Giáo án Hình học 7 tuần 24 - GV: Nông Văn Vững

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng.

3. Thái độ:

- Rèn ý thức làm việc có tổ chức.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, Thước thẳng3 cọc tiêu dài 1.2m, 1 giác kế, 1 sợi dây dài 10m, 1 thước đo

- HS: Thước thẳng3 cọc tiêu dài 1.2m, 1 giác kế, 1 sợi dây dài 10m, 1 thước đo

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 tuần 24 - GV: Nông Văn Vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24	 Ngày Soạn: 25/01/2015
LUYỆN TẬP §8
Tiết: 41	 Ngày dạy: 28/01/2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố và nhắc lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
2. Kỹ năng:	
- Rèn kĩ năng chứng minh hai cạnh hoặc hai góc bằng nhau thông qua chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau.
3. Thái độ:
 	- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi trình bày bài
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, Thước thẳng, êke, compa
- HS: Thước thẳng,êke, compa, Các bài tập về nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định lớp: (1’)	Lớp 7A2: ./.;	Lớp 7A3: ./.
2. Kiểm tra bài cũ: (10’)
- Hãy phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
	GV cho HS vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán.
	Hai tam giác nào chứa hai cạnh HB và HC?
	Chúng đã có các yếu tố nào bằng nhau?
	Chúng bằng nhau theo trường hợp nào?
Hoạt động 2: (7’)
	GV cho HS thảo luận theo nhóm.
	HS đọc đề bài toán, vẽ hình và ghi GT, KL.
	rBAH và rCAH
	AH là cạnh chung
	AB = AC	(gt)
	Cạnh huyền – c.g.v
	HS thảo luận theo nhóm rồi trả lời.
Bài 63: 
GT rABC, AB = AC
 AHBC
KL HB = HC 
Chứng minh: 
Xét hai tam giác vuông BAH và CAH ta có:	
	AH là cạnh chung
	AB = AC	(gt)
Do đó: rBAH = rCAH 	(ch.cgv)
Suy ra: HB = HC và 
Bài 64: 
rABC và rDEF có và AC = DF. 
Để rABC = rDEF ta chỉ cần bổ sung BC = EF (cạnh huyền) hoặc (góc nhọn).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 3: (15’)
	GV cho HS vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán.
	Hai tam giác nào chứa hai cạnh AH và AK?
	Chúng đã có các yếu tố nào bằng nhau?
	Muốn chúng minh AI là tia phân giác của ta cần chứng minh điều gì?
	Hai tam giác nào chứ hai góc và ?
	Chúng đã có các yếu tố nào bằng nhau?
GT rABC, AB = AC
 BHAC, CKAB
KL AH = AK 
 AI là tia phân giác của 
	HS đọc đề bài toán, vẽ hình và ghi GT, KL.
	rABH và rACK
	AB = AC (gt)
	 là góc chung
	Chứng minh 
	rAIH và rAIK
	AH = AK (c.minh trên)
	AI là cạnh chung
Bài 65: 
Chứng minh: 
a) Xét hai tam giác vuông ABH và ACK ta có:	
	AB = AC (gt)
	 là góc chung
Do đó: rABH = rACK 	(ch.gn)
Suy ra: AH = AK
b) Xét hai tam giác vuông AIH và AIK ta có:	
	AH = AK (chứng minh trên)
	AI là cạnh chung
Do đó: rAIH = rAIK 	(ch.cgv)
Suy ra: 
Hay AI là tia phân giác của 
4. Củng Cố:
 	- Xen vào lúc làm bài tập.
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	- Làm tiếp bài tập 66 ở nhà.
	- Tiết sau thực hành mỗi tổ cần chuẩn bị:
	+ 3 cọc tiêu dài 1,2m
	+ 1 giác kế
	+ 1 sợi dây dài 10m
	+ 1 thước đo
6. Rút kinh nghiệm : 
Tuần: 24	Ngày soạn: 25/01/2015
Tiết: 42	Ngày dạy: 28/01/2015
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- HS biết xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
2. Kỹ năng:	
- Rèn kĩ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng. 
3. Thái độ: 
- Rèn ý thức làm việc có tổ chức.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, Thước thẳng3 cọc tiêu dài 1.2m, 1 giác kế, 1 sợi dây dài 10m, 1 thước đo
- HS: Thước thẳng3 cọc tiêu dài 1.2m, 1 giác kế, 1 sợi dây dài 10m, 1 thước đo
III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phương pháp: Thực hành theo nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định lớp: (1’)	Lớp 7A2: ./.;	Lớp 7A3: ./.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS
3. Bài mới:
	a. Hướng dẫn trong lớp: (20’)
	- Dùng giác kế vậy đường thẳng xy vuông góc với AB tại A.
	- Mỗi tổ chọn một điểm E nằm trên xy.
	- Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD.
	- Dùng giác kế vạch tia Dm vuông góc với AD
	- Gióng đường thẳng, chọn điểm C nằm trên tia Dm sao cho B, E, C thẳng hàng.
	- Đo độ dài CD chính là khoảng cách hai điểm A và B.
	Chứng minh: 
x
y
D
E
A
B
C
m
1
2
	Xét hai tam giác vuông ABE và DCE ta có:
	EA = ED 	( theo cách vẽ)
	(đối đỉnh)
	Do đó: rABE = rDCE	(cgv.gn)
	Suy ra: AB = CD
 	b. Thực hành ngoài trời: (15’)
	GV tổ chức cho Hs thực hiện như hướng dẫn.
 c. Báo cáo kết quả: (2’)
	GV hướng dẫn cho HS báo cáo kết quả theo mẫu:
Họ và tên
Điểm về chuẩn bị dụng cụ (4đ)
Điểm về ý thức kỉ luật (3đ)
Điểm về kết quả thực hành (3đ)
Tổng điểm (10đ)
4. Củng cố: 
 - Kết hợp trong thực hành
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
 - GV nhận xét buổi thực hành và dặn HS chuẩn bị cho phần ôn tập chương.
6. Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docHH_7_TUAN_24.doc
Giáo án liên quan