Giáo án Hình học 6 tiết 25: Đường tròn

Hoạt động của GV

- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 44, 45 và trả lời câu hỏi:

- Cung tròn là gì ?

- Dây cung là gì ?

- Thế nào là đường kính của đường tròn ?

- GV yêu cầu HS vẽ đường tròn (O, 2cm) vẽ dây cung EF dài 3cm vẽ đường kính PQ của đường tròn.

PQ dài ? cm. Tại sao ?

- Vậy đường kính so với bán kính ntn?

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 tiết 25: Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/03/2013
Ngày giảng: 23/03/2013
Bài 8- Tiết 25: Đường tròn
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Tóm tắt được khái niệm đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính, bán kính.
2. Kĩ năng:
Sử dụng compa thành thạo để vẽ đường tròn, cung tròn, giữ được nguyên độ mở của compa.
3. Thái độ:
Cẩn thận, chính xác, tích cực trong hợp tác nhóm.
II- Đồ dùng dạy học:
1. GV: Thước thẳng, compa.
2. HS: Thước thẳng, compa.
III. Phương pháp:
- Vấn đáp
- Thuyết trình
- Hoạt động nhóm
- Luyện tập. 
IV. Tổ chức giờ học: 	
1. ổn định: Sĩ số: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường tròn, hình tròn
- Mục tiêu: Tóm tắt được khái niệm đường tròn, hình tròn.
- Thời gian: 15’
- ĐDDH: Thước thẳng, compa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv: Để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì ?
- Gv: Cho điểm O, vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm.
- GV vẽ đường tròn lên bảng theo đơn vị quy ước. 
- GV: Lấy các điểm A, B, C ...bất kì trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách tâm O một khoảng là bao nhiêu ?
- GV: Vậy đường tròn tâm O BK 2cm là hình gồm các điểm cách O 1 khoảng bằng 2cm.
TQ : Đường tròn tâm O bk R là 1 hình ntn ?
- GV giới thiệu kí hiệu đường tròn tâm O, bk R: (O; R)
- Điểm nằm trên đường tròn M, A, B, C (O, R)
- GV lấy các điểm N, P . Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng ON và OM, OP và OM? làm thế nào để so sánh được các đoạn thẳng đó ?
- GV hướng dẫn cách dùng compa so sánh 2 đoạn thẳng. Vậy các điểm nằm trên đường tròn, nằm bên trong đường tròn, nằm bên ngoài đường tròn cách tâm một khoảng ntn so với bán kính ?
- GV: Ta đã biết đường tròn là đường bao quanh hình tròn. Vậy hình tròn là hình gồm những điểm nào ? (hình 43b)
- Gv nhấn mạnh sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn.
- HS: Dùng compa.
- HS vẽ vào vở.
- HS: Cách tâm O một khoảng = 2cm.
- HS phát biểu định nghĩa. 
- HS nghe.
- HS: Dùng thước đo độ dài: 
ON < OM
OP > OM 
- HS trả lời 
- HS định nghĩa hình tròn.
- HS ghi nhớ.
1. Đường tròn và hình tròn:
 Đường tròn tâm O, BK 2cm
* Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu 
(O; R)
P
N
M
O
R
 M nằm trên đường tròn 
 N nằm bên trong đường tròn 
 P nằm bên ngoài đường tròn 
* Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cung và dây cung
- Mục tiêu: Tóm tắt được khái niệm cung, dây cung, đường kính, bán kính.
- Thời gian: 13’
- ĐDDH: Thước thẳng, compa, hình 44, 45.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 44, 45 và trả lời câu hỏi:
- Cung tròn là gì ?
- Dây cung là gì ?
- Thế nào là đường kính của đường tròn ?
- GV yêu cầu HS vẽ đường tròn (O, 2cm) vẽ dây cung EF dài 3cm vẽ đường kính PQ của đường tròn. 
PQ dài ? cm. Tại sao ?
- Vậy đường kính so với bán kính ntn?
- HS đọc SGK, quan sát H- 44, 45 và trả lời câu hỏi.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- HS trả lời.
2. Cung và dây cung: P
Q
E
F
O
- Dây cung : EF
- Đường kính PQ
* Đường kính dài gấp đôi bán kính.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một công dụng khác của compa
- Mục tiêu: Nêu được một công dụng khác của compa.
- Thời gian: 11’
- ĐDDH: Thước thẳng, compa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv: Compa có công dụng chủ yếu là dùng để vẽ đường tròn. Em hãy cho biết compa còn công dụng nào khác ?
- GV: Quan sát h.46, hãy nói cách làm để so sánh đoạn thẳng AB và đoạn thẳng MN ?
- GV: Yêu cầu HS đọc VD2.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
3. Một số công dụng khác của compa:
VD1: Cho 2 đoạn AB và MN dùng compa so sánh 2 đoạn thẳng ấy mà không đo độ dài từng đoạn thẳng 
- Cách làm: (SGK - 90)
VD2: Cho đoạn thẳng AB và CD. Làm thế nào để biết tổng độ dài của 2 đoạn thẳng đó mà không đo riêng từng đoạn thẳng ?
- Cách làm: SGK/ 91.
4. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà: (5’)
- Thế nào là đường tròn, hình tròn ?
- Thế nào là cung, dây cung ?
- Làm BT 39 (SGK/ 92)
Bài 39:
a) CA = 3cm , CB = 2cm
 DA = 3cm , DB = 2cm
b) I nằm giữa A, B nên
 AI + IB = AB AI = AB - IB
 AI = 4 - 2 AI = 2(cm) AI = IB = = 2cm
 I là trung điểm của AB.
c) IK = 1cm
* Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài.
- Làm các BT trong SGK.
- Đọc bài: “Tam giác”.

File đính kèm:

  • docT25.doc
Giáo án liên quan