tuyến chung. -GV treo bảng h95 minh họa HS quan sát -Ở hình96 có tiếp tuyến chung của hai đường tròn không -m1 và m2 là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’). -Các tiếp tuyến d1, d2 và các tiếp tuyến m1, m2 đối với đoạn nối tâm OO’ có gì khác nhau? - d1, d2 không cắt đừơng nối tâm OO’. - m1, m2 cắt đừơng nối tâm OO’. -GV giới thiệu tiếp tuyến chung ngoài và trong. -HS lắng nghe và ghi bài -Tiếp tuyến chung không cắt OO’ là tiếp tuyến chung ngoài. -Tiếp tuyến chung cắt OO’ là tiếp tuyến chung trong. -GV treo bảng vẽ hình 97, y/c HS làm -HS quan sát hình -HS đứng tại chỗ trả lời. +H97a) có tiếp tuyến chung ngoài d1, d2, tiêpớ tuyến chung trong m. +H97b) có tiếp tuyến chung ngoài d1, d2. +H97c) có tiếp tuyến chung ngoài d. +H97d) không có tiếp tuyến chung. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ * Mục tiêu: HS nhận biết và hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính vào bài tập * Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, hỏi đáp. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến sản phẩm -GV treo bảng kẻ bài 35_tr122 Cả lớp điền bằng bút chì vào SGK. -1HS lên bảng điền D1: 0; d<R-r; D2: Ở ngoài; d>R+r; D3: 1; d=R+r; D4: Tiếp xúc trong; 1; D5: Cắt nhau; R-r<d<R+r. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng vị trí tương đối hai đường tròn và tính chất đường nối tâm * Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến sản phẩm Câu 2: Trang 122 sách VNEN 9 tập 1 Đố: Trên các hình 128a, 128b, 128c, các bánh xe tròn có răng cưa được khớp với nhau. Trên hình nào hệ thống bánh răng chuyển động được? Trên hình nào hệ thống bánh răng không chuyển động được? GV: hướng dẫn học sinh Trong hệ thống các bánh xe răng cưa thì hai bánh xe răng cưa tiếp xúc ngoài chuyển động ngược chiều nhau, hai bánh răng cưa tiếp xúc trong chuyển động cùng chiều nhau. Vì vậy hệ thống bánh răng ở hình 128a, hình 128b chuyển động được. Hệ thống bánh răng ở hình 128c không chuyển động được. 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: : - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. * Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dự kiến sản phẩm Tân Sơn ngày..//2019 Duyệt của Tổ phó Mai Thanh Hùng -Nắm vững các vị trí tương đối của hai đường tròn cùng các hệ thức tương ứng, tính chất đường nối tâm. -Làm Btập 36, 37_tr123. -Đọc phần “Có thể em chưa biết”
File đính kèm:
- hh 9 tuan 15.docx