Giáo án Hình Học 9 - GV: Nguyễn Huy Du - Tiết 34: Luyện tập

Hoạt động 1: (17’)

 GV: Cho HS đọc đề.

 GV: Tóm tắt đề và vẽ hình trên bảng.

 GV: Yêu cầu Một HS cho biết vị trí tương đối giữa (I) và (O).

 GV: Điểm I là gì của AO?

 GV: Nếu CI song song với DO thì C là gì của AD?

 GV: Chứng minh CI song song với DO thì chứng minh cặp góc nào bằng nhau?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình Học 9 - GV: Nguyễn Huy Du - Tiết 34: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 / 12 / 2014 Ngày dạy: 30 / 12 / 2014
Tuần: 19
Tiết: 34
LUYỆN TẬP §8
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Củng cố các vị trí tương đối của hai đường tròn.
	2. Kĩ năng:
	- Vận dụng các tính chất của các vị trí trên để giải toán.
	3. Thái độ:
	- Rèn luyện khả năng liên hệ với các bài toán thực tế.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Chuẩn bị bảng cho bài tập 35
- HS: compa, thước thẳng
III. Phương Pháp:
- Vấn đáp, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm
IV.Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:(1’) 9A4: 
9A5:..................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - HS trả lời bài tập 35.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (17’)
 GV: Cho HS đọc đề.
 GV: Tóm tắt đề và vẽ hình trên bảng.
 GV: Yêu cầu Một HS cho biết vị trí tương đối giữa (I) và (O).
 GV: Điểm I là gì của AO?
 GV: Nếu CI song song với DO thì C là gì của AD?
 GV: Chứng minh CI song song với DO thì chứng minh cặp góc nào bằng nhau?
 GV: Vì sao ?
 Gv: Tại sao chúng cùng bằng ?
 GV: Nhận xét, chốt ý
 HS: Đọc đề và.
 HS: Chú ý và vẽ hình vào trong vở.
 HS: (I) và (O) tiếp xúc 
 HS: I là trung điểm
 HS: C là trung điểm của đoạn thẳng AD.
 HS: Cùng bằng 
	Vì hai tam giác ACI và AOD là hai tam giác cân
 HS: Chú ý
Bài 36: 
a) (I) và (O) tiếp xúc với nhau.
b) 	ACI cân tại I (1)
	AOD cân tại O (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: 
 CI song song với DO
Mặt khác: I là trung điểm của AO nên C là trung điểm của AD.
Vậy: AC = CD
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (20’)
 GV cho HS đọc đề.
 GV tóm tắt đề và vẽ hình trên bảng.
 GV: Nếu ta chứng minh IA = IB = IC thì ABC là tam giác như thế nào?
 GV: Vì sao IA = IB = IC?
 GV: Hai tia phân giác của hai góc kề bù như thế nào với nhau?
 GV: IO là tia phân giác của góc nào? IO’ là tia phân giác của góc nào?
 GV: IA đóng vai trò là đường gì của OIO’?
 GV: Đường cao tương ứng với cạnh huyền được tính như thế nào khi biết độ dài hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền?
 GV: So sánh BC và IA
 HS: Đọc đề và.
 HS: Chú ý và vẽ hình vào trong vở.
 HS: ABC vuông tại A.
 HS: Vì IA và IB là hai tiếp tuyến của (O) nên IA = IB. Tương tự ta có IC = IA nên ta có: IA = IB = IC
 HS: Hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau.
 HS: IO là tia phân giác của IO’là tia phân giác của .
 HS: Trả lời .
 HS: Trả lời
IA2 = OA.O’A = 9.4 = 36
 HS: BC = 2IA = 12 cm
Bài 39: 
a) Ta có: IA và IB là hai tiếp tuyến của (O) nên IA = IB (1)
	Tương tự ta có: IA = IC (2)
Từ (1) và (2) ta có: IA = IB = IC
Do đó: ABC vuông tại A 
Hay = 900 
b) Ta có: IO là tia phân giác của 
	 IO’ là tia phân giác của 
Mà: và là hai góc kề bù
Nên: IO IO’
Hay: = 900 
c) OIO’ là tam giác vuông tại I có đường cao là IA. Ta có:
IA2 = OA.O’A = 9.4 = 36
Suy ra: IA = 6 cm.
Vậy: BC = 2IA = 12 cm.
 	4. Củng Cố:
 	Xen vào lúc luyện tập
5. Hướng Dẫn Về Nhà: (2’)
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải. 
	- Làm các bài tập còn lại (GVHD).
6. Rút Kinh Nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan_19_Tiet_34_HH9.doc