Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 19 đến 33

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh (Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế và quy mô kinh doanh)

- Nêu được nôi dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh

- Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Kể được một số loại thuế hiện nay ở nc ta)

- Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

Nghĩa vụ kê khai, đăng kí với cơ quan thuế, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán.

b. Kĩ năng:

- Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế.

c. Thái độ:

- Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế Nhà nước.

d. Định hướng PTNL:

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

- Năng lực riêng: giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lí tình huống, giao tiếp, nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

2. Chuẩn bị:

a. Giáo Viên: - Luật thuế.

 - Hiến pháp 2013 (Điều 57 và 80).

 - Bộ luật hình sự 1999 (Điều 157).

b. Học Sinh: - Phiếu học tập

3. Tiến trình bài dạy:

 

doc66 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 19 đến 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức về hôn nhân gia đình để phân tích tình huống cụ thể.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ % 
2
1,75
17,5%
1
2
20%
1
2
20%
2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Hiểu thế nào là tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ % 
1
1
10%
3. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Biết các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Hiểu tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ % 
2
1,25
12,5%
1
2
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tổng tỷ lệ 
4
3
30%
2
3
30%
1
2
20%
1
2
20%
8
10
100%
ĐỀ BÀI:
I. Phần khách quan (3 điểm):
Câu 1 (0,25 điểm) Hành vi đúng với quy định của nhà nước về hôn nhân là:
A. Chỉ kết hôn trong dòng tộc, phân biệt tôn giáo.
B. Kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng.
C. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân.
D. Kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.
Câu 2 (0,25 điểm) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân:
A. Chỉ người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao động. 
B. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động.
C. Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa phải lao động.
D. Những người khuyết tật không cần phải lao động.
Câu 3: (1 điểm) Em hãy điền những cụm từ sau vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học:
- có quyền tự do. - có nghĩa vụ. - xã hội.
- quyền lao động. - nghĩa vụ lao động. - tự nuôi sống bản thân.
"Mọi công dân (1).......................................sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho (2).., đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
"Mọi người có (3).........................................để (4).., nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước."
Câu 4: (1,5 điểm) Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai?
Nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng.
Ý kiến
Đúng 
Sai
A. Kết hôn là do nam nữ tự quyết định không ai có quyền can thiệp.
B. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn.
C. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.
D. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như vợ chồng.
E. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
G. Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.
II. Phần tự luận (7 điểm):
Câu 5 (2 điểm): Lan (14 tuổi – học lớp 9) muốn bỏ học đi lấy chồng. Là bạn thân của Lan, em sẽ làm gì giúp bạn của mình?
Câu 6 (2 điểm): Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Câu 7 (1 điểm): Thế nào là tự do kinh doanh? Thuế là gì?
Câu 8 (2 điểm): Hồng mới 17 tuổi, nhưng cha mẹ Hồng vì tham giàu đã ép gả Hồng cho một người hơn Hồng đến 20 tuổi, gần bằng tuổi bố Hồng. Hồng không đồng ý thì cha mẹ Hồng hết dỗ dành lại mắng nhiếc. Thuyết phục mãi không được, bố Hồng đánh Hồng một trận, nhốt Hồng trong buồng không cho ra ngoài, giao hẹn bao giờ đồng ý lấy chồng mới cho ra.
- Việc làm của bố mẹ Hồng là đúng hay sai? Vì sao? 
- Hồng có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó?
HƯỚNG DẪN CHẤM-THANG ĐIỂM
I. Phần khách quan (3 điểm):
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
D
0,25
2
B
0,25
Câu 3: mỗi ý đúng 0,25 điểm:
(1) có quyền tự do.
(2) xã hội.
(3) nghĩa vụ lao động.
(4) tự nuôi sống bản thân.
Câu 4: mỗi ý đúng 0,25 điểm:
Ý kiến
Đúng
Sai
A. Kết hôn là do nam nữ tự quyết định không ai có quyền can thiệp
S
B. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn
Đ
C. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.
Đ
D. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như vợ chồng.
S
E. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
Đ
G. Người chồng phải là người có quyền quyết địnhn những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.
S
II. Phần tự luận (7 điểm):
Câu 5: (2 điểm) Em sẽ khuyên bạn ấy không nên bỏ học để đi lấy chồng. (0,5 đ). 
Vì:
- Lấy chồng sớm dẫn đến sinh con sớm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến việc học tập, tương lai của bản thân. (0,5 đ)
- Nếu kết hôn sớm thì hôn nhân của bạn sẽ không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ vì bạn mới là HS THCS chưa đủ tuổi để kết hôn theo quy định của pháp luật. (0,5 đ)
- Nếu làm như vậy sẽ vi phạm pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình. (0,5 đ)
Câu 6 (2 điểm):
+ Là quyền vì: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp. (1 điểm)
+ Là nghĩa vụ vì: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. (1 điểm)
Câu 7 (1 điểm):
+ Tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. (0,5 điểm)
+ Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung. (0,5 điểm)
Câu 8 (2 điểm):
- Việc làm của bố mẹ Hồng là sai, vi phạm pháp luật về hôn nhân, vì đã ép gả con trong khi con chưa đến tuổi được kết hôn. (1 điểm)
- Hồng có thể nhờ các đoàn thể ở địa phương can thiệp (Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân....), nhờ họ hàng, những người có uy tín giải thích cho bố mẹ hiểu việc làm của mình là sai trái và hậu quả của việc ép gả con. (1 điểm)
Ngày giảng: 9B....../....../ 2020
Tiết 25 Bài 15
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
- Nêu được VD về từng loại : Vi phạm pháp luật, hình sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm kỉ luật.
b. Kĩ năng:
- Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.
c. Thái độ:
- Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
d. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
- Năng lực riêng: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo Viên: Phiếu học tập - Bài tập tình huống.
- Điều 6,7 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 - sửa đổi bổ sung năm 2008 (SGK)
- Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015. (tham khảo điều 12,13/SGK)
b. Học Sinh: Đọc, soạn bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra: (5’)
CH: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ? 
ĐA: - Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động; khuyến khích, tạo điều kiện hoặc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm. sản xuất kinh doanh, thu hút lao động. 
b. Dạy nội dung bài mới: 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (3’)
Giới thiệu bài:
GV đưa ra các thông tin:
- Ngày 29/2/2004, công an phường K đã xử phạt bà Hoa và yêu cầu bà tháo dỡ mái che lấn chiếm vỉa hè.
- Tháng 2/2004, Lê Thị Thơm, sinh năm 1983 ở Tĩnh Gia - Thanh Hoá đã bị bắt vì tội lừa đảo, ăn cắp xe máy có hệ thống. Thơm phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi mình gây ra.
- Ông B dây dưa không trả lãi cho bà T khi ông vay bà 2 triệu đồng theo đúng quy định, toà án xử phạt ông B phải hoàn trả lại số tiền vay cùng với lãi suất tính theo lãi xuất ngân hàng Nhà nước VN.
- Bạn Nam, học sinh lớp 9 trường THCS H thường xuyên đi học muộn, GVCN và nhà trường đã xử lí rất nghiêm khắc hành vi vi phạm kỉ luật của Nam.
GV: Đặt câu hỏi:
- Nêu các hành vi vi phạm của 4 trường hợp trên?
- Các biện pháp xử lí của nhà nước đối với các hoạt động trên?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Để hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí của CD với việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật Þ Vào bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (27’)
Mục tiêu: - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
* Hoạt động 1: Học sinh tự đọc.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật:
GV: Từ hoạt động trên HS tự rút ra k/n vi phạm pháp luật.
GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau: 
- Thế nào là vi phạm pháp luật?
- Có các loại vi phạm nào?
Có 4 loại vi phạm.
- Lấy ví dụ cụ thể về 4 loại vi phạm pháp luật. 
GV kết luận tiết số 1: Con người luôn có các mối quan hệ như: quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật. Trong quá trình thực hiện các quy định, quy tắc, nội dung của nhà nước đề ra thường có những vi phạm. Những vi phạm đó sẽ ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội. Xem xét vi phạm pháp luật giúp chúng ta thực hiện tốt các quy định, tránh xa tệ nạn xã hội, giúp cho gia đình và xã hội bình yên.
- Trách nhiệm pháp lí là gì?
- Kể tên các loại trách nhiệm pháp lí? 
- Em làm gì để thực hiện việc chấp hành pháp luật của nhà nước ? 
Đặt vấn đề.
Nội dung bài học
1. Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái PL, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí. 
- Có 4 loại vi phạm:
+ Vi phạm pháp luật hình sự.
+ Vi phạm pháp luật hành chính.
+ Vi phạm pháp luật dân sự.
+ Vi phạm kỉ luật.
2. Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
- Có 4 loại trách nhiệm pháp lí:
+ Trách nhiệm hình sự.
 + Trách nhiệm dân sự.
 + Trách nhiệm hành chính.
 + Trách nhiệm kỉ luật.
- Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước ở mọi lúc, mọi nơi. 
- Phê phán các hành vi vi phạm Hiến pháp và các quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) 
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đẻ hoàn thành bài tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Bài tập tình huống: Anh Hòa không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô( xe máy), bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và phạt 100.000đồng. Khi trở về nhà, anh Hòa đã nói chuyện với mọi người trong gđ, khi ấy mọi người cho rằng anh đã phải chịu trách nhiệm dân sự.
1. Hành vi phạt tiền của người cảnh sát giao thông có đúng pháp luật không?
2. Anh Hòa đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm gì (hành chính hay hình sự)? 
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
( Trao đổi với bạn bên cạnh và báo cáo kết quả làm việc với thày cô )
- Anh Hòa không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là hành vi trái pháp luật quy định tại Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Vì vậy, người cảnh sát giao thông phạt tiền là đúng.
- Anh Hòa đã vi phạm pháp luật hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG. (5’)
- Mục tiêu: HS biết vận dụng tìm tòi và mở rộng kiến thức.
1. Hoạt động vận dụng
- Em hãy kể về một hành vi vi phạm pháp luật mà em được biết qu báo chí, đài, truyền hình, hay được nghe người khác kể lại ? 
- Tự liên hệ bản thân em đã tự giác chấp hành pháp luật chưa, chấp hành như thế nào ? 
2. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu trước bài: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 
- Chuẩn bị bài 17 nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
Ngày giảng: 9B....../....../ 2020
Tiết số 2 Bài 17
NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; thục hiện nghĩa vụ quân sự; bảo vệ trật tự an ninh xã hội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
- Nêu được một số quy định trong Hiến Pháp năm 2013 và Luật Nghĩa vụ quân sự(sử đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 
- Điều 13,44,48 trong Hiến Pháp 2013. Điều 12 trong Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005)
b. Kĩ năng:
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú. 
- Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
c. Thái độ:
- Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. 
d. Định hướng PTNL:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
- Năng lực riêng: giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lí tình huống, giao tiếp, nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo Viên: + Hiến pháp 2013. Bài tập tình huống.
b. Học Sinh: + Đọc, soạn bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra: (5’)
? Nhà nước và của công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? 
Trách nhiệm của Nhà nước là đảm bảo và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
+ Trách nhiệm của công dân là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua các hoạt động cụ thể như: Tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương, của cả nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân...
b. Dạy nội dung bài mới: 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (3’)
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác Hồ đã nói “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ’’. Độc lập tự do là điều vô cùng thiêng liêng đối với mỗi dân tộc , mỗi con người. Nhưng để có độc lập tự do, vấn đề bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ không chỉ của riêng ai. Để tìm hiểu vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc"
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (27’)
Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
GV cho HS quan sát tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh sưu tầm thêm.
HS: Quan sát tranh ảnh và trả lời các câu hỏi sgk.
- Hãy nêu ND chung của các tranh ảnh trên?
- Em có suy nghĩ gì khi xem những tranh ảnh này?
- Em hãy kể lại một tấm gương dũng cảm bảo vệ Tổ quốc?
GV Quá trình lịch sử của đất nước ta đã chứng minh một cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, xây dựng CNXH , bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ XHCN được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của nhà nước ta.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Nội dung bài học:
GV: Tổ chức HS thảo luận, trao đổi cá nhân theo các câu hỏi sau:
- Em hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Nêu ví dụ cụ thể về một hoạt động bảo vệ Tổ quốc? 
- Nội dung, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? 
GV hướng dân tìm hiểu một số quy định tại điều 13, 44, 48 trong Hiến Pháp 2013 
- Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005): Công dân nam giới đủ mười tám tuổi được nhập ngũ; lứa tuổi giọ nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi. 
? Học sinh trung học có thể tham gia vào những hoạt động nào để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? 
- Hãy tự liên hệ bản thân em đã tham gia vào những hoạt động nào liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? 
- Em sẽ làm gì với những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
+ Đồng tình, ủng hộ việc đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; lên đường nhập ngũ khi có giấy gọi; hoạt động tuần tra, canh gác bảo vệ trật tự, an ninh ở địa bàn dân cư; các hoạt động thăm viếng, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, tặng quà, xây nhà tình nghĩa, đền ơn đáp nghĩa các gđ thương binh, liệt sĩ ở địa phương. 
- Đối với những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự ? 
+ Phê phán những hành vi trốn tránh, không đăng kí nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện và những hành vi cố ý cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, việc gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện. 
GV Kết luận: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Nghĩa vụ và quyền đó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
GV: giới thiệu Bộ luật hình sự (điều 78, 259, 262).
* Hoạt động 3: Luyện tập:
1. Bài tập 1:
GV: Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
HS: Đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét- kết luận.
2. Bài tập 7:
GV: Tổ chức HS làm việc cá nhân
GV: Yêu cầu 2 – 3 HS lên bảng giải bài tập.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS: cả lớp nhận xét về bổ sung.
GV kết luận, đánh giá và cho điểm HS có ý kiến tốt.
I. Đặt vấn đề:
- Các tranh ảnh đều ghi lại hình ảnh quân dân ta làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Những bức ảnh giúp ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh cũng như trong thời bình là của mọi công dân, không phân biệt già trẻ, trai, gái 
- HS có thể kể về các tấm gương: Trần Quốc Tuấn; Lê Lợi; Nguyễn Trãi; Bác Hồ; Võ Thị Sáu; Nguyễn Viết Xuân
II. Nội dung bài học:
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo chế độ XHCN và nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Bảo vệ Tổ quốc bao gồm: xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện nghĩa vụ quân sự;bảo vệ trật tự an ninh xã hội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội. 
- Khai báo tạm trú, tạm vắng, tham gia trật tự an ninh ở trường, ở địa bàn dân cư khi diễn ra các sự kiện chính trị - xã hội - văn hóa lớn ở địa phương; báo cho chính quyền địa phương khi phát hiện các hành vi có hại cho trật tự, an ninh của nhà trường, của địa phương và của đất nước...
- Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an ninh ở địa bàn dân cư, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương...
III. Bài tập:
Bài tập 1:
- Đáp án đúng: a; c; d; đ; e; h; i
Bài tập 7:
- Đáp án đúng: 1; 2; 3; 4
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) 
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đẻ hoàn thành bài tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Hãy kể một số hoạt động ở địa phương em trong việc giữ gìn trật tự an ninh địa phương?
- Trường (Lớp) em đã có những hoạt động gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc và an ninh trật tự ở địa phương?
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
( Trao đổi với bạn bên cạnh và báo cáo kết quả làm việc với thày cô )
+ Ngoại khoá về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam nhân dịp 22 – 12.
+ Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG. (5’)
- Mục tiêu: HS biết vận dụng tìm tòi và mở rộng kiến thức.
1. Hoạt động vận dụng
- Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
- Học thuộc NDBH sgk + Làm tiếp các bài tập: 2; 3; 4; 5; 6 sgk.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật theo gợi ý sau:
+ Đọc kĩ phần thông tin - trả lời gợi ý sgk.+ Tìm hiểu về những tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật và những tấm gương sống không có đạo đức và không tuân theo pháp luật trong cuộc sống hàng ngày mà em gặp.
Ngày giảng: 9B....../....../ 2020
Tiết số 27 Bài 18
SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là sóng có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
- Nêu được mói quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
- Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (là điều kiện để phát triển mỗi cá nhân và xã hội)
- Hiểu được trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
c. Thái độ:
- Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hàng ngày. 
d. Định hướng PTNL:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
- Năng lực riêng: giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lí tình huống, giao tiếp, nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên: + Hiến pháp 2013. 
 + Bài tập tình huống.
b. Học Sinh: Đọc, soạn bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra: (5’)
? Nêu trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? 
Trách

File đính kèm:

  • docGiao duc Cong dan 9_12843343.doc
Giáo án liên quan