Giáo án Hai bàn tay của em

* Trò chơi : ‘‘Chúng ta cùng thi tài”

- Với trò chơi này các con đứng cho cô 2 đội mỗi đội 5 bạn còn các bạn còn lại sẽ cổ vũ cho các bạn trong đội của mình và lần sau sẽ được chơi

Nào các con đứng dậy lên đứng thành 2 đội cô xem (cho trẻ đội mũ đội số 1- số 2)

- Nghe cô hỏi: tay phải đội số 1 đâu?

- Tay trái đội số 2 đâu?

- Đúng rồi và ở đây cô có rất nhiều chiếu vòng có nhiều màu nhiệm vụ của đội số 1 là bạn đứng ở đầu hàng sẽ đi theo đường thẳng lên tìm chiếc vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình và đi về vổ nhẹ vào vai bạn thứ 2, bạn thứ 2 đi lên tìm đúng vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình.

- Còn đội số 2 cũng đi theo đường thẳng và chọn vòng màu xanh và đeo vào tay trái của mình: thời gian chơi dành cho 2 đội là 1 bản nhạc ngắn. 2 đội nhớ chưa nào.

- 2 đội chơi xong cô xem trẻ chơi đúng chưa;

(Kiểm tra cả lớp xem đã đúng yêu cầu chưa)

Lần 2: Cô đổi bạn chơi và đổi yêu cầu chọn vòng ngược lại.

* Trò chơi : tô màu tay phải, tay trái

- Cô đưa tranh hướng dẫn trẻ tô màu tô tay phải màu đỏ, tay trái màu xanh.

- Cho cả lớp về theo nhóm để tô màu.

 

doc19 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11704 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hai bàn tay của em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cô , muốn nói phải giơ tay .
- Biết yêu quý , giữ gìn cơ thể sạch sẽ dể phòng chống bệnh đau mắt đỏ, tay chân miệng
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 5
Từ 29/09-03/10/2014.
Hoạt Động 
NỘI DUNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ -Thể dục sáng 
- Đón trẻ vào lớp ,hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân ,gọn gàng,ngăn nắp
- Trò chuyện, xem tranh cùng trẻ về các giác quan,bộ phận trên cơ thể trẻ
- Nghe nhạc và hát các bài hát trong chủ đề 
- Thể dục sáng : Tập kết hợp lời nhạc bài “ Bình Minh
Hoạt động ngoài trời 
* Hoạt động có chủ đích : Quan sát, trò chuyện, tìm hiểu về đôi tay và cho trẻ biết về các bộ phận trên cơ thể. trò chuyện về bệnh chân , tay , miệng .
* Đọc thơ; Rửa tay.
* Hát; Hai bàn tay xinh
* TC VĐ: Thi ai nhanh ai khéo. . TC kéo co, lộn cầu vồng, 
* chơi tự do .chơi với lá, vẽ tự do …
Hoạt động học
PT NHẬN THỨC 
Nhận biết tay phải- tay trái, phía phải- phía trái. Của bản thân
PT THỂ CHẤT
- Đi trong đường hẹp,nhảy qua mương 
PT NGÔN NGỮ .
- chuyện
Mỗi người một việc
 PT THẪM MỸ 
Tô màu bàn tay
PTTM
Hát: Múa cho mẹ xem
Hoạt động góc 
Góc xây dựng : Xây dựng đường đi vào nhà 
Cô hướng dẫn trẻ phối hợp cùng các bạn để xây dựng đường đi vào nhà xây cổng,hàng rào,đường đi , vườn hoa ….
Góc phân vai:Chơi mẹ con,cô giáo,bác sĩ
Góc học tập: Xem tranh ảnh ,album về các bộ phận trên cơ thể ,so hình,ghép hình ,xếp hột hạt .
Góc nghệ thuật : làm đồ dùng khẩu trang,bao tay, tô ,vẽ các bộ phận trên cơ thể 
	Biểu diễn các bài hát về chủ đề
 Góc thiên nhiên : cho cháu chăm sóc vườn hoa ,nhặt lá vàng ..
Hoạt động chiều 
- Thao tác rửa tay.
TCBN- Không mang quà bánh đến lớp
- Hăng hái phát biểu ý kiến
- Giữ gìn đôi tay sạch sẽ
Cùng cô làm tranh chủ đề.
Bé làm đồ chơi
Bé Đọc thơ;
Trò chuyện về chủ đề. Đóng chủ đề. Mở chủ đề Gia đình.
Trả trẻ 
Trao đổi với phụ huynh :
Về nội quy của lớp 
Thông báo tình hình sức khỏe của trẻ và những vấn đề cần phối hợp giáo dục trẻ : Thông báo tình hình học tập của trẻ đầu năm, …
KẾ HOẠCH HÀNG NGÀY
 Thứ hai ngày 29 tháng 09 năm 2014.
CÙNG BÉ KHÁM PHÁ
I/.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
-Trẻ phân biệt được tay trái tay phải của mình, nhận biết phía trái-phía phải của bản thân.
- Trẻ có khả năng định hướng trong không gian. Rèn luyện tư duy, trí nhớ, chú ý.- Giáo dục trẻ biết vận dụng sự định hướng của đôi tay vào trong cuộc sống, biết chăm sóc, bảo vệ giữ gìn đôi tay sạch đẹp.Biết làm các công việc có ích cho bản thân và giúp đỡ mọi người. 
II/. CHUẨN BỊ
Trang trí lớp học đẹp, thu hút trẻ
Tranh ảnh về đôi tay , giấy màu, bút màu đồ dùng cần thiết cho tiết dạy .
Tâm thế trẻ vui vẻ, tư thế gọn gàng sẳn sàng tham gia các hoạt động
III/ DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1;HAI BÀN TAY CỦA BÉ
Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện về đôi tay, buổi sang các con làm những việc gì trước khi đi học…. .
Giáo dục trẻ biết sử dụng đôi tay làm những công việc có ích, giữ gìn đôi tay sạch sẽ.	
Hoạt động 2: BÉ BIẾT GÌ VỀ CƠ THỂ BÉ?
-đọc câu đố: Cái gì một cặp song sinh
Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh
 “ Đôi mắt ”
Nhô cao giữa mặt một mình 
Hít thở thật giỏi lại tinh ngửi mùi 
 “ Cái mũi ” 
Cái gì chum chím đáng yêu 
Thốt lời chào hỏi ,nói nhiều điều hay 
 “ Cái miệng”
Cái gì giúp bé bước nhanh
Đến đường gặp bạn học hành bé ơi !
 “ Đôi chân”
Lắng nghe tiếng mẹ,tiếng cô
Âm thanh tiếng động nhỏ to bên mình 
 “ Đôi tai ”
- Cho trẻ kể tên về các bộ phận trên cơ thể, nói nên tác dụng của các bộ phận đó.
	Giáo dục trẻ giữ gìn các bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ và sử dụng chúng vào các hoạt động hàng ngày một cách nhanh nhẹn,hợp lí .
Trò chơi : Ai nhanh ai khéo:
Luật chơi: Đi ngang, kẹp bóng trước ngực, rơi bóng phải quay về đi lại.
Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội xếp hang ngang đứng sát nhau theo cặp đứng quay mặt vào nhau.. Khi có hiệu lệnh cặp thứ nhất sẽ giấu tay ra đằng sau và kẹp bóng vào giữa ngực đi theo đường ngang khi đi nhớ đi thẳng, không làm rơi bóng, đi đến đích bỏ bóng vào rổ về chỗ đứng, cặp thứ 2 tiếp tục.
Hỏi trẻ các con thấy khi không sử dụng đôi tay thì mang bóng về đích có khó không?
Giáo dục trẻ quý trọng đôi bàn tay, bảo vệ cơ thể của mình.
Hoạt động tự do:chơi với ĐDĐCNT ,vẽ các bộ phận trên cơ thể 
Hoạt động 3: Cùng bé khám phá - PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 NHẬN BIẾT TAY PHẢI- TAY TRÁI, PHÍA PHẢI- PHÍA TRÁI CỦA BẢN THÂN
: Hát : Tay thơm tay ngoan. 
Hỏi trẻ có mấy bàn tay. 
- Một tay xòe ra có mấy ngón tay- trẻ đếm
Đếm tay còn lại có mấy ngón tay?
Bàn tay của các con dung để làm công việc gì?
Giáo dục trẻ chăm chỉ lao độn, giữ gìn đôi tay sạch đẹp.
Hàng ngày khi làm việc các con có để ý xem tay nào mình làm công việc gì không?
Khi ăn cơm tay nào cầm bát tay nào cầm thìa, hay khi viết bài tay nào cầm bút…Giờ học hôm nay cô sẽ giúp các con nhận biết tay phải tay trái, phía phải phía trái của mình nhé
nhận biết tay phải, tay trái, phía phải- phía trái của bản thân.
- Bây giờ các con chơi với cô trò chơi: dấu tay nha
 Dấu cái tay ra sau lưng……..
 ……………………..Tay đây.
- Bây giờ cô đố các con này mỗi người có mấy tay?
À đúng rồ các con thử đếm lại xem nào;
- 1, 2 tay; bây giờ nghe cô hỏi tay phải của các con đâu?
- (Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa)
- Các con nói với cô nào tay phải;
- Cô gọi từng trẻ nói tay phải (3-4trẻ)
- Cho cả lớp nói lại (1 lần)
- Thế còn tay kia là tay gì nào?
- Tay trái(Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa) 
Các con nói tay trái với cô nào;
Cho cá nhân nói tay trái (1-2 trẻ))
- Bây giờ nghe cô hỏi đến bữa ăn cơm các con dùng đồ dùng gì để ăn?
- À đúng rồi ở phía sau cô có cái rá đựng đồ dùng các con bưng rá ra phía trước nào. 
- Các con xem trong rá có gì nào.
- Thế hàng ngày các con cầm thìa bằng tay gì?
- Bây giờ các con thử cầm thìa bằng tay phải cô xem đúng chưa nào.
- Tay phải các con cầm gì đó?
Các con nói tay phải cầm thìa
Cho cá nhân nói tay phải cầm thìa (2-3 trẻ)
- Còn cái bát thì các con cầm bằng tay gì? 
- À đúng rồi các con cầm bát lên nào. Các con nói (tay trái cầm bát) cả lớp, cá nhân
=> Cô thấy ai cũng giỏi bây giờ các con bỏ bát sang bên tay trái, thìa sang bên tay phải.
- Như vậy khi xác định phía phải- phía trái các con nhớ bên tay phải gọi là phía bên phải- trẻ đọc
Bên tay trái gọi là phía bên trái- trẻ đọc.
- Bây giờ các con nhìn lại xem bên tay phải mình vừa để đồ vật gì? Cái thìa để bên tay phải chúng ta như vậy cái thìa ở phía tay phải của mình. Còn cái bát để ở bên tay trái của mình vậy cái bát ở phía tay trái của mình- cho trẻ nói lại đồ vật gì ở phía phải- phía trái.
* Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- mời trẻ lên dơ tay phải – tay trái theo yêu cầu của cô và nói xem phía bên tay phải- tay trái của con có gì- có bạn nào?
* Trò chơi : ‘‘Chúng ta cùng thi tài”
- Với trò chơi này các con đứng cho cô 2 đội mỗi đội 5 bạn còn các bạn còn lại sẽ cổ vũ cho các bạn trong đội của mình và lần sau sẽ được chơi
Nào các con đứng dậy lên đứng thành 2 đội cô xem (cho trẻ đội mũ đội số 1- số 2)
- Nghe cô hỏi: tay phải đội số 1 đâu?
- Tay trái đội số 2 đâu?
- Đúng rồi và ở đây cô có rất nhiều chiếu vòng có nhiều màu nhiệm vụ của đội số 1 là bạn đứng ở đầu hàng sẽ đi theo đường thẳng lên tìm chiếc vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình và đi về vổ nhẹ vào vai bạn thứ 2, bạn thứ 2 đi lên tìm đúng vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình.
- Còn đội số 2 cũng đi theo đường thẳng và chọn vòng màu xanh và đeo vào tay trái của mình: thời gian chơi dành cho 2 đội là 1 bản nhạc ngắn. 2 đội nhớ chưa nào.
- 2 đội chơi xong cô xem trẻ chơi đúng chưa;
(Kiểm tra cả lớp xem đã đúng yêu cầu chưa)
Lần 2: Cô đổi bạn chơi và đổi yêu cầu chọn vòng ngược lại.
* Trò chơi : tô màu tay phải, tay trái
- Cô đưa tranh hướng dẫn trẻ tô màu tô tay phải màu đỏ, tay trái màu xanh.
- Cho cả lớp về theo nhóm để tô màu.
Hoạt động 4:Bé vui chơi
 Góc xây dựng Xây dựng đường đi vào nhà (góc trọng tâm).
Cô hướng dẫn trẻ phối hợp cùng các bạn để xây dựng đường đi vào nhà xây cổng,hàng rào,đường đi , vườn hoa ….
Hoạt động 5:ĐÔI TAY SẠCH.
Đọc thơ rửa tay.
Hỏi trẻ vì sao phải rửa tay, các con thường rửa tay vào lúc nào ?
Cho trẻ biết ích lợi của bàn tay sạch và tác hại của bàn tay bẩn ( xem tranh)
Cô làm mẫu.
Cô thực hiện thao tác kết hợp giải thích cho trẻ quan sát ( rưả tay 6 bước theo số 3140 DGDĐT-GDMN)
Tổ chức cho trẻ thực hành
Cô bao quát nhắc trẻ xắn cao tay áo cho khỏi ướt, sử dụng xà phòng khi rửa tay và biết cách tiết kiệm nước
Lau tay khô sau khi rửa bằng khăn tay riêng của tổ mình
Hoạt động 6: Bé ngoan
Vệ sinh cá nhân
Nêu gương cuối ngày
Đón trẻ. TD sáng ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 
.
.
HĐ ngoài trời
HĐ học
HĐ góc
HĐ chiều
Thứ ba ngày 30 tháng 09 năm 2014
CÙNG VUI CÙNG KHỎE 
I/.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
- Cháu nắm được tên bài tập, cách thực hiện bài tập “ Đi trong đường hep, nhảy qua mương”, qua đó biết ứng dụng bài tập vào cuộc sống hàng ngày.
- Thực hiện các vận động biết phối hợp tay nọ chân kia một cách nhanh nhẹn ,khéo léo .
- Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh ,giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ không phân biệt đối xử với những người bị tàn tật
II/. CHUẨN BỊ:
 Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề
 Sân tập sạch, bằng phẳng , tư thế trẻ gọn gàng .
 Đồ chơi đủ cho trẻ ở các góc và hoạt động dạy
III/. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Bé thích làm gì?
- Cô cùng cháu trò chuyện về những việc làm mà bé thường làm giúp mẹ ở nhà 
- Cho trẻ kể.
Hoạt động 2: BÉ KHỎE MẠNH
Hát :Hai bàn tay xinh
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Ngoài tay ra trên cơ thể còn có những bộ phận và giác quan nào ?Cho cháu kể tên và nói lên tác dụng của chúng đối với cơ thể chúng ta.
- Hỏi trẻ các bộ phận trên cơ thể của chúng ta thường mắc những bệnh gì?
- Vì sao lại mắc bệnh/
- Vậy thời tiết có ảnh hưởng đến bản thân chúng ta, . trời nắng hay mưa đếu có hai mặt lợi và hại
Trời nắng có lợi gì/- hại gì?
- Trời mưa có lợi gì? Hại gì?
	Giáo dục cháu biết bảo vệ cơ thể , phòng chống các loại bệnh hay xảy ra do thời tiết, khí hậu thay đổi, do môi trường …
* Trò chơi VĐ:Kéo co: chia lớp thành hai đội có số trẻ bằng nhau tương đương sức nhau, đứng đối diện nhau, trẻ cầm tay vào sợi dây thừng, khi có hiệu lệnh trẻ kéo mạnh sợi dây về phía đội mình. Đội nào dẫm chân vào vạch mức trước hoặc bỏ dây là thua cuộc. Các bạn ở đội thua phải nhảy lò cò .
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét giờ chơi.
*Hoạt động tự do:cháu chơi với đồ chơi ngoài trời: kết nhóm để chơi đu quay, bập bênh…
Hoạt động 3 :Cùng vui cùng khỏe: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - 
Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương
Ngoài ra trên cơ thể còn có những bộ phận nào nữa ?
Muốn cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải thừng xuyên tắm rửa và luyện tập thể dục các con nhé !
Khởi Động :Cháu tập trung thành 3 hàng dọc -> chuyển đội hình vòng tròn luôn phiên đi, chạy các kiểu -> chuyển về 3 hàng ngang dãn hàng
Trọng động:
Bài tập phát triển chung: Tập kết hợp bài: Bàn tay 
¯Bàn tay bé ---> như chiếc thuyền - Thở ( 2 lần)
Hai tay đưa lên cao quá đầu ( hít vào) sao đó hạ tay ( thở ra)
¯ Bàn tay --- > như chiếc thuyền – Tay ( 2 lần x 8 nhịp)
Nhịp 1: Chân bước ra trước, tay dang ngang
Nhịp 2: hai tay gấp sau gáy 
Nhịp 3: Như nghịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB
Nhịp 5,6,7,8: Tương tự - đổi bên
¯Nhạc --- > nhạc – Chân 
Nhịp 1: Hai tay chống hông, chân bước rộng bằng vai
Nhịp 2: Khuỵu gối chân trái, chân phải thẳng
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về TTCB
Nhịp 5,6,7,8: Tương tự - đổi bên
¯bàn tay ---> như chiếc thuyền- lườn
Nhịp 1: Hai tay chống hông, chân bước rộng bằng vai
Nhịp 2; 2tay dang ngang xoay người sang trái.
 Nhịp 3; về nhịp 1.
Nhịp 4: về TTCB
¯ Bàn tay --- > như chiếc thuyền – Bật
 Bật chụm chân tách chân ( tập 2 lần )
Vận động cơ bản: đi trong đường hẹp, nhảy qua mương.
*Cô làm mẫu giải thích: TTCB: đứng trước vạch, 2 tay xuôi, người thẳng.
Thao tác: khi đi trong đường hẹp mắt nhìn thẳng, tay đánh tự nhiên, chú ý không dẫm vào vạch, đến cuối đường dung sức manh của đôi chân nhún lấy đà rồi nhảy mạnh qua mương.
Cháu thực hiện :
	Lần lượt 2 cháu lên thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ 
	Động viên khuyến khích cháu thực hiện
HồI tĩnh: đi chậm, hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động 4: BÉ TẬP ĐÓNG VAI.
Góc phân vai. 
Bé đóng vai Gia đình có Ba- Mẹ- Các con. Nấu ăn, chăm sóc em.
Trẻ thể hiện cuộc sống sinh hoạt trong gia đình.Ba Phụ Mẹ nấu ăn, Bé Chăm sóc Ông Bà…
Tổ chức sinh nhật cho bé
Hoạt động 5:Bé chơi cùng cô
- Bé cùng cô vẽ, tô màu, làm tranh chủ đề “Hai bàn tay của em”. 
Hoạt động 6: Bé ngoan
Vệ sinh cá nhân
Nêu gương cuối ngày
 ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Đón trẻ - Thể dục buổi sang
* Hoạt động ngoài trời 
* Hoạt động học 
* Hoạt động góc
* Hoạt động chiều
* Các biểu hiện khác
Thứ tư ngày 01 tháng 10 năm 2014
 CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ
I/.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
- Qua câu chuyện trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, biết chăm sóc , bảo vệ cơ thể của mình, ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh. Biết yêu thương chăm sóc mọi người, không coi thường người khác.
- Cháu biết tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, mạnh dạn tự tin kể chuyện theo gợi ý của cô. 
- Giáo dục cháu biết yêu mến, giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể. Chăm sóc bản thân và những người xung quanh.
II/. CHUẨN BỊ:
Môi trường lớp học gọn gàng sạch sẽ
Tranh minh họa nội dung bài thơ “ Phải là 2 tay ”
Đồ chơi đủ cho các góc chơi, đồ dùng cho tiết dạy 
III/. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Hai bàn tay ngoan.
Đón trẻ, trò chuyện, nhắc nhở trẻ biết sử dụng đôi tay chăm chỉ làm các công việc tự phục vụ khi ở nhà và khi đi học như: rửa mặt, đánh răng, xúc cơm ăn sang, đến lớp cất dép, cất cặp…
Tuyên dương trẻ thực hiện tốt.
Hoạt động 2: BÉ CÓ BIẾT.
*Cho trẻ chơi trò chơi : Pha nước chanh 
	Pha nước chanh được nhờ có gì ?
	Tay còn làm được những việc gì nữa ?
	Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ đôi tay ?
	Với các bộ phận khác ?( mắt ,mũi …) cô đặt câu hỏi tương tự và cho trẻ trải nghiệm .	
-Các con có bao giờ thấy những người khuyết tật không?- trẻ kể.
Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ, yêu thương, không xa lánh họ.
* Trò chơi tập thể: Bịt mắt bắt dê 
	Cách chơi :cho cả lớp ngồi hoặc đứng thành vòng tròn mỗi lần chơi chọn 2 trẻ một trẻ làm dê,một trẻ làm người bắt dê ,cô bịt mắt cả hai trẻ lại .Khi chơi cả 2 trẻ cùng bò trẻ làm “ dê ”vừa bò vừa kêu be be .Còn trẻ kia phải chú ý lắng nghe để tìm bắt cho được “ dê ” . Nếu bắt được dê là thắng cuộc ,sau đó chọn 2 trẻ khác ,trò chơi tiếp tục .Mỗi lần chơi chỉ chi trẻ bò khoảng 1 phút nếu không bắt được dê là tua cuộc 
*Hoạt động tự do:
	Vẽ các bộ phận trên cơ thể
	Chơi với ĐDĐC ngoài trời 
	Chơi trò chơi dân gian 
Hoạt động 3: Bé biết gì về các bộ phận trên cơ thể- PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Chuyện; Mỗi người một việc.
Trò chơi: Mắt- mũi- miệng.
Hỏi trẻ các bộ phận trên cơ thể.
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể của mình.
Hỏi trẻ điều gì xảy ra nếu các con không ăn uống gì?
Giới thiệu câu chuyện “Mỗi người một việc:.
* Cô kể chuyện 	Truyện: Mỗi người một việc
Một gia đình nọ có nhiều anh chị em. Họ sống với nhau vui vẻ, đầm ấm. Nhưng bỗng một hôm, họ cãi nhau. Ai cũng cho là mình phải làm việc nhiều nhất.
Mắt nói: - Tôi suốt ngày phải nhìn.
Tai nói: - Tôi suốt ngày phải nghe.
Tay nói: - Còn tôi suốt ngày phải vẽ, phải giặt, quét nhà.
Chân nói: - Tôi phải đi, phải chạy, phải nhảy,…
Và tất cả cùng kêu lên:
- Miệng chả làm gì cả, suốt ngày chỉ ăn và uống!
Miệng nghe vậy thì buồn lắm. Nó chẳng buồn ăn uống gì nữa và im lặng bỏ đi nằm.
Hết một ngày, cả nhà ai cũng mệt và buồn, chẳng ai muốn làm việc nữa. Mắt lên tiếng:
- Không biết tại sao hôm nay tôi mệt quá, không muốn nhìn nữa.
Tai cũng nói: - Tôi cũng chẳng muốn nghe.
Chân uể oải kêu lên: - Tôi cũng không chạy được nữa.
Lúc này mọi người mới sực nhớ ra rằng từ sáng đến giờ cũng không thấy Miệng ăn uống gì cả. Chợt nhớ đến cuộc cãi vã lúc trước, mọi người cùng nói:
- Chúng ta trách nhầm Miệng rồi, chúng ta đến xin lỗi Miệng thôi.
Thế là tất cả vội vã đi gọi Miệng dậy và mang thức ăn đến:
- Xin lỗi Miệng nhé. Miệng mau ăn uống đi.
Bấy giờ Miệng mới chịu ăn. Sau khi Miệng ăn xong, tất cả tự nhiên cảm thấy khỏe hẳn lên, cùng vui vẻ, cười đùa.
Từ đó trở đi cả nhà Mắt, Mũi, Tai, Miệng … sống với nhau thân ái và hòa thuận, ai ai cũng đều vui vẻ làm việc của mình.
Lần 1 : Diễn cảm
Lần 2: Kể trên máy. giảng nội dung theo đoạn. có 2 đoạn:
+ Đoạn 1; nói về gia đình mắt, mũi, tai, chân tay… mỗi người một việc. Và mọi người chê Miệng chẳng làm gì chỉ ăn và uống.
+ Đoạn 2: Miệng buồn chán bỏ ăn uống một ngày làm mọi người mệt mỏi từ đó mọi người mới thấy được tầm quan trọng của Miệng và không chê Miệng nữa.
Lần 3 : Kể phụ họa.
* Đàm thoại: 
- Tên câu chuyện?
- Trong chuyện nói đến cái gì?
- Họ làm nhiệm vụ gì?
- Mọi người chê miệng như thế nào?
- Miệng đã làm gì khi bi các bạn chê?
- Đã xảy ra chuyện gì khi Miệng không ăn ?
-Giáo dục cháu giữ gìn các bộ phận trên cơ thể sach sẽ, tôn trọng mọi người không coi thường người khác.
* Dạy trẻ kể chuyện
* Hát và vận động bài : Bé khỏe bé ngoan
Hoạt động 4: Thư viện của bé 
Góc học tập: Xem tranh ảnh ,album về các bộ phận trên cơ thể ,so hình,ghép hình ,xếp hột hạt ,bé làm quen với toán.
Trẻ mở sách, báo xem tranh, nhân xét về bức tranh, làm album về chủ đề.
Chơi so hình bé phải tìm ra quy luật xếp hình trong tranh.
Bé làm quen với toán : Xếp theo thứ tự thao tác rửa tay.
Hoạt động 5: Bé vui chơi
- Trẻ dung Đôi bàn tay làm một số đồ chơi, tranh ảnh về chủ đề cùng c
- Giáo dục cháu chăm chỉ học bài, làm việc giúp đỡ mọi người.
Hoạt động 6: Bé ngoan
Vệ sinh cá nhân
Nêu gương cuối ngày.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Đón trẻ - Thể dục buổi sang
* Hoạt động ngoài trời 
* Hoạt động học 
* Hoạt động góc
* Hoạt động chiều
* Các biểu hiện khác
Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2014
ĐÔI TAY KHÉO LÉO 
I/.MỤC TIÊU GIÁO DỤC: 
Cháu biết cầm bút , ngồi đúng tư thế, biết cách tô màu, trang trí bàn tay cho đep.
Biết sử dụng đôi tay khéo léo khi cầm bút, vẽ , tô màu, biết phối màu , trang trí bức tranh cho đẹp.
Giáo dục trẻ giữ gìn đôi tay sạch sẽ. giữ gìn sản phẩm
II/. CHUẨN BỊ:
	- Giấy, màu, 
Đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
Băng nhạc chủ điểm
III/. GƠI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Giúp cô tìm bạn
	Cô nêu một vài đặc điểm nổi bật của bạn ,yêu cầu trẻ tìm đúng theo yêu cầu của cô 
Hoạt động 2:BÀN TAY CHĂM CHỈ.
Hát “Bàn tay”- trò chuyện về đôi tay.
Cho trẻ kể về các công việc giúp đỡ ông bà cha mẹ.
- Kể về các công việc trẻ làm hang ngày.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ lao động, làm việc nhanh nhẹn khéo léo.
* Chơi trò chơi:Hãy bắt chước giống tôi 
Cách chơi : Trẻ bắt chước các động tác giống cô ,giống bạn ( vỗ tay,nghiêng đầu sang phải ,dậm chân …. )
Trò chơi vận động: Đàn chuột con 
	Cách chơi :một trẻ làm mèo còn các bạn làm chuột bò đi kiếm ăn khi nghe tiếng mèo kêu và đuổi bắt ,đàn chuột phải chạy thật nhanh về ổ của mình để không bị mèo bắt 
	Luật chơi : Bạn nào bị mèo bắt thì phải làm mèo 
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét sau buổi chơi.
* Tổ chức cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời ,vẽ cái miệng 
Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ
Hoạt động 3: -BÉ KHÉO TAY - PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: Tô màu bàn tay. 
* Trò Chuyện. 
- Đọc thơ “Hai bông hoa”
- Hỏi trẻ hai bàn tay làm những công việc gì?
- Hai bàn tay của bé còn được thể hiện sự khéo léo của mình qua những bức tranh đó các con. Trẻ xem tranh vẽ về bàn tay.
- Hỏi trẻ hình dạng bàn tay, màu sắc,,...
- Các con có thấy bàn tay bé nhỏ của mình cũng tạo thành bức tranh đẹp không.
- Chúng ta cùng thể hiện nha.
* Trẻ học vẽ.
- Cô làm mẫu- giải thích.
- Cô để giấy ngay ngắn, đặt bàn tay trái giữ giấy, tay phải cầm bút màu tô theo hình bàn tay, tô từ trái sang phải, sau đó trang trí cho đẹp.
* Ai nhanh ai khéo.
Trẻ ngồi theo tổ vào bàn cô quan sát hướng dẫn trẻ cách cầm bút vẽ đẹp 
*Triển lãm tranh: Cho trẻ trưng bày sản phẩm, nhận xét bài bạn nào tô đẹp động viên những cháu chưa hoàn thành sản phẩm .
* Hát múa : “ Bàn tay”
Hoạt động 4:Ai khéo tay hơn:
.
Góc nghệ thuật : ( góc trọng tâm )làm đồ dùng khẩu trang,bao tay,tô màu các bộ phận ,giác quan trên cơ thể bé .
	Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu mở đề làm khẩu trang, bao tay bằng ni long ,giấy ….

File đính kèm:

  • docCD ban than 3 tuoi.doc