Giáo án Hình học 8 - Tiết 11: Luyện tập

GV : Gọi 3 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ :

- Phát biểu định nghĩa, quy ước về hai điểm đối xứng qua đường thẳng.

- Phát biểu định nghĩa hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng và tính chất của nó. Áp dụng làm bài tập 35.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 11: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 11. Luyện tập
I – Mục tiêu :
- Kiến thức :
+ Biết nhắc lại các định nghĩa về hai điểm, hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng,
+ Nhận dạng được hình có trục đối xứng.
- Kĩ năng :
+ Biết áp dụng các tính chất đối xứng vào vẽ hình, tìm độ dài đoạn thẳng, tính số đo của góc…
- Thái độ :
+ Cẩn thận, chính xác, hợp tác trong học tập.
II - Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên :
+ Thước thẳng, phấn màu, thước đo góc.
- Học sinh :
+ Đồ dùng học tập.
III – Tổ chức giờ học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Khởi động : (20’).
GV : Gọi 3 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu định nghĩa, quy ước về hai điểm đối xứng qua đường thẳng.
- Phát biểu định nghĩa hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng và tính chất của nó. áp dụng làm bài tập 35.
- Phát biểu định nghĩa về hình có trục đối xứng. áp dụng làm bài 37.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
HS : Lên bảng trả lời câu hỏi.
- Phát biểu định nghĩa, quy ước về hai điểm đối xứng qua đường thẳng.
- Phát biểu định nghĩa, tính chất của hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng.
Bài 35 (SGK/ 87).
- Phát biểu định nghĩa.
Bài 37 (SGK/ 87).
Hình 59 h không có trục đối xứng
HĐ 1 : Luyện tập : (20’).
- Mục tiêu :
+ Biết áp dụng các tính chất đối xứng vào vẽ hình, tìm độ dài đoạn thẳng, tính số đo của góc…
- Đồ dùng dạy học :
+ Thước thẳng, phấn màu, thước đo góc.
*) Cách tiến hành : (cá nhân).
GV : Yêu cầu học sinh đọc và làm bài 36.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Hướng dẫn sử dụng tính chất hai đoạn thẳng đối xứng qua 1 đường thẳng.
- Hướng dẫn sử dụng tính chất hai hình đối xứng thì bằng nhau.
- Gọi 1 hs nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
*) Kết luận : Như vậy nhờ có tính chất đối xứng mà ta có thể dễ dàng so sánh được các đoạn thẳng và tính được số đo của góc của các hình có trục đối xứng.
HS : Đọc và làm bài tập.
- Học sinh lên bảng chữa bài.
Bài 36 (SGK/ 87).
Bài giải :
a)
Ta có Oy là trục
đối xứng của
OAC nên ta có :
OC = OA (1)
Ta có Ox là trục đối xứng
Của OAB nên ta có :
OB = OA (2)
Từ (1), (2) ta có OB = OC.
b) 
Theo tính chất đối xứng ta có :
 = , = 
Vậy = +++
= 2(+) = 2 = 1000.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- Hoàn thiện bài vào vở.
*) Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà :
- Tổng kết :
+ Nhắc lại các định nghĩa, tính chất của hai điểm, hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng, trục đối xứng của 1 hình.
- Hướng dẫn học tập ở nhà :
+ Yêu cầu hs về nhà xem lại các bài tập đã chữa và học thuộc nội dung các định nghĩa, tính chất.
BTVN : 39, 40, 41 (SGK/ 88).

File đính kèm:

  • doctiet 11.doc
Giáo án liên quan