Giáo án Hình học 9 kì 1 - Trường thcs Nguyễn Trường Tộ

Tuần 11 – Tiết 22

 $2 - ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN

A/Mục tiêu:

- Học sinh biết được đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn, nắm vững hai địn lý về đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm.

- Học sinh biết vận dụng các định lý để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính vuông góc với một dây. Rèn cho học sinh kỷ năng lập một mệnh đề đảo, kỷ năng phân tích suy luận chứng minh có cơ sở một cách logic.

B/Chuẩn bị:

- GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ có ghi một số nội dung và hình vẽ.

- HS: Thước thẳng, compa, giai bài tập (?) có trong (Sgk)

 

doc90 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 9 kì 1 - Trường thcs Nguyễn Trường Tộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp tam giác vuông ở đâu?
-GV? Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngọai tiếp thì đó là tam giác gì?
-GV: Dặn học sinh về nhà ôn tập các định lý đã học ở bài $1 và xem lại lời giải bài tập và làm thêm các bài 6; 8;9;11;13 (SBT) , chuẩn bị trước bài học $2 cho giờ học sau,
-HS: Nêu định lý (Sgk- trang 98)
-HS: Nêu các kết luận (Sgk- trang99)
-HS: Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.
-HS: Tam giác đó là tam giác vuông.
-HS: Lưu ý một số dặn dò, hướng dẫn về nhà của giáo viên, chuẩn bị cho giờ học sau.
 ___________________________________________________________
Tuần 11 – Tiết 22 
 $2 - ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN 
A/Mục tiêu: 
Học sinh biết được đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn, nắm vững hai địn lý về đường kính vuông góc với dây và đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm.
Học sinh biết vận dụng các định lý để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính vuông góc với một dây. Rèn cho học sinh kỷ năng lập một mệnh đề đảo, kỷ năng phân tích suy luận chứng minh có cơ sở một cách logic.
B/Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ có ghi một số nội dung và hình vẽ.
HS: Thước thẳng, compa, giaiû bài tập (?) có trong (Sgk)
C/Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8
Phút
Hoạt động 1; Kiểm tra bài cũ
-GV? Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC trong các trường hợp: Tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù?
-GV? Nêu rõ vị trí của tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đối với các trường hợp tam giác?
-GV? Đường tròn có tâm đối xứng, trục đối xứng không?
-GV: Đặt vấn đề trong đường tròn (O;R) các đường tròn dây lớn nhất là dây như thế nào?
-HS:Ba học sinh lên bảng thực hiện vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, trên các hình vẽ ở bảng phụ
-HS: Tam giác nhọn có tâm đường tròn ngoại tiếp trong tam giác. Tam giác tù có tâm đường tròn ngoại tiếp nằm ngoài tam giác.
HS: Đường tròn có một tâm đối xứng là tâm đường tròn, có vô số trục đối xứng là các đường kính của đường tròn.
10
Phút
Hoạt động 2: So sánh độ dài của đường kính và dây.
-GV: Yêu cầu học sinh đọc bài toán (Sgk)
-GV? Đường kính có phải là dây của đường tròn không?
-GV: Vậy ta xét bài toán trong hai trường hợp:
*Dây AB là đường kính
*Dây AB không phải là đường kính
-GV: Kết quả trên cho ta định lý (Sgk-trang 103)
-HS: Đọc đề toán (Sgk)
-HS: Đường kính là dây của đường tròn.
-HS: Trường hợp AB là đường kính ta có 
AB = 2R
-HS: Trường hợp AB không là đường kính thì xét AOB ta có: AB < OA+OB = R+R=2R (bất đẳng thức tam giác)
Vậy AB2R
-HS: Nêu định lý 1 (Sgk)
18
Phút
Hoạt động 3: Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
-GV Vẽ đường tròn (O; R) đường kính AB vuông góc với dây CD tại I. so sánh độ dài IC với ID?
-GV: gọi một học sinh thực hiện so sánh (HS thường nghỉ đến trường hợp CD không là đường kính nên giáo viên để học sinh so sánh rồi mới đưa câu hỏi gợi mở cho trường hợp CD là đường kính)
-GV? Trường hợp đường kính AB vuông góc với đường kính CD thì sao?
-GV? Qua kết quả bài toán ta có nhận xét gì không?
GV: Đó là nội dung định lý 2 (Sgk)
-GV? Đường kính đi qua trung điểm của dây có vuông góc với dây đó không? Vẽ hình minh hoạ.
-GV? mệnh đề đảo của định lý này đúng hay sai? Có thể đúng trong trường hợp nào?
-GV: Yêu cầu học sinh về nhà chứng minh định lý 3.
-GV: Yêu cầu học sinh làm (?2) cho hình 67. hãy tính độ dài dây AB. Biết OA = 13cm; AM =MB; OM = 5cm.
-HS: Vẽ hình và so sánh IC, ID
-HS: Xét OCD có OC =OD =ROCD cân tại O, mà OI là đường cao nên cũng là trung tuyếnIC = ID.
-HS: trường hợp đường kính ABCD thì AB đi qua trung điểm CD (tại O).
-HS: trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
-HS:Đường kính đi qua trung điểm của một dây cóvuông góc với dây đó.
-HS: Mệnh đề đảo định lý 2 là sai; Mệnh đề đảo chỉ đúng trong trường hợp đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm đường tròn thì vuông góc với dây ấy.
-HS: Làm (?2) có: AB là dây không đi qua tâm. MA= MB OMAB (định lý quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây)
Xét AOM vuông ta có:
AM=(định lý Pitago)
AM ==12 (cm)
AB = 2.AM = 24 (cm)
9
Phút
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
-GV: yêu cầu học sinh giải bài 11(Sgk)
-GV? Phát biểu định lý so sánh độ dài cảu đường kính và dây?
-GV? Phát biểu định lý quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung.
-GV? Hai định lý này có mối quanhệ như thế nào với nhau?
-GV: Dặn học sinh về nhà học thuộc và hiểu 3 định lý, chứng minh định lý 3 và giải bài tập 10 (Sgk), bài 16,18, 19,20 (SBT)
-HS: Giải bài 11 (Sgk)
-HS: Nêu định lý (Sgk)
-HS: Phát biểu định lý 2 và định lý 3 (Sgk)
-HS: Định lý 3 là định lý đảo của định lý 2
-HS: Lưu ý một số dặn dò của giáo viên, chuẩn bị cho giờ học sau.
Tuần 12 – Tiết 23 
NS: 3/11 LUYỆN TẬP 
A/Mục tiêu: 
Khắc sâu kiến thức đường kính là dây lớn nhất của đường tròn và các định lý về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn qua một số bài tập.
Rèn học sinh kỷ năng vẽ hình và suy luận chứng minh
B/Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ có ghi một số nội dung câu hỏi và hình vẽ.
HS: Thước thẳng, compa, giaiû bài tập về nhà.
C/Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10
Phút
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-GV? Phát biểu định lý so sánh độ dài của đường kính và dây, chứng minh?
-GV? Yêu cầu học sinh giải bài 18 (sgk) (Đề bài được chuẩn bị trên bảng phụ )
-GV: Nhận xét, cho điểm học sinh.
-GV? chứng minh OC // AB ?
-HS: Nêu định lý 1 (Sgk), vẽ hình và chứng minh định lý (Sgk- trang 102, 103)
-HS: Giải
*Gọi H là trung điểm của OA . Vì HA = HO và BHOA tại H suy ra ABO cân tại B
AB = OB mà OA = OB = ROA =OB=AB AOB đều =600
*BHO có BH = BO.sin600
BH= 3.cm ; BC = 2BH = 3 (cm)
30
Phút
Hoạt động 2; Luyện tập
-GV: Đưa đề bài 21 (SBT- trang 131) lên bảng phụ
-GV: Vẽ hình lên bảng:
-GV: hướng dẫn học sinh vẽ OMCD, OM kéo dài cắt AK tại K. hãy phát hiện các cặp đoạn thẳng bằng nhau để chứng minh.
Bài 2: Cho đường tròn (O) hai dây AB ; AC vuông góc với nhau. Biết AB = 10; AC =24.
a)Tính khoảng cách từ mỗi dây đến tâm.
b)Chứng minh B, O,C thẳng hàng.
c)Tính đường kính đường tròn (O)
-GV? HãÕy xác định khoảng cách từ O tới AB và AC. Tính khoảng cách đó?
-GV? Để chứng minh ba điểm thẳng B, O, C thẳng hàng ta làm thế nào?
-GV: Lưu ý học sinh không nhầm lẫn hoặc do đồng vị cảu hai đường thẳng song song vì B,O,C chưa thẳng hàng
-GV? Ba điểm B, O, C thẳng hàng chứng tỏ đoạn thẳng BC là dây như thế nào của đường tròn (O)? Nêu cách tính BC?
-HS: Đọc đề bài ở bảng phụ, vẽ hình
-HS: Kẻ OMCD, OM cắt AK tại N
MC = MD (1)
Xét AKB có OA =OB (gt)
ON // KB ( cùng vuông với CD) AN =NK
Xét AHK có AN = NK ( chứng minh trên) MH // AH (cùng vuông với CD) 
MH =MK(2)
Từ (1) và (2) ta có: MC – MH = MD – MK
Hay CH = DK.
Bài 2: Học sinh đọc đề bài tập (Sgk)
-HS: Một học sinh lên bảng vẽ hình, học sinh còn lại dưới lớp vẽ hình vào vơ
-HS:a) Kẻ OHAB tại H; OK AC tại K
AH = HB (theo định lý AK = KC đường kính vuông góc với dây)
*Tứ giác AHOK có: AHOK là hình chữ nhật
AH = OK=
OH = AK = 
b) Theo chứng minh a) ta có AH = HB. Tứ giác AHOK là hình chữ nhật nên và KO = AH.
Suy ra KO = HB CKO=OHB (vì 
(góc tương ứng) 
mà ,
hay 
Ba điểm C; O; B thẳng hàng
c) Theo kết quả câu b) ta có: BC là đường kính của đường tròn (O)
xét ABC (). Theo định lý Pitago ta có BC2= AC2 + AB2 hay BC2 =242 + 102
BC = 
5
Phút
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
-GV: hướng dẫn học sinh:
Khi giải bài tập cần đọc kỷ đề bài, nắm vững giả thiết, kết luận, vẽ hình chuẩn và rỏ ràng. Biết vận dụng linh hoạt kiến thức được học vào suy luận chứng minh một cách có logic.
-GV: Dặn học sinh về nhà giải bài tập 22; 23 (SBT) và chuẩn bị bài học “ Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây” cho giờ học sau.
-HS: Lưu ý một số hướng dẫn và dặn dò về nhà của giáo viên , chuẩn bị cho giờ học sau
 ______________________________________________________________
Tuần 12 – Tiết 24 
NS: 3/11
 $3 - LIÊN HỆ GIỮA DÂY và KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY
A/Mục tiêu: 
Khắc sâu kiến thức đường kính là dây lớn nhất của đường tròn và các định lý về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn qua một số bài tập.
Rèn học sinh kỷ năng vẽ hình và suy luận chứng minh
B/Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ có ghi một số nội dung câu hỏi và hình vẽ.
HS: Thước thẳng, compa, giaiû bài tập về nhà.
C/Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8
phút
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-GV? Phát biểu định lí so sánh độ dài của đường kính và dây?
-Phát biểu định lí về mối liên hệ giữa đường kính và dây cung?
-GV?Bài tập: Cho AB và CD là hai dây (khác đường kính) của
đường tròn (O;R). Gọi OH, OK theo thứ tự là khoảng cách từ O đến AB, CD. CMR:
OH2 + HB2 = OK2 + KD2.
-HS1: 
-Phát biểu các định lí 1, 2, 3 trang 103 SGK toán 9 tập 1.
-HS2: Ta có OK CD tại K, OH AB tại H.
Aùp dụng định lí Pitago vào các
tam giác vuông OHB và OKD, 
ta có:
 OH2 + HB2 = OB2 = R2 (1)
OK2 + KD2 = OD2 = R2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra 
OH2 + HB2 = OK2 + KD2 
7
phút
Hoạt động 2: Bài toán
-GV: Ta xét bài toán SGK trang 104 (đã giải trong kiểm tra bài cũ).
-GV: Kết luận của bài toán trên còn đúng không nếu một dây hoặc hai dây là đường kính?
-HS: Lắng nghe và xem lại bài toán đã giải ở phần bài tập.
-HS: Giả sử CD là đường kính 
Suy ra K trùng O KO = 0, 
KD = R
 OK2 + KD2 = R2 = OH2 + HB2 
Vậy kết luận bài toán trên vẫn đúng nếu một dây hoặc cả hai dây là đường kính. 
 20
phút
Hoạt động 3: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
-GV cho HS làm .
-GV: Từ kết quả của bài toán là 
OH2 + HB2 = OK2 + KD2 em nào chứng minh được:
a) Nếu AB = CD thì OH = OK.
b) Nếu OH = OK thì AB = CD.
-GV hướng dẫn HS vận dụng định lí đường kính vuông góc với dây cung.
-GV: Qua bài toán trên chúng ta có thể rút ra khẳng định nào?
-GV lưu ý: AB, CD là hai dây trong cùng một đường tròn. OH, OK là các khoảng cách từ tâm O đến các dây AB, CD.
-GV khẳng định đó là nội dung định lí 1 của bài học hôm nay.
-GV nhấn mạnh lại định lí và gọi một vài HS nhắc lại.
-GV Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 69 (Sgk) và tóm tắt bài toán: O là giao điểm các đườmg trung trực tam giác ABC. Biết OD > OE; OE = OF. So sánh các độ dài
a) BC và AC ?
b) AB và AC ?
-HS chứng minh:
a) OH AB, OK CD nên theo định lí đường kính vuông góc với dây ta suy ra:
AH = HB = , CK = KD = 
Mà AB = CD suy ra HB = KD
 HB2 = KD2
Mà OH2 + HB2 = OK2 + KD2 (chứng minh trên)
 OH2 = OK2 OH = OK.
b) Nếu OH = OK OH2 = OK2
Mà OH2 + HB2 = OK2 + KD2
 HB2 = KD2 HB = KD
Hay .
-HS: Trong một đường tròn:
-Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
-Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
Một vài HS nhắc laị nội dung định lí.
-HS:
a) O là giao điểm các trung trực ABC nên suy ra O là tâm đường tròn ngoại tiếp ABC, có OE = OF AB = BC (định lý)
b) có OD > OE và OE = OF nên OD > OF
AB < AC ( định lý2)
10
phút
Hoạt dộng 4: Củng cố , dăn dò
-GV:Học kĩ lí thuyết về các định lí và chứng minh lại các định lí này.
-GV:Làm các bài tập 13, 14, 15 trang 106 SGK.	
Hướng dẫn:
Bài 13: Tương tự như bài tập củng cố định lí 1.
-GV:Tìm hiểu xem đường thẳng và đường tròn có nhiều nhất bao nhiêu điểm chung, ứng với số điểm chung đó hãy tìm mối liên hệ giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng đó với bán kính của đường tròn.
-HS:a) Kẻ OHAB tại H ta có:
AH=HB=
Tam giác vuông OHB có: OH2=BH2+OH2 (Định lý Pitago). Hay 52=42+OH2 OH=3(cm)
Bài 14: Ta tính được khoảng cách OH từ O đến AB bằng 15cm.
Gọi K là giao điểm của HO và CD. Do CD // AB nên OK CD.
Ta có OK = HK – OH = 22 – 15 = 7cm.
Từ đó tính được CD = 48cm
Tuần 13 – Tiết 25 
NS: 5/11
 $4 – VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN
A/ MỤC TIÊU:
	- Học sinh nắm được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm. Nắm được định lí về tính chất tiếp tuyến. Nắm được các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
	- Học sinh biết vận dụng các kiến thức được học để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. 
	- Nhận biết một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế, rèn học sinh khả năng quan sát, nhận biết và suy luận trong toán học.
B/ CHUẨN BỊ:
	-GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa, mô hình về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
	-HS: Compa, thước thẳng, bảng nhóm.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7
Phút
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các vị trí tương đối của 2 đường thẳng? Trong mỗi vị trí tương đối cho biết số điểm chung của 2 đường thẳng đó?
Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết vị trí tương đối của hai đường thẳng. Vậy nếu có một đường thẳng và đường tròn, sẽ có mấy vị trí tương đối? Mối trường hợp có mấy điểm chung. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.
Có 3 vị trí tương đối giữa hai đường thẳng:
-Hai đường thẳng song song (không có điểm chung) 
-Hai đường thẳng cắt nhau (có một điểm chung)
-Hai đường thẳng trùng nhau (có vô số điểm chung)
20
Phút
Hoạt động 2: Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
-GV: Một đường thẳng và đường tròn có mấy vị trí tương đối? Mỗi vị trí tương đối có mấy điểm chung?
-GV: vẽ một đường tròn lên bảng, dùng que thẳng làm hình ảnh đường thẳng, di chuyển cho học sinh thấy được các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
GV giới thiệu . Vì sao một đường thẳng và một đường tròn không thể có nhiều hơn hai điểm chung?
GV: Căn cứ vào số điểm chung của đường thẳng và đường tròn mà ta có các vị trí tương đối của chúng.
a) Đường thẳng và đường tròn cắt nhau.
GV?: Hãy đọc SGK trang 107 và cho biết khi nào đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau.
-GV: Khi đó a gọi là cát tuyến của đường tròn (O).
GV?: Hãy vẽ hình mô tả vị trí tương đối này?
Hướng dẫn: Vẽ hình trong 2 trường hợp:
-Đường thẳng a không đi qua tâm O.
- Đường thẳng a đi qua tâm O.
GV?: Nếu đường thẳng a không đi qua tâm O thì OH so với R như thế nào? Nêu cách tính AH, HB theo R và OH.
-GV?: Nếu đường thẳng a đi qua tâm O thì OH bằng bao nhiêu?
GV đặt vấn đề: Nếu OH càng tăng thì độ lớn AB càng giảm đến khi AB = 0 hay AB thì OH bằng bao nhiêu?
Khi đó đường thẳng a và đường tròn (O;R) có mấy điểm chung?
b) Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau.
GV?:- Khi nào ta nói đường thẳng a và đường tròn (O;R) tiếp xúc nhau? 
- Lúc đó đường thẳng a gọi là gì? Điểm chung duy nhất gọi là gì?
GV vẽ hình minh họa lên bảng.
-GV?: Gọi C là tiếp điểm, có nhận xét gì về vị trí của OC đối với đường thẳng a và độ dài khoảng cách OH bằng bao nhiêu?
-GV hường dẫn HS chứng minh nhận xét trên bằng phương pháp phản chứng như SGK.
-GV gọi HS phát biểu định lí bằng lời. Gọi HS tóm tắt giả thiết và kết luận của định lí, GV nhấn mạnh đây là tính chất cơ bản của tiếp tuyến đường tròn.
-GV đưa bảng phụ vẽ hình 73: 
GV?: Đường thẳng a và đường tròn (O) có bao nhiêu điểm chung?
-GV: Khi đó ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) không giao nhau.
-GV: Bằng trực quan hãy so sánh OH với R?
-GV: Người ta chứng minh được OH > R.
HS: Có 3 vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.
-Đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung.
-Đường thẳng và đường tròn có một điểm chung.
-Đường thẳng và đường tròn không có điểm chung.
HS: Nếu đường thẳng và đường tròn có 3 điểm chung trở lên thì đường tròn đi qua 3 điểm thẳng hàng (điều này vô lí).
HS: Khi đường thẳng a và đường tròn (O) có hai điểm chung thì ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau.
HS vẽ hình và trả lời: 
Đường thẳng a không đi qua O. 
Khi đó OH < OB hay OH < R.
 OH AB
 suy ra AH = HB = 
Đường thẳng a đi qua tâm O. Khi đó OH = 0 < R và AH = HB = R = 
.
HS: Khi AB = 0 thì OH = R. Khi đó đường thẳng a và đường tròn (O;R) chỉ có một điểm chung.
HS tham khảo SGK và trả lời:
Khi đường thẳng a và đường tròn (O;R) chỉ có một điểm chung thì ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) tiếp xúc nhau.
Lúc đó đường thẳng a gọi là tiếp tuyến của đường tròn. Điểm chung duy nhất gọi là tiếp điểm.
-HS nhận xét:
OC a, H C và OH = R.
-HS thực hiện theo GV.
-HS phát biểu định lí, ghi lại định lí dưới dạng GT, KL.
HS: Đường thẳng a và đường tròn (O) không có điểm chung
-HS: OH > R.
8
phút
Hoạt động 3: Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn
-GV: Đặt OH = d, ta có các kết luận sau.
GV gọi HS đọc to đoạn trong SGK từ “nếu đường thẳng a  đến  không giao nhau”
GV: Trên cơ sở đó GV gọi tiếp 1 HS lên điền vào bảng sau:
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
HS: Đọc sách giáo khoa.
HS lên bảng điền vao chỗ trống
Số điểm chung
Hệ thức giữa
d và R
2
1
0
d < R
d = R
d > R
 10
phút
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò
-GV cho HS làm . GV hướng dẫn HS vẽ hình.
GV?: Đường thẳng a có vị trí như thế nào đối với đường tròn (O)?
-Tính độ dài BC?
GV giới thiệu bài tập 17 trang 109 SGK.
-Dặn dò:
-Học thuộc các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn nắm chắc số điểm chung và hệ thức tương ứng.
-Tìm trong thực tế các hình ảnh 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
-Làm tốt các bài tập 18, 19, 20 trang 110 SGK.
HD: - Theo tính chất cơ bản của tiếp tuyến ta có AOB là tam giác vuông tại B
- Aùp dụng định lí Pitago ta tính dược AB = 8cm.
-Tìm hiểu xem khi nào đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn. 
-HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
-HS trả lời miệng:
a) Đường thẳng a cắt đường tròn (O) vì .
b) Xét theo định lí Pitago ta có OB2 = OH2 + HB2 = 4cm
 BC = 2.4 = 8cm
HS

File đính kèm:

  • docGA_HINH_9_HK1.doc