Giáo án Hình học 8 - Tiết 8: Dựng hình bằng thước và com pa, dựng hình thang

Từ các lớp 6, 7 chúng ta đã được làm quen với các bài toán dựng hình như dựng 1 đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước, dựng tia, dựng góc bằng thước, compa, thước đo góc, êke. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi hệ thống lại và tìm hiểu kĩ hơn về bài toán dựng hình bằng thước và compa.

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 8: Dựng hình bằng thước và com pa, dựng hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 8 - Đ 5. Dựng hình bằng thước và com pa. Dựng hình thang
I – Mục tiêu :
- Kiến thức :
+ Biết dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần Cách dựng và Chứng minh .
- Kĩ năng :
+ Biết sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
- Thái độ :
+ Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình ; logic trong suy luận.
II – Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên :
+ Thước thẳng, phấn màu, thước đo góc, compa.
- Học sinh :
+ Đồ dùng học tập.
III – Tổ chức giờ học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Khởi động : (2’).
- Từ các lớp 6, 7 chúng ta đã được làm quen với các bài toán dựng hình như dựng 1 đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước, dựng tia, dựng góc… bằng thước, compa, thước đo góc, êke. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi hệ thống lại và tìm hiểu kĩ hơn về bài toán dựng hình bằng thước và compa.
HĐ 1 : Bài toán dựng hình : (5’).
- Mục tiêu : 
+ Nhớ lại các tác dụng của thước và compa trong các bài toán dựng hình bằng thước và compa.
- Đồ dùng dạy học :
+ Thước thẳng, compa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành : (cá nhân).
GV : Yêu cầu 1 hs nêu các tác dụng của thước và compa trong các bài toán dựng hình.
GV : Bổ xung các tác dụng nếu thiếu.
*) Kết luận : Nêu các tác dụng của thước và compa trong bài toán dựng hình.
1. Bài toán dựng hình.
HS : Nêu các tác dụng của thước và compa trong các bài toán dựng hình.
ã Với thước :
- Vẽ được 1 đường thẳng khi biết hai diểm của nó.
- Vẽ được một đoạn thẳng khi biết hai đầu mút của nó.
- Vẽ được một tia khi biết gốc và một điểm của tia.
ã Với compa :
- Vẽ được một đường tròn khi biết tâm và bán kính của nó.
HĐ 2 : Các bài toán dựng hình đã biết : (10’).
- Mục tiêu : 
+ Củng cố lại 7 bài toán dựng hình đã biết.
- Đồ dùng dạy học :
+ Thước thẳng, phấn màu, compa, thước đo góc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành : (cá nhân).
GV : Yêu cầu hs đọc các bài toán dựng hình đã học được hệ thống lại trong mục 2.
GV : Hướng dẫn hs ôn lại một số bài tập dựng hình ( dựng đường vuông góc, đường song song). 
*) Kết luận : Ta có thể sử dụng các bài toán dựng hình trên để làm các bài toán dựng hình phức tạp hơn.
2. Các bài toán dựng hình đã biết. 
a) Dựng một đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng cho trước.
b) Dựng một góc bằng một góc cho trước.
c) Dựng đường trung trực của một đoạn thẳng cho trước, dựng trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
d) Dựng tia phân giác của một góc cho trước.
e) Qua một điểm cho trước, dựng đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước.
g) Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước, dựng đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
h) Dựng tam giác biết ba cạnh, hoặc biết hai cạnh và góc xen giữa, hoặc biết một cạnh và hai góc kề.
HĐ 3 : Dựng hình thang : (25’).
- Mục tiêu :
+ Biết sử dụng thước, compa và áp dụng các bài toán dựng hình đã biết để dựng hình theo bài toán dựng hình thang.
- Đồ dùng dạy học :
+ Thước thẳng, compa, phấn màu, thước đo góc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành : (cá nhân).
GV : Yêu cầu hs đọc và tóm tắt ví dụ.
GV : Hướng dẫn hs dùng thước, compa và các bài toán dựng hình đã biết để dựng hình.
GV : Giới thiệu cho hs các bước trong bài toán dựng hình.
GV : Giảng qua phần phân tích và phần biện luận, còn lại đi sâu vào hướng dẫn phần cách dựng và phần chứng minh của bài toán dựng hình. Cho hs biết trong bài toán dựng hình từ nay về sau nếu không nói gì thêm ta chỉ cần nói tới phần Cách dựng (Nêu thứ tự từng bước dựng hình, thể hiện bằng các nét vẽ) và phần Chứng minh (Bằng lập luận chứng tỏ rằng với cách dựng như trên, hình đã dựng thoả mãn các điều kiện của đề bài).
*) Kết luận : Một bài toán dựng hình có mấy bước? Nêu cụ thể bước Cách dựng và bước Chứng minh.
3. Dựng hình thang
HS : Đọc và tóm tắt ví dụ.
Ví dụ :
Tóm tắt :
Dựng hình thang ABCD (AB//CD).
AB = 3cm, CD = 4cm, AD = 2cm
 = 700.
Giải :
 700
HS : Đọc 
SGK và 700 
nghe gv
hướng dẫn.
• Các bước trong bài toán dựng hình :
a) Phân tích :
(SGK/ 83).
b) Cách dựng :
(SGK/ 83).
c) Chứng minh :
(SGK/ 83).
d) Biện luận :
(SGK/ 83).
*) Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : (3’).
- Tổng kết :
+ Bài toán dựng hình gồm có mấy bước, để dựng hình thang cần biết mấy yếu tố là những yếu tố nào?
- Hướng dẫn học tập ở nhà :
+ Để dựng được tam giác thì cần biết 3 yếu tố ( biết ba cạnh, hoặc biết hai cạnh và góc xen giữa, hoặc biết một cạnh và hai góc kề), để dựng được hình thang cần biết thêm yếu tố hai cạnh đáy song song. BTVN : 29, 30, 31 (SGK/ 83).

File đính kèm:

  • doctiet 8.doc