Giáo án Hình học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Cẩm Tú

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn lại khái niệm về hai đường thẳng song song. Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

2. Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác của HS khi vẽ hình.

4. Xác định nội dung trọng tâm bài học:

- §inh nghÜa, kÝ hiÖu hai ®­êng th¼ng song song.

- Sö dông dông cô £ ke vÏ a//b.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung : NL tự học. NL hợp tác. NL giao tiếp. NL phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực tự quản lý. Năng lực tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)

- Năng lực chuyên biệt : NL tái hiện kiến thức, NL phân tích, suy luận rút ra kết luận, NL thành thạo các phép tính, NL sd ngôn ngữ toán học, NL nhận biêt 2 đường thẳng song song, NL vẽ hình, chứng minh

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

- GV: Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ.

- HS: Thước thẳng, thước đo góc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

 

doc93 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Cẩm Tú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
’y’ + y’z
Từ (1),(2),(3) 
=> xy= x’y’
Hoạt động 2: Bài tập thêm. (10 phút)
Đề bài:
Chứng minh rằng: Nếu hai góc nhọn xy và x’y’ có Ox//O’x’, Oy//O’y’ thì xy= x’y’.
GV gọi HS lên vẽ hình, 1 HS khác ghi GT, KL.
GV hướng dẫn HS kẻ đường thẳng OO’.
Nhận xét và sửa bài
->GV nhấn mạnh lại định lí này để sau này HS áp dụng làm bài.
HS: Đọc đề bài.
Lần lượt 2 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT - KL
Chú ý GV hướng dẫn.
G

Ox//O’x’
Oy//O’y’
xy và x’y’ <900
KL
xy= x’y’
HS: Cả lớp suy nghĩ làm bài.
Một HS lên bảng trình bày.
NL vẽ hình, chứng minh. Nl sử dụng các ngôn ngữ, kí hiệu hình học
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH.
1. Câu hỏi/ bài tập củng cố: (3 phút)
Câu hỏi 1: Định lí là gì? Định lí gồm những phần nào? Chứng minh định lí là gì ? (MĐ thông hiểu )
2. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà ôn lại các dạng bài tập đã làm. 
- BTVN: 54; 55; 56; 57 (SGK/102; 103); 43; 45 (SBT/82)
- Chuẩn bị bài: Ôn tập chương I.
Tuần 7	Ngày soạn: 4/10/2016
Tiết 14 	Ngày dạy: 6/10/2016
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. 
2. Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. Biết cách kiểm tra xem hai đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song không. Biết viết GT – KL và chứng minh một định lí.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác của HS.
4. Nội dung trọng tâm bài học: - HÖ thèng c¸c kiÕn thøc c¬ b¶n.
 - Sö dông dông cô th­íc, £ke...
 - TËp suy luËn
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : NL tự học. NL hợp tác. NL giao tiếp. NL phát hiện và giải quyết vấn đề.. Năng lực sáng tạo. Năng lực tự quản lý. Năng lực tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
- Năng lực chuyên biệt : NL tái hiện kiến thức. NL phân tích, suy luận rút ra kết luận, NL thành thạo các phép tính, NL sd ngôn ngữ toán học, NL vẽ hình, chứng minh. NL sd các công cụ toán học, NL hợp tác nhóm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, eke, phấn màu, bảng phụ. 
- HS: Thước thẳng, thước đo góc,eke. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới: 
Tiết này chúng ta cùng nhau hệ thống lại kiến thức của chương.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
1. Lý thuyết:
+) Đọc hình :
a)
b)
c)
d)
e)
g)
h)
+) Điền vào chỗ trống :
a) Hai góc đối đỉnh là hai góc có mỗi cạnh góc này là tia đối của một cạnh của góc kia 
b) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng cắt nhau tạo thành một góc vuông 
c) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng đó 
d) Hai đường thẳng a, b song song với nhau được ký hiệu là 
a // b
e) Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và có một cặp góc so le trong bằng nhau thì 
a // b 
g) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì 
- Hai góc so le trong bằng nhau 
- Hai góc đồng vị bằng nhau 
- Hai góc trong cùng phía bù nhau 
h) Nếu a ^ c và b ^ c thì a // b
i) Nếu a // c và b // c thì a // b
³Hoạt động 1: Lý thuyết. (16 phút)
GV phát phiếu học tập và treo bảng phụ các hình vẽ 
 ? Mỗi hình trong bảng sau cho ta biết kiến thức gì ? 
GV cho HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi
Nhận xét và sửa bài.
GV treo bảng phụ và phát phiếu học tập câu hỏi điền vào chỗ trống như SGV
GV cho HS thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập.
Gọi lần lượt các nhóm HS trả lời 
Lần lượt các nhóm HS trả lời
a) Hai góc đối đỉnh 
b) Đường trung trực của đoạn thẳng 
c) Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song 
d) Quan hệ ba đường thẳng song song 
e) Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song 
g) Tiên đề Ơclít 
h) Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba
Các HS khác nhận xét
HS: Các nhóm HS hoạt động.
Các nhóm HS trả lời 
Các HS khác nhận xét
NL tái hiện kiến thức, NL phân tích giải quyết vấn đề.
NL hợp tác nhóm 
NL tái hiện kiến thức cũ, NL sử dụng ngôn ngữ toán, kí hiệu toán hình, NL hợp tác nhóm
2. Bài tập:
Bài 55/ 103 (SGK)
Bài 56/ 104 (SGK)
Cách vẽ :
- Vẽ đoạn thẳng AB = 28mm
- Trên AB lấy điểm M sao cho AM = 14 mm 
- Qua M vẽ đường thẳng 
d ^ AB 
- d là đường trung trực của AB.
Bài 45/ 82 (SBT)
Ta có : d2 // AC 
Và d 1 ^ AC 
Nên d1 ^ d2
³Hoạt động 2: Bài tập. (23 phút)
GV cho HS làm bài tập 55/ 103 (SGK)
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình. 
Gọi lần lượt 2 HS lên bảng thực hiện vẽ hình theo yêu cầu bài tập
GV cho HS làm bài tập 56/ 104 (SGK)
Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình 
Các HS khác vẽ tại chỗ và nhận xét
Yêu cầu HS nêu cách vẽ.
Nhận xét và sửa bài.
GV cho HS làm bài tập 45/ 82 (SBT)
a) Vẽ 3 điểm A, B, C không thẳng hàng 
b) Vẽ đường thẳng d1 đi qua B vuông góc với đường thẳng AC
c) Vẽ đường thẳng d2 đi qua B và song song với AC
d) Vì sao d1 vuông góc với d2 ?
HS: Lên bảng vẽ
Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét
HS: Lên bảng vẽ
Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét
Trình bày cách vẽ.
HS: Lần lượt các HS lên bảng vẽ hình và trả lời câu hỏi đề bài.
Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét
NL vẽ hình, 
NL vẽ hình
Nl trình bày
NL vẽ hình, chứng minh
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH.
1. Câu hỏi/ bài tập củng cố: (3 phút)
Câu hỏi 1: Thế nào là hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc ? (MĐ nhận biết)
2. Dặn dò: (2 phút)
- Làm bài tập 57, 58, 59/ 104 (SGK) ; 47, 48/ 82 (SBT)
- Học thuộc các tính chất trong chương
 - Làm các bài tập còn lại
 - Tiết sau tiếp tục ôn tập
Tuần 8	Ngày soạn: 9/10/2016
Tiết 15 	Ngày dạy: 11/10/2016
ÔN TẬP CHƯƠNG I ( tt )
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. 
2. Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. Biết cách kiểm tra xem hai đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song không. Biết viết GT – KL và chứng minh một định lí.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác của HS.
4. Nội dung trọng tâm bài học: 
 - Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hình . Biết diễn đạt hình vẽ cho trước bằng lời.
 - Tập suy luận, vận dụng tính chất của các đường thẳng vuông góc , song song để tính toán hoặc chứng minh .
5- Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : NL tự học. NL hợp tác. NL giao tiếp. NL phát hiện và giải quyết vấn đề.. Năng lực sáng tạo. Năng lực tự quản lý. Năng lực tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt : NL tái hiện kiến thức. NL phân tích, suy luận rút ra kết luận, NL thành thạo các phép tính, NL sd ngôn ngữ toán học, NL vẽ hình, chứng minh. NL sd các công cụ toán học, NL hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 	GV : Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ .
 	HS : Thước thẳng, com pa, êke. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : (1 phút) 
 2. Kiểm tra bài cũ : (kết hợp trong ôn tập’)
 3. Bài mới : 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
1. Lý thuyết : (10 phút) 
 Các câu sau đúng hay sai ?
a) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
b) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
c) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
d) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
e) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy.
g) Đường trung trực của một đoạn thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy.
h) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy và vuông góc với đoạn thẳng ấy.
a) Đ b) S c) Đ d) S 
e) S g) Đ h) Đ
2. Bài tập : (29 phút) 
Bài 57/104 (SGK)
 = = 380 (so le trong và
 a // Ox)
 + = 1800 (là hai góc trong cùng phía, và Om // b )
Þ + = 1800
Þ = 1800 - = 480 
x = = + 
x = 380 + 480 = 860 
Bài 58/ 104 (SGK)
1150
x
a
b
A
B
Vì a // b nên (Hai góc trong cùng phía)
Nên x + 1150 = 1800
Suy ra : x = 1800 – 1150 = 650
Bài 59/ 104 (SGK)
 = = 600 ( cặp góc so le trong, d’// d’’)
 = = 1100 ( hai góc đồng vị, d’ // d’’)
 = 1800 - = 1800 - 1100 = 700 ( Hai góc kề bù )
 = = 110 0 ( đối đỉnh )
 = (hai góc đồng vị, d // d’’)
 = ( hai góc đồng vị, d // d’’)
GV treo bảng phụ câu hỏi
Gọi lần lượt các HS trả lời 
GV cho HS làm bài 57/ 104 (SGK)
GV treo bảng phụ hình 39 (SGK)
Gợi ý : Vẽ tia Ox // a // b
? x = có quan hệ thế nào với và ? 
? Tính , ?
? Vậy x bằng bao nhiêu ?
Gọi 1 HS lên bảng giải
Các HS khác làm tại chỗ 
và nhận xét
GV cho HS làm bài tập 58/ 104 (SGK)
GV treo bảng phụ hình 40 (SGK)
GV cho HS làm bài theo nhóm
Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày
Các nhóm khác nhận xét 
GV cho HS làm bài tập 59/ 104 (SGK)
GV treo bảng phụ hình 41 (SGK)
GV cho HS thảo luận nhóm làm bài tập
Gọi đại diện lần lượt các nhóm trả lời 
Các nhóm khác nhận xét
- HS trình bày lần lượt các câu trả lời
- hs khác nhận xét
Hs theo hướng dẫn của gv
HS : = + 
HS : = ( cặp góc so le trong )
 và ( là hai góc trong cùng phía )
HS : x = + 
1 HS lên bảng trình bày
Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét
HS hoạt động nhóm, 
- đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày
Các nhóm khác nhận xét 
HS hoạt động nhóm, 
- đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày
Các nhóm khác nhận xét 
NLGT, NLTH,
NL tái hiện kiến thức
NL vẽ hình, NL phát hiện và giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL tính toán, NL trình bày
NL hợp tác nhóm, NL chứng minh hình, NL tính toán
NL hợp tác nhóm, Nl chứng minh, NL tính toán
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
1. Câu hỏi/ bài tập củng cố: (3 phút)
Câu hỏi 1: Nêu tính chất của hai đường thẳng song song. (MĐ nhận biết)
2. Dặn dò: (2 phút)
 	- Ôn tập các câu hỏi lý thuyết của chương I.
 	- Xem và làm lại các bài tập đã làm.
 	- Tiết sau kiểm tra chương I.
Tuần 8	Ngày soạn: 13/10/2016
Tiết 16 	Ngày dạy: 15/10/2016
KIỂM TRA CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của HS các kiến thức chương I:
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng giải các dạng toán của chương I.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc, trung thực khi làm bài kiểm tra.
4. Nội dung trọng tâm bài học: kiểm tra hệ thống kiến thức chương I
5- Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : NL tự học. NL hợp tác. NL giao tiếp. NL phát hiện và giải quyết vấn đề.. Năng lực sáng tạo. Năng lực tự quản lý. Năng lực tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt : NL thành thạo các phép tính, NL sd ngôn ngữ toán học, NL vẽ hình, chứng minh. NL sd các công cụ toán học
II. CHUẨN BỊ:
 GV : đề bài và đáp án.
 HS : ôn tập lý thuyết và phương pháp giải các dạng toán đã học. Các dụng cụ học tập cần thiết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra theo đề chung của nhà trường
Tuần 9	Ngày soạn: 16/10/2016
Tiết 17 	Ngày dạy: 18/10/2016
CHƯƠNG II : TAM GIÁC
§1. TỔNG BA GÓC CỦA TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được định lý về tổng ba góc của tam giác.
2. Kỹ năng: HS biết vận dụng định lý trong bài để tính số đo các góc của một tam giác. 
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức được học và giải các bài toán.
4. Nội dung trọng tâm bài học: Định lý tổng ba góc của tam giác.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : NL tự học. NL hợp tác. NL giao tiếp. NL phát hiện và giải quyết vấn đề.. Năng lực sáng tạo. Năng lực tự quản lý. Năng lực tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công cụ đo, vẽ, năng lực tính toán, năng lực tư duy logic, năng lực lập luận, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ, bìa tam giác, kéo. 
- HS: Thước thẳng, thước đo góc, bìa tam giác, kéo. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: 
Giới thiệu chương II. Hai tam giác khác nhau có thể có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng tổng ba góc của chúng luôn bằng nhau. Vậy tổng số đo đó bằng bao nhiêu? Muốn biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
1. Tổng ba góc của một tam giác : (26 phút)
?1
?2
Định lí : Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
 G T r ABC
 K L 
Chứng minh 
Qua A kẻ đường thẳng xy // BC
Ta có : (2 góc so le trong) ( 1) 
 (2 góc so le trong) (2)
 Từ (1) Và (2) Suy ra :
?1
Cho HS làm 
GV yêu cầu HS vẽ hai tam giác bất kỳ, dùng thước đo góc đo ba góc của mỗi tam giác, rồi tính tổng ba góc của tam giác.
? Có nhận xét gì về kết quả trên? 
?2
GV cho HS làm theo nhóm
GV sử dụng tấm bìa lớn hình tam giác, làm lần lượt từng thao tác như SGK
? Hãy nêu dự đoán về tổng ba góc của một tam giác ? 
GV hướng dẫn HS cách gấp hình khác :
Cho AB = DB ; AE = EC
Gấp theo DE để A trùng H ( H BC ) 
Gấp theo trung trực của BH để C trùng với H. Từ đó nhận xét 
GV : Vậy ta có thể nói tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 . 
GV vẽ hình lên bảng
Gọi 1 HS lên bảng viết GT, KL của định lí
? Bằng lập luận, chứng minh được định lí này như thế nào ?
Hướng dẫn : 
Qua A kẻ xy // BC
? Chỉ ra các góc bằng nhau trong hình vẽ 
? = ?
? Tổng ba góc của tam giác bằng tổng ba góc nào trên hình ?
HS: 2 HS lên bảng thực hiện
Các HS khác làm tại chỗ
Một vài HS đọc kết quả
HS : 
HS: cắt ghép theo sự hướng dẫn của GV.
HS: Phát biểu
HS: Phát biểu định lí.
HS: Lên bảng.
HS: (so le trong )
 (so le trong)
HS: 
 = 1800
HS: 
Nl sử dụng công cụ vẽ hình
NL tư duy, suy luận
NL sử dụng công cụ toán học để cát hình, vẽ hình, NL hợp tác nhóm
NL tư duy, suy luận
NL chứng minh hình học
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
1. Câu hỏi/ bài tập củng cố: (16 phút)
Câu hỏi 1: Nêu định lý tổng ba góc của tam giác? (MĐ nhận biết)
Câu hỏi 1: Treo bảng phụ bài 1 : Cho biết số đo góc trong các hình vẽ sau ?(MĐ vận dụng)
Câu hỏi 3: làm bài tập 48/sbt. (MĐ vận dụng)
Bài 48/ 98/ SBT
d) x = 900
OEF + 1800 – 1300 = 500 ( t/c 2 góc kề bù )
Mà : OEF = OIK ( Hai góc đồng vị do IK // EF )
Þ OIK = 500 
T.tự :OIK= 800–1400= 400
Xét r OIK : 
x = 1800–( 500 + 400 ) = 900
( Theo định lý tổng ba góc của tam giác )
2. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà học bài	
- BTVN: 3; 4; 5; 6 (SGK/82).
Tuần 9	Ngày soạn: 18/10/2016
Tiết 18 	Ngày dạy: 20/10/2016
§1. TỔNG BA GÓC CỦA TAM GIÁC (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được định nghĩa và tính chất về góc của tam giác vuông , định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác 
2. Kỹ năng: Biết vận dụng định nghĩa , định lý trong bài để tính số đo góc của tam giác , giải một số bài tập.
3. Thái độ: : Rèn tính cẩn thận , chính xác và khả năng suy luận của HS.
4. Nội dung trọng tâm bài học: - Gãc cña tam gi¸c vu«ng, gãc ngoµi cña tam gi¸c..
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : NL tự học. NL hợp tác. NL giao tiếp. NL phát hiện và giải quyết vấn đề.. Năng lực sáng tạo. Năng lực tự quản lý. Năng lực tính toán. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công cụ đo, vẽ, năng lực tính toán, năng lực tư duy logic, năng lực lập luận.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ. 
- HS: Thước thẳng, thước đo góc. 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
Phát biểu định lý về tổng ba góc của một tam giác ? 
Áp dụng định lý tổng ba góc của một tam giác em hãy cho biết số đo x, y trên các hình vẽ sau? 
+ Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 
+ Tam giác ABC có 
Hay 600 + 650 + x = 1800 
suy ra x = 1800 – 1250 
Vậy x = 550 
x + y = 1800 ( hai góc kề bù)
 550 + y =1800
 suy ra y = 1800 - 550 = 1250
3. Bài mới: 
Giới thiệu chương II. Hai tam giác khác nhau có thể có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng tổng ba góc của chúng luôn bằng nhau. Vậy tổng số đo đó bằng bao nhiêu? Muốn biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
1. Áp dụng vào tam giác vuông (11 phút)
AB, AC gọi là cạnh góc vuông
BC gọi là cạnh huyền 
Vì + + = 1800
 Mà = 900
 Nên : + = 900
Định lý : Trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau 
Chứng minh :
Vì + + = 1800
 Mà = 900
 Nên : + = 900
GV : Tam giác ABC có ( = 900) ta nói tam giác ABC vuông tại A. 
AB, AC gọi là cạnh góc vuông. BC gọi là cạnh huyền
 GV cho HS vẽ tam giác DEF vuông tại D và gọi tên các cạnh 
? Hãy tính + = ? 
? Từ kết quả này ta có kết luận gì ?
GV : Hai góc có tổng số đo bằng 900 là hai góc phụ nhau 
GV gọi 1 HS đọc định lý 
GV trình bày phần chứng minh lên bảng
HS lên bảng vẽ và trả lời
Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét
HS: Nêu cách tính và lên bảng trình bày.
HS : Trong tam giác vuông hai góc nhọn có tổng số đo bằng 900 
HS: Phát biểu định lí.
Nl vẽ hình, NL tính toán
NL tư suy, suy luận, 
NL chứng minh
2. Góc ngoài của tam giác : (13 phút)
Định nghĩa : (SGK)
?4
Tổng ba góc của tam giác ABC bằng 1800 
Nên + = 1800 - 
Góc ACx là góc ngoài của tam giác ABC Nên 
ACx = 1800 - 
Þ ACx = + 
Định lí : (SGK)
Nhận xét : (SGK)
GV vẽ rABC và vẽ góc ACx 
? Góc ACx có vị trí như thế nào đối với góc C của tam giác ABC ?
 GV : Góc ACx như hình vẽ gọi là góc ngoài của tam giác. 
? Vậy góc ngoài của tam giác là gì ?
? Các góc ABy và CAt có phải là các góc ngoài của tam giác ABC không ? 
GV : Các góc A, B, C của r ABC gọi là góc trong 
?4
GV treo bảng phụ và cho HS làm 
? Hãy nhận xét góc ngoài của tam giác với tổng hai góc trong của tam giác ?
? so sánh ACx với và 
GV: Như vậy góc ngoài của tam giác có số đo như thế nào với mỗi góc trong không kề với nó ?
HS : Góc ACx kề bù với góc C của rABC .
HS: Phát biểu.
HS vẽ các góc kề bù với góc A và góc B 
HS : ACx và ABy là góc ngoài của tam giác ABC
HS lên bảng điền vào bảng phụ
Các HS khác làm tại chỗ và nhận xét
HS nêu định lí
HS : ACx > ; ACx > 
HS nêu nhận xét 
NL tư duy, suy luận , NL vẽ hình và chứng minh hình
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1. Câu hỏi/ bài tập củng cố: (12 phút)
Câu hỏi 1: Làm bài tập 1, 3 sgk? (MĐ vận dụng)
Bài 1: (đề bài ghi sẵn bảng phụ)
 Tìm các giá trị x, y trên các hình 
x = 430 + 700 = 1130
y = 1800 – (430 + 1130) =240
Bài 3: (SGK/108)
Ta có BIK là góc ngoài tam giác ABI 
Þ BIK > BAK (1)
Tương tự ta có
CIK > CAK (2)
 Từ (1) và (2) suy ra
BIK + CIK > BAK+CAK
Þ BIC > BAC
2. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà học bài.	
- BTVN: 4; 5; 6 (SGK/102).
Tuần 10	 Ngày soạn:22/10/2016
Tiết 19 Ngày dạy: 24/10/2016
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Củng cố cho HS dịnh lý tổng ba góc của một tam giác; tính chất về góc của tam giác vuông; định nghĩa góc ngoài của một tam giác, tính chất góc ngoài của tam giác .
2. Kĩ năng : Vận dụng được các định lí trên vào việc tính số đo các góc của tam giác.
3. Thái độ : Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản.
4. Nội dung trọng tâm bài học: - Định lý tổng ba gãc của tam giác. Gãc cña tam gi¸c vu«ng, gãc ngoµi cña tam gi¸c.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : giải quyết vấn đề, tư duy, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt : sử dụng đồ dùng để vẽ hình, phân tích yếu tố trong hình vẽ Sgk để giải quyết vấn đề, dùng ngôn ngữ kí hiệu, vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
 	GV : Thước thẳng, bảng phụ.
 	HS : Thước thẳng, sgk, thước thẳng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ : (6 phút) 
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
1) Nêu định lý về tổng ba góc của một tam giác?	
Nêu định nghĩa và định lí góc ngoài tam giác? 	
A
B
D
C
2) Bài tập 2/ 108 (SGK)
1) trình bày như sgk
2) Bài tập 2/ 108 (SGK)
= 1800 	
 = 1800 – (800 + 300) = 700	
 = .700 = 350	
 = 1800 	
 = 1800 – (800 + 350) = 650
5 điểm
5 điểm
3. Bài mới : 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
Luyện tâp (35 phút) 
Bài 6/109 (SGK)
H.55
Tam giác vuông AHI ( = 900 )
Þ 400 + = 900 
Tam giác vuông BKI ( = 900 )
Þ x + = 900 ( định lý )
Mà ( đối đỉnh )
x
250
A
E
D
C
B
Do đó x = 400 
H. 56 
Tam giác vuông ADB ( = 900 )
Þ x + = 900 
Tam giác vuông AEC 

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1 theo 1790_12673718.doc