Giáo án Hình học khối 9 - Kỳ I - Tiết 26: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Kiểm tra bài cũ:

Học sinh 1

-Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn , các hệ thức liên hệ .

Học sinh 2

GV yêu cầu HS điền vào chỗ chấm trong bài tập 17 ( sgk )

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 9 - Kỳ I - Tiết 26: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần13 Tiết26	Ngày soạn:26/11/06
	Ngày dạy: /1 /06
Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
A-Mục tiêu: 
- Nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn . 
	- Biết vẽ tiếp tuyến của đường tròn , vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm bên ngoài đường tròn . Biết vận dụng các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn vào các bài tập tính toán và chứng minh . 
B-Chuẩn bị: 
Thày : 
Soạn bài chu đáo , đọc kỹ giáo án . 
 Thước kẻ , com pa , bảng phụ vẽ trường hợp đường thẳng tiếp xúc với đường tròn và hệ thức liên hệ . 
Trò :
 Nắm chắc 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn , các hệ thức liên hệ . Nhận biết được trường hợp nào thì đường thẳng gọi là tiếp tuyến của đường tròn . 
Thước kẻ , com pa . 
C-tiến trình bài giảng 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
15’
10’
GV cho học sinh nhận xét bài làm của bạn và giáo viên cho điểm
I-Kiểm tra bài cũ: 
Học sinh 1
-Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn , các hệ thức liên hệ .
Học sinh 2
GV yêu cầu HS điền vào chỗ chấm trong bài tập 17 ( sgk ) 
II-Bài mới: 
- Khi nào thì đường thẳng được gọi là tiếp tuyến của đường tròn . 
- Khi đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn đ khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng có độ dài là bao nhiêu ? 
- Vậy em có thể rút ra được những dấu hiệu nào để nhận biết một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn . 
- Em có thể phát biểu các dấu hiệu trên thành định lý được không ? Vẽ hình minh hoạ các trường hợp trên . 
- áp dụng định lý trên hãy thực hiện ? 1 (sgk ) .
Hãy vẽ hình , ghi GT, KL của bài toán sau đó nêu cách chứng minh . 
- Để chứng minh BC là tiếp tuyến của (A; AH ) ta cần chứng minh gì ? 
- Gợi ý : Chứngminh BC ^ AH tại H . 
2 : áp dụng
15’
HS đọc đề bài sau đó nêu điều kiện của bài toán . 
- Giả sử AB là tiếp tuyến của ( O ; R ) tại B đ Thep định lý tiếp tuyến ta suy ra điều gì ? 
- AB và OB thoả mãn điều kiện gì ? 
Từ đó ta có cách dựng như thế nào ? 
- Nhận xét gì về D AOB đ Điểm nào cách đều 3 điểm A , B , O 
- Hãy nêu cách dựng tiếp tuyến AB của (O) 
- GV HD học sinh từng bước dựng tiếp tuyến 
- Em hãy chứng minh CD trên là đúng . 
Học sinh Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn , các hệ thức liên hệ .
Học sinh dièn vao chỗ trống theo y/c
II-Bài mới: 
1 : Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Nhận xét ( sgk ) 
Cho đường thẳng a và ( O ; R ) 
+ Nếu a và (O) có 1 điểm chung đ a là tiếp tuyến của (O) 
+ Nếu d = R thì a là tiếp tuyến của (O) . 
Định lý : ( sgk ) 
? 1 ( sgk ) 
D ABC có AH ^ BC 
Vì AH là bán kính của
(A ; AH ) 
đ BC là tiếp tuyến 
của ( A ; AH ) 
( Theo định lý về
 tiếp tuyến ) 
2 : áp dụng
Bài toán ( sgk ) 
Cách dựng : 
+ Dựng M là trung điểm của AO .
+ Dựng đường tròn tâm M bán kính MO . 
+ Đường tròn tâm M cắt đường tròn tâm O tại B và C . 
+ Kẻ các đường thẳng AB vàAC đ Ta được các tiếp tuyến cần dựng . 
Chứng minh : 
Theo CD ta có : 
D AOB có : OM = MA = MO đ AOB vuông tại B đ OB ^ AB tại B 
đ Theo t/c tiếp tuyến ta có AB là tiếp tuyến của (O) . Tương tự ta cũng c/m được AC là tiếp tuyến của (O) . 
5’
III-Củng cố kiến thức-Hướng dẫn về nhà: 
a) Củng cố : 
Phát biểu định lý về dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn . 
Giải bài tập 21 ( sgk ) - GV cho HS làm bài sau đó lên bảng vẽ hình và nêu phương án chứng minh . 
	b) Hướng dẫn : 
Nắm chắc các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn . 
Giải bài tập 21 , 22 ( sgk ) . Dùng tính chất , dấu hiệu tiếp tuyến để chứng minh .

File đính kèm:

  • doc26.doc
Giáo án liên quan