Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21+22, Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghịa vụ đóng thuế - Năm học 2019-2020 - Dương Hồ Vũ

3. Thế nào là thuế?

 Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.

4. Tác dụng của thuế:

 - Ổn định thị trường.

 - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

 - Đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.

5. Trách nhiệm của công dân- học sinh:

 - Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế làm cho dân giàu nước mạnh.

 - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

 - Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của Nhà nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21+22, Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghịa vụ đóng thuế - Năm học 2019-2020 - Dương Hồ Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22-23
Tiết : 21-22
Bài 13
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
TIẾT 1
1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (6’)
 Thế nào là hôn nhân? Nêu và phân tích nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta.
 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được thể hiện như thế nào? Công dân- học sinh cần có trách nhiệm gì? 
3. Dạy nội dung bài mới : Như các em đã biết kinh daonh và thuế là 2 lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống xã hội. Con người và xã hội tồn tại và phát triển cần đến hoạt động của 2 lĩnh vực này. Tuy nhiên, mọi công dân, mọi tổ chức tham gia phải có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với kinh doanh và thuế, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
GHI VỞ
15p
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
Nhóm 1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì? Hành vi vi phạm đó là gì?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên? Mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng với đời sống của nhân dân không? Vì sao?
Nhóm 3: Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì? Kinh doanh bao gồm những loại hoạt động nào?
GV: Em hãy kể tên các hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa mà em biết. 
- Sản xuất bánh kẹo, lúa gạo, vải, quần áo
 - Dịch vụ: du lịch, các khu vui chơi
 - Trao đổi buôn bán lúa gạo, thịt cá, bánh kẹo, sách vở
GV: nhấn mạnh: trong cuộc sống của con người rất cần đến sản xuất, dịch vụ và trao đổi giúp con người tồn tại và phát triển.
Nhóm 1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực sản xuất, buôn bán.
 Vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, trái với quy định của pháp luật.
Nhóm 2: Các mức thuế của các mặt hàng chênh lệch nhau( cao và thấp).
 Mức thuế cao là để hạn chế mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân( trong khi điều kiện đời sống chưa cho phép). Mức thuế thấp để khuyến khích sản xuất, kinh doanh mặt hàng cần thiết đến đời sống nhân dân.
Nhóm 3: Những thông tin trên giúp em hiểu được những quy định của Nhà nước về kinh doanh, thuế.
 Việc kinh doanh, sản xuất và thuế liên quan đến trách nhiệm công dân được Nhà nước quy định.
 Kinh doanh bao gồm các loại hoạt động sản xuất, buôn bán và dịch vụ.
I. Đặt vấn đề
16’
HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu nội dung bài học
Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
GV: nhận xét, chốt lại.
- Đạo đức Hồ Chí Minh: Ý chí và nghị lực tinh thần vượt qua mọi thử thách, khó khăn.
GV: Quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. Ở nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh tế rất phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho công dân khả năng lực chọn thích hợp để tự tổ chức kinh doanh, tăng thêm thu nhập tạo ra công ăn việc làm, nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó công dân cũng có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong quá trình kinh doanh?
GV: Bên cạnh đó công dân còn có nghĩa vụ: khai báo đúng vốn đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật; bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đăng kí; tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích, trật tự an toàn xã hội; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác.
HS: trả lời; cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
HS: ghi bài vào vở.
HS: trình bày; các bạn nhận xét, bổ sung.
HS: ghi bài vào vở.
HS: phát biểu; cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
HS: ghi bài.
II. Nội dung bài học:
1.Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
 Quyền tự do kinh doanh là quyền được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước.
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh:
 - Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép.
 - Không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như ma túy, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí
4. Củng cố, luyện tập (6’)
Nhắc lại kiến thức đã học
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
- Học bài, xem phần tiếp theo
TIẾT 2
1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (6’)
- Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh:
3. Dạy nội dung bài mới : Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài học
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
GHI VỞ
30’
GV: Thế nào là thuế?
GV: Em hãy nêu các loại thuế ở nước ta hiện nay.
HS: thuế nông nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân
GV: Thuế có tác dụng gì?
GV: Là công dân- học sinh chúng ta cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
Thực hành
GV: yêu cầu cả lớp làm bài tập 3 SGK trang 47.
HS: cả lớp cùng trao đổi làm bài.
GV: gọi một em trình bày câu trả lời.
HS: lên bảng trình bày; cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, đánh giá điểm.
HS: trả lời; các bạn cùng nhận xét, bổ sung.
HS: ghi bài.
HS: trình bày 1 phút; cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
HS: ghi bài.
3. Thế nào là thuế?
 Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.
4. Tác dụng của thuế:
 - Ổn định thị trường.
 - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
 - Đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
5. Trách nhiệm của công dân- học sinh:
 - Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế làm cho dân giàu nước mạnh.
 - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
 - Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của Nhà nước.
4. Củng cố, luyện tập (6’)
GV: Điều quan trọng các em học được hôm nay là gì?
 HS: trình bày 1 phút; các bạn cùng nhận xét, bổ sung.
 GV: nhận xét, kết luận và yêu cầu mỗi học sinh phản ánh những điều đã học với bạn bè, mọi người trong gia đình, mọi người xung quanh để chia sẻ.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Về nhà học lại bài, làm bài tập 1, 2 SGK trang 47.
 - Xem tiếp bài 14: “ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân”, đọc trước mục đặt vấn đề và chuẩn bị câu hỏi sau:
 + Ông An đã làm gì khi thấy nhiều thanh niên mới lớn trong làng bỏ nhà lang thang lên thành phố kiếm sống?
 + Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có lợi ích gì cho các em và cho xã hội?

File đính kèm:

  • docBai 13 Quyen tu do kinh doanh va nghia vu dong thue_12786476.doc
Giáo án liên quan