Giáo án Hình học 8 - Tiết 12: Hình bình hành
Giáo viên treo tứ giác động có dạng hình bình hành và yêu cầu học sinh cho biết tứ giác trên có điểm gì đặc biệt?
- Hình như vậy gọi là gì? Và nó có những tính chất gì ta vào tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 12 - Đ 7. Hình bình hành I – Mục tiêu : - Kiến thức : + Hiểu được định nghĩa về hình bình hành, các tính chất của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. - Kĩ năng : + Vẽ được hình bình hành, chứng minh được 1 tứ giác là hình bình hành. - Thái độ : + Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và có tinh thần hợp tác trong học tập. II - Đồ dùng dạy học : - Giáo viên : + Thước thẳng, thước đo góc, tứ giác động. - Học sinh : + Đồ dùng học tập. III – Tổ chức giờ học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *) Khởi động : (2’). Giáo viên treo tứ giác động có dạng hình bình hành và yêu cầu học sinh cho biết tứ giác trên có điểm gì đặc biệt? - Hình như vậy gọi là gì? Và nó có những tính chất gì ta vào tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HĐ 2 : Tìm hiểu định nghĩa : (10’). - Mục tiêu : + Hiểu được định nghĩa về hình bình hành. - Đồ dùng dạy học : + Tứ giác động, thước thẳng, thước đo góc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *) Cách tiến hành : (cá nhân). GV : Treo tứ giác động hình 66, yêu cầu học sinh đọc ?1 và trả lời. - Tứ giác như trên gọi là hình bình hành, yêu cầu 1 học sinh phát biểu định nghĩa về hình bình hành. - Giáo viên ghi kí hiệu cho học sinh. *) Kết luận : Khi nào tứ giác ABCD là hình bình hành. 1. Định nghĩa. HS : Đọc ?1 và trả lời : - Các cạnh đối song song với nhau. - Học sinh phát biểu định nghĩa *) Định nghĩa : Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. - Kí hiệu : Tứ giác ABCD có : AB // DC ; AD // BC ABCD là hình bình hành. HĐ 3 : Tính chất : (20’). - Mục tiêu : + Hiểu được các tính chất của hình bình hành. - Đồ dùng dạy học : + Thước thẳng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *) Cách tiến hành : (cá nhân). GV : Yêu cầu hs đọc ?2. - Yêu cầu hs đọc nội dung định lí. - Yêu cầu hs đọc nội dung chứng minh định lí, một bạn lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL của bài toán. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chứng minh định lí. *) Kết luận : Hình bình hành có những tính chất nào? 2. Tính chất. HS : Đọc ?2 và trả lời. ?2. - Hs đọc định lí : *) Định lí : Trong các hình bình hành : a) Các cạnh đối bằng nhau. b) Các góc đối bằng nhau. c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. - Học sinh đọc nội dung chứng minh định lí. Một học sinh lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL. GT ABCD là hình bình hành AC cắt BD tại O a) AB = CD, AD = BC KL b) = , = c) OA = OC, OB = OD Chứng minh (SGK / 91). - Học sinh nghe giảng kết hợp với theo dõi SGK và hoàn thiện nội dung chứng minh định lí vào vở. HĐ 4. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành : (10’). - Mục tiêu : + Nhận biết được một tứ giác là hình bình hành. - Đồ dùng dạy học : + Thước thẳng, thước đo góc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *) Cách tiến hành : B1: Cá nhân : GV : Yêu cầu 1 vài học sinh đọc nội dung dấu hiệu nhận biết hình bình hành. B2: nhóm theo bàn : - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào dấu hiệu nhận biết để làm ?3. - Giáo viên gọi từng em đứng tại chỗ trả lời. *) Kết luận : Khi nào 1 tứ giác là hình bình hành? 3. Dấu hiệu nhận biết. 1.tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành. 2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. 3.Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. 4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành. 5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. - Học sinh đọc và làm ?3. - Học sinh trả lời. ?3. Hình 70 a,b,d,e là hình bình hành vì nó thoả mãn dấu hiệu nhận biết. *) Tổng kết và hướng dẫn học về nhà: (3’). - Tổng kết : + Khi nào 1 tứ giác là hình bình hành? Hình bình hành có những tính chất gì? - Hướng dẫn học về nhà : + Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học thuộc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành. BTVN: 43, 44, 45 (SGK / 92).
File đính kèm:
- tiet 12.doc