Giáo án Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh Lớp 4 - Bài: Phòng tránh ngộ độc - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Đan Phượng

* GV chốt : Con người có thể bị ngộ độc chủ yếu là do:

- Thức ăn không hợp vệ sinh,

- Sử dụng thuốc không đúng

- Không khí bị ô nhiễm.

Bị ngộ độc ảnh hưởng tới sức khoẻ, nguy hiểm đến tính mạng

2. Hoạt động 2: Cách phòng tránh ngộ độc

a) Mục tiêu: HS biết được 1 số cách đơn giản để phòng tránh ngộ độc

b) Cách tiến hành:

- Thảo luận nhóm bàn: Để phòng tránh ngộ độc con cần làm gì?

- Các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung

- GV chốt 3 cách

+ Giữ vệ sinh ăn uống

+ Sắp xếp tủ thuốc gọn gàng, khoa học, không tự ý sử dụng thuốc

+ Giữ vệ sinh môi trường, bảo vệ bầu không khí trong sạch.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh Lớp 4 - Bài: Phòng tránh ngộ độc - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Đan Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o huyÖn ®an ph­îng
Tr­êng tiÓu häc ®an ph­îng
–––––––––––––––––––––––
GIÁO ÁN
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
CHO HỌC SINH LỚP 4
Người soạn: Tổ giáo viên khối 4
N¨m häc : 2012 – 2013
–––––––––––
Ngày soạn: 22/12/2012
Bài: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
	- Nhận biết được một số nguy cơ gây ngộ độc trong nhà, xung quanh nơi ở, trong trường.
	- Tuyên truyền cho người thân, cộng đồng cùng tham gia phòng tránh ngộ độc cho trẻ em.
II. CHUẨN BỊ: 
HS: tìm hiểu những gì có thể gây ngộ độc cho người (ở nhà và xung quanh nhà)
GV: Mẫu phiếu điều tra
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH : 
* Khởi động: Cả lớp hát bài : Thật đáng chê!
- Vì sao con cò bị đau bụng?
- Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc cho trẻ em, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Phòng tránh ngộ độc.
1. Hoạt động 1: Điều tra
a) Mục tiêu: HS nhận biết được nguy cơ gây ngộ độc
b) Cách tiến hành: 
- GV giao việc : điều tra trong trường, trong khu mình sinh sống có điều gì nguy hiểm có thể gây ngộ độc và những biểu hiện bị ngộ độc rồi ghi vào bảng sau theo nhóm
Tên nhóm: .....
Khu vực điều tra: ................
Khu vực
Vị trí
Những điều nguy hiểm có thể gây ngộ độc
Biểu hiện bị ngộ độc
Trong nhà
Xung quanh nhà
Ở trường 
- GV hướng dẫn cả lớp làm 1 ý nhỏ:
Khu vực
Vị trí
Những điều nguy hiểm có thể gây ngộ độc
Biểu hiện bị ngộ độc
Trong nhà
M: Bếp
- Thức ăn bị ôi thiu, quá hạn sử dụng 
- Đau bụng, đi ngoài, nôn mửa...
Xung quanh nhà
Ở trường 
- GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 khu vực, phát phiếu điều tra cho các nhóm
- Các nhóm làm việc, GV quan sát, hướng dẫn thêm ( nếu HS lúng túng)
- Các nhóm báo cáo kết quả điều tra
c) Kết luận:
- GV kết luận dựa trên kết quả điều tra của HS: 
Khu vực
Vị trí
Những điều nguy hiểm có thể gây ngộ độc
Biểu hiện bị ngộ độc
1. Trong nhà
- Bếp
- Thức ăn bị ôi thiu, quá hạn sử dụng 
- Thức ăn bị nhiễm độc do hoá chất, thuốc bảo quản
- Khí than, khí gas
- Đau bụng, đi ngoài, nôn mửa...
- Khó thở, mệt
Tủ thuốc
- Uống nhầm thuốc, uống thuốc quá liều
- Đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chân tay bủn rủn
- Hít phải thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng
- Khó thở
2. Xung quanh nhà
- Không khí bị ô nhiễm do mùi rác thải, cống rãnh
- Phun thuốc trừ sâu cho cây
- Khó thở
3. Ở trường
- Nước uống chưa đạt tiêu chuẩn
- Nhà vệ sinh chưa sạch sẽ
- Ăn quà bị nhiễm khuẩn, ăn thức ăn quá hạn sử dụng
- Đau bụng
- Khó chịu
- Đau bụng, đi ngoài
* GV chốt : Con người có thể bị ngộ độc chủ yếu là do:
- Thức ăn không hợp vệ sinh,
- Sử dụng thuốc không đúng 
- Không khí bị ô nhiễm.
Bị ngộ độc ảnh hưởng tới sức khoẻ, nguy hiểm đến tính mạng
2. Hoạt động 2: Cách phòng tránh ngộ độc
a) Mục tiêu: HS biết được 1 số cách đơn giản để phòng tránh ngộ độc
b) Cách tiến hành: 
- Thảo luận nhóm bàn: Để phòng tránh ngộ độc con cần làm gì?
- Các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV chốt 3 cách
+ Giữ vệ sinh ăn uống
+ Sắp xếp tủ thuốc gọn gàng, khoa học, không tự ý sử dụng thuốc
+ Giữ vệ sinh môi trường, bảo vệ bầu không khí trong sạch.
3. Hoạt động 3: Tuyên truyền, vận động
a) Mục tiêu: HS biết cách tuyên truyền vận động gia đình, xã hội cùng quan tâm phòng tránh ngộ độc cho trẻ em.
b) Cách tiến hành:
* Tình huống: Nhà bạn Nam có vườn rau cải. Mẹ Nam mới phun thuốc kích thích hôm qua. Hôm nay, Nam nghe mẹ nói với chị Mai: “ Ngày mai chủ nhật, con được nghỉ học, mẹ con mình cùng nhổ rau bán nhé! ”
Nếu là Nam, em sẽ làm gì? 
- HS thảo luận nhóm đóng vai để trả lời
- GV chốt: Cần vận động gia đình cùng quan tâm phòng tránh ngộ độc cho mọi người. 
- Liên hệ : ở nơi con ở mọi người đã cùng có trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường chưa? Con có thể làm gì để vận động mọi người?
- GV giao việc: các nhóm thảo luận nội dung viết thư nêu lên các việc cần làm để cho môi trường nơi mình sống được an toàn gửi lên bác trưởng thôn ( tổ trưởng dân phố) hoặc phòng Tài nguyên môi trường của phường (xã ), quận (huyện) .
- 1 số em đọc trước lớp, cả lớp nhận xét và bổ sung thêm các việc cần làm ( nếu còn) 
4. Kết luận: 
Để đảm bảo an toàn, phòng tránh ngộ độc các con có thể: 
Nói với người lớn về bất cứ điều gì mình thấy không an toàn, có thể gây ngộ độc cho bản thân và người khác.
Vận động người thân, người có trách nhiệm cùng tham gia cải tạo môi trường nơi mình sống sao cho an toàn cho bản thân và cả người khác.

File đính kèm:

  • docGiao_an_phong_chong_tai_nan_thuong_tich.doc