Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22, Bài 12: Hình vuông - Năm học 2019-2020
IV. Tiến trình bài mới
1. Khởi động :
– Các câu sau đúng hay sai?
1. Hình chữ nhật là hình bình hành. (Đ)
2. Hình chữ nhật là hình thoi. (S)
3. Trong hình thoi, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau. (Đ)
4. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là các đường phân giác các góc của hình CN. (S)
5. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. (S)
6. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. (Đ)
7. Tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. (S)
8. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. (Đ)
2. Hình thành kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu định nghĩa hình vuông
* GV chuyển giao nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân: GV vẽ tứ giác ABCD lên bảng.
Quan sát nêu đặc điểm của tứ giác đó?
* HS thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu sgk và hoàn thành kết quả vào nháp.
* HS báo cáo
2 -3 HS báo cáo kết quả , các HS khác nhận xét và bổ sung
* GV đánh giá – kết luận
Tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông
GV kết luận: Tứ giác ABCD là 1 hình vuông.
Vậy tứ giác ABCD là hình vuông
- GV khẳng định: Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi, và đương nhiên là hình bình hành.
Ngày soạn : 8. 11. 2019 Tiết 22. §12: HÌNH VUÔNG Ngày dạy Lớp – Sỹ số I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi. 2. Kĩ năng: Biết vẽ một hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông. Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và trong các bài toán thực tế. 3. Thái độ: Rèn ý thức học cho HS. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: Bồi dưỡng năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sử dụng ngôn ngữ toán học; năng lực tìm tòi, sáng tạo; tính toán; phẩm chất tự tin, trung thực, trách nhiệm. II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học Hình thức: nội khóa Phương pháp: giải quyết vấn đề , hoạt động nhóm Kĩ thuật dạy học: sơ đồ tư duy III. Chuẩn bị Phương tiện thiết bị: GV: máy chiếu, thước, phấn màu, thước kẻ, compa, thước đo góc HS: bảng nhóm, đồ dùng học tập Học liệu : SGK, STK IV. Tiến trình bài mới 1. Khởi động : – Các câu sau đúng hay sai? 1. Hình chữ nhật là hình bình hành. (Đ) 2. Hình chữ nhật là hình thoi. (S) 3. Trong hình thoi, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau. (Đ) 4. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là các đường phân giác các góc của hình CN. (S) 5. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. (S) 6. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. (Đ) 7. Tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. (S) 8. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. (Đ) 2. Hình thành kiến thức HĐ 1: Tìm hiểu định nghĩa hình vuông D C B A * GV chuyển giao nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân: GV vẽ tứ giác ABCD lên bảng. Quan sát nêu đặc điểm của tứ giác đó? * HS thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu sgk và hoàn thành kết quả vào nháp. * HS báo cáo 2 -3 HS báo cáo kết quả , các HS khác nhận xét và bổ sung * GV đánh giá – kết luận Tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông GV kết luận: Tứ giác ABCD là 1 hình vuông. Vậy tứ giác ABCD là hình vuông - GV khẳng định: Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi, và đương nhiên là hình bình hành. HĐ 2: Tìm hiểu tính chất của hình vuông * GV chuyển giao nhiệm vụ Cho HS hoạt động nhóm: Dựa vào nội dung 1 , em hãy rút ra tính chất của hình vuông? Yêu cầu HS làm ?1. * HS thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành kết quả vào nháp. * HS báo cáo Đại diện 2 nhóm HS báo cáo kết quả , các HS khác nhận xét và bổ sung * GV đánh giá – kết luận - Hình vuông có đầy đủ các tính chất của hình hình chữ nhật và hình thoi. ?1. Hai đường chéo của hình vuông: + Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. + Bằng nhau + Vuông góc với nhau. + Là đường phân giác các góc của hình vuông. HĐ 3: Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết hình vuông. * GV chuyển giao nhiệm vụ Cho HS hoạt động nhóm: nghiên cứu SGK và cho biết - Các dấu hiệu nhận biết hình vuông? - Thực hiện làm ?2. * HS thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành kết quả vào nháp. * HS báo cáo Đại diện 2 nhóm HS báo cáo kết quả , các HS khác nhận xét và bổ sung * GV đánh giá – kết luận * Dấu hiệu nhận biết hình vuông: SGK. * Nhận xét: Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông. ?2. a) Là hình vuông. b) Là hình thoi, không phải là hình vuông. c) Là hình vuông d) Là hình vuông. 3. Luyện tập *GV chuyển giao nhiệm vụ : Cho HS hoạt động theo nhóm nội dung bài 79/a - SGK * HS thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu, thảo luận, thống nhất kết quả. * HS báo cáo: Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét , bổ sung . * GV nhận xét, đánh giá GV nhận xét bài của các nhóm và chốt kiến thức. Bài 79- SGK 3cm A B C D Trong D vuông ADC: AC2 = AD2 + DC2 AC2 = 32 + 32 AC2 = 18 Þ AC = (cm) 4. Vận dụng *GV chuyển giao nhiệm vụ : Cho HS hoạt động theo nhóm nội dung bài 81 - SGK * HS thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu, thảo luận, thống nhất kết quả. * HS báo cáo: Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét , bổ sung . * GV nhận xét, đánh giá GV nhận xét bài của các nhóm và chốt kiến thức. Bài 81- SGK Xét àAEDF có: (gt) àAEDF là hình chữ nhật (DH1) Mặt khác AD là đường chéo lại là đường phân giác của góc A Vậy àAEDF là hình vuông (DH3) 5. Tìm tòi mở rộng. Bài tập: Đố: Có một tờ giấy mỏng gấp làm tư. Làm thế nào chỉ cắt một nhát để được hình vuông? V. Củng cố, dặn dò – Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. – Làm bài 79b, 80, 82 - SGK, bài 144,146 - SBT. – Chuẩn bị bài tiết sau luyện tập. Hoàng Xá, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Kí duyệt của Tổ chuyên môn Nguyễn Hữu Thưởng
File đính kèm:
- Chuong I 12 Hinh vuong_12821614.docx