Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 20: Luyện tập

So sánh OA, OB, OC?

OB = OC thì O là gì của BC?

 Giả sử BC là đường kính. Hãy so sánh OB và OC?

 Vậy 3 đoạn thẳng OA, OB, OC như thế nào với nhau? Tam giác ABC là tam giác gì?

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 20: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 – 10 - 2014
Ngày dạy: 24 – 10 - 2014
Tuần: 10
Tiết: 20
LUYỆN TẬP §1
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
	 - HS hiểu được định nghĩa đđường tròn , các cách xác định một đường tròn , đường tròn ngoại 
 tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.
	- HS hiểu được đường tròn làhình có tâm đối xứng, có trục đối xứng.
2. Kỹ năng:
	 - Rèn kĩ năng vẽ đường tròn.
 3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, thước thảng, compa.
- HS: SGK, thước thảng, compa.
III. Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’) 9A3: .........../.............................
	2. Kiểm tra bài cũ: (10’)
 	- Thế nào là đường tròn? Kí hiệu. Vẽ hình minh hoạ.
	- Phát biểu tính chất về trục đối xứng, tâm đối xứng của đường tròn.
	- Trả lời bài tập 6 và 7.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
	GV vẽ hình.
	Gọi O là giao điểm của AC và BD. Các em hãy so sánh OA, OB, OC, OD?
	OA = OB = OC = OD thì A, B, C, D nằm trên đường nào?
	Nếu biết AC thì tính được OA không? Ap dụng định lý nào để tính AC? 
	HS đọc đề và vẽ hình vào vở.
OA = OB = OC = OD
	Nằm trên đường tròn tâm O, bán kính OA.
	OA = một nửa AC.
	HS áp dụng định lý Pitago để tính AC.
Bài 1:
Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Ta có: OA = OB = OC = OD nên A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn tâm o bán kính là OA.
Theo định lý Pitago ta có:
	AC2 = AB2 + BC2
	AC2 = 122 + 52 = 169
	AC = 13 cm. Vậy: OA = 6,5 cm
Hoạt động 2: (10’)
	GV vẽ hình.
	So sánh OA, OB, OC?
OB = OC thì O là gì của BC?
	Giả sử BC là đường kính. Hãy so sánh OB và OC?
	Vậy 3 đoạn thẳng OA, OB, OC như thế nào với nhau? Tam giác ABC là tam giác gì?
	HS đọc đề và vẽ hình vào vở.
	OA = OB = OC	
O là trung điểm của BC.
	OB = OC.	
	OA = OB = OC.
	ABC vuông tại A.
Bài 3: 
a) Vì (O) ngoại tiếp ABC nên OA = OB = OC O là trung điểm của BC.
b) Nếu BC là đường kính thì OB = OC.
Mặt khác: OB = OA.
Do đó: OA = OB = OC.
Hay ABC vuông tại A.
Hoạt động 3: (10’)
	(O) qua B và C thì O nằm trên đường nào của BC?
	Theo đề bài thì điểm O nằm trên đường nào nữa?
	Vậy O là giao điểm của hai đường nào?
	Sau khi phân tích, GV vẽ chậm cho Hs theo dõi.
	Điểm O nằm trên đường trung trực của BC.
	O thuộc Ay.
	O là giao điểm của đường trung trực của BC với tia Ay.
	HS theo dõi và vẽ.
Bài 8: 
- Dựng đường thẳng d là trung trực của BC cắt Ay tại O.
- Vẽ (O; OB)
 	4. Củng Cố 
 	- GV cho HS nhắc lại các tính chất đối xứng của đường tròn.
 	5. Hướng dẫn về nhà: (4’)
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải. 
	- Làm các bài tập còn lại. 
	- Xem trước bài 2.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
..................................................................................................................................................................
	..................................................................................................................................................................
	..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docHH9T20.doc