Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 28, Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (Tiết 2)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là trách nhiệm pháp lí
-Một người điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử lí như thế nào? (phạt tiền từ 150000 đến 200000)
-Giáo viên kl: số tiền mà người vi phạm luật giao thông đó bị phạt ta gọi đó là trách nhiệm pháp lí
-Giáo viên giới thiệu: nhà nước đặt ra pháp luật, mọi công dân phải tuân thủ pháp luật, nếu công dân vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, ta gọi đó là trách nhiệm pháp lí.
-Trách nhiệm pháp lí là gì? 3.Thế nào là trách nhiệm pháp lí ?
Là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định
Ngày soạn: Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM Tuần 28 Ngày dạy: PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN (Tiết 2) Tiết 28 I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức : Thế nào là trách nhiệm pháp lí và kể được các loại trách nhiệm pháp lí ( tiết 2) 2.Kĩ năng: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý. 3.Thái độ: Tự giác chấp hành luật của Nhà nước. Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật *Kĩ năng sống: - KN tư duy phê phán ( biết phê phán , đánh giá những hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình , ủng hộ các biện pháp xử lí của nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật). - KN tìm kiếm và xử lí các thông tin về một số hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở địa phương. - KN kiên định không tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật. - GDQP&AN: Lấy các VD chứng minh khi CD vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GIÁO VIÊN HỌC SINH Sách giáo viên Sách giáo khoa Chuẩn kiến thức kĩ năng Kĩ năng sống Chuẩn bị trước các bài tập còn lại trong sách giáo khoa III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : A. Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ? - Dẫn vào bài mới: Một người có hành vi vi phạm pháp luật, pháp luật sẽ căn cứ vào loại vi phạm pháp luật của người đó mà có chế tài thích hợp để xử lí-trách nhiệm pháp lí B. Hoạt động hình thành KT Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là trách nhiệm pháp lí -Một người điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử lí như thế nào? (phạt tiền từ 150000 đến 200000) -Giáo viên kl: số tiền mà người vi phạm luật giao thông đó bị phạt ta gọi đó là trách nhiệm pháp lí -Giáo viên giới thiệu: nhà nước đặt ra pháp luật, mọi công dân phải tuân thủ pháp luật, nếu công dân vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, ta gọi đó là trách nhiệm pháp lí. -Trách nhiệm pháp lí là gì? 3.Thế nào là trách nhiệm pháp lí ? Là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định Hoạt động 2:Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật: Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Cho hs đọc nội dung bài học và cho hs phân tích để hiểu rõ từng trách nhiệm pháp lí theo 3 câu hỏi: Áp dụng cho đối tượng vi phạm pháp luật nào? (TNHS:VPPLHS;TNHC:VPPLHC;TNDS:VPPLDS;TNKL:VPKL) Hình thức xử lí là gì? +TNHS: chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp ( giải thích Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội; biện pháp tư pháp:biện pháp tư pháp là các biện pháp HS được quy định trong BLHS, co các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt: tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại, bắt buộc chữa bệnh) +TNHC: chịu các hình thức xử lí hành chín: cảnh cáo, phạt tiền +TNDS: khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm +TNKL: chịu các hình thức kỉ luật - GDQP&AN: Lấy các VD chứng minh khi CD vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào. Giáo viên có thể tóm lược theo hình thức sau: *Trách nhiệm pháp lí a. TNPL hình sự: chỉ dành cho VPPL hình sự, nghiêm khắc nhất và nặng nhất. Hiện nay hệ thống này được chia thành - Hệ thống hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. - Hệ thống hình phạt bổ sung: phạt tiền, cấm cư trú tại địa phương trong một thời gian, cấm đảm nhiệm hoặc giữ các chức vụ trong một khoảng thời gian nhất định. VD: A đánh người bị thương (thương tích nặng đã được giám định, xếp vào vi phạm hình sự) thì ngoài hình phạt chính là phạt tù có thời hạn, A có thể còn phải chịu hình phạt bổ sung là bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. b. Trách nhiệm dân sự: áp dụng với vi phạm dân sự, chủ yếu là phạt tiền, bồi thường thiệt hại. VD: A xây nhà, cố ý lấn chiếm sang đất của B, làm cho nhà của B bị hư hỏng, thiệt hại. Khi đó, A sẽ phải bồi thường cho B theo luật định, đồng thời phải phá dỡ khu vực đã lấn chiếm. c. Trách nhiệm hành chính: áp dụng với các hành vi vi phạm hành chính, chủ yếu là cảnh cáo, phạt tiền, buộc tháo dỡ các công trình vi phạm. VD: B vượt đèn đỏ thì buộc phải nộp phạt. d. Trách nhiệm kỉ luật: áp dụng với các vi phạm kỉ luật, chủ yếu là cảnh cáo, thuyên chuyển công tác, hạ bậc lương, buộc thôi việc. VD: A thường xuyên bỏ học, quay cóp trong kì thi, bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. Khi sự sai phạm xảy ra nhiều lần, vượt quá giới hạn quy định, hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đưa trường hợp của A ra xem xét và có quyết định kỉ luật. Có thể là phê bình hoặc cảnh cáo trước toàn trường hoặc buộc thôi học có thời hạn hoặc đuổi học. Do ai quyết định? (Lưu ý: TNHS phải do tòa án quyết định) 4.Các loại trách nhiệm pháp lí -Trách nhiệm hình sự -Trách nhiệm hành chính -Trách nhiệm dân sự -Trách nhiệm kỉ luật C. Hoạt động luyện tập Bài tập 2: a) có vì cho hs đọc điều Điều 615 Bộ Luật Dân sự năm 2005, Điều 14.Bộ luật hình sự năm 2009 b) không vì em bé này chưa có năng lực trách nhiệm pháp lí đầy đủ, theo luật dân sự: người có đủ năng lực trách nhiệm dân sự đầy đủ phải là người 18 tuổi trở lên, trường hợp này cha mẹ hoặc người giám hộ của em đó phải chịu trách nhiệm bồi thường D. Hoạt dộng vận dụng Cho hs đọc điều 12.Bộ luật hình sự năm 2009 Nam đủ 14 tuổi, ma vận chuyển ma túy- vi phạm pháp luật hình sự nhưng Nam không biết-không cố ý nên đáp án đúng là câu c Bài tập 4: Cho hs đọc điều 12.Bộ luật hình sự năm 2009 (tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù) Hành Tú là sai, vi phạm pháp luật hình sự: không tuân thủ luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng (Khoản 1, Điều 202 BLHS quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau: “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”) Trách nhiệm của Tú: do phạm tội ở mức độ nghiêm trọng nêm Tú không chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm hành chính và bồi thường thiệt hại cho ông Ba Bài tập 5: a) sai, trừ người không có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí b)sai, theo điều 12. Bộ luật hình sự năm 2009, 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. c) đúng, vì là người không có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí d) sai, trừ trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (-Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.) đ)sai vì theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2008 người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý e) đúng, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2008 quy định như vậy E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không? Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí? *Không *So sánh: -Giống: là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra -Khác nhau: Trách nhiệm đạo đức Trách nhiệm pháp lí Bắt buộc thực hiện bằng tác động dư luận xã hội và lương tâm của mỗi người Bắt buộc thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế của nhà nước - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Chuẩn bị bài 16.Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân: chuẩn bị trước phần đặt vấn đề Rút kinh nghiệm: TƯ LIỆU THAM KHẢO Điều 615 Bộ Luật Dân sự năm 2005 như sau: Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Điều 14.Bộ luật hình sự năm 2009: Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12. Bộ Luật Hình Sự năm 2009-Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
File đính kèm:
- bai 15 tiet 2 lop 9.doc