Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 18: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Năm học 2019-2020

Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin:

GV HD HS đọc bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên, SGKGDCD 9, tìm kiếm trên internet.

- HSđọc thông tin

Gv chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu từng cá nhân trong nhóm tìm kiếm thông tin:

**Thông tin sgk gdcd9, internet

+ Tìm thông tin, hình ảnh liên quan đến chủ đề cho đi và nhận lại.

-> HS đọc thông tin, trả lời các câu hỏi:

? Cho đi là gì? ?Nhận lại là gì?Có nhất thiết phải cho đi không?

 HS ghi nháp – viết trên A0

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

Các bạn hãy thử cho đi một cái gì đó đi,để rồi biến niềm hạnh phúc của người khác thành niềm hạnh phúc của mình.

HÃY CỨ CHO ĐI.VÌ KHI BẠN CHO ĐI LÀ BẠN ĐÃ TỰ YÊU THƯƠNG CHÍNH BẢN THÂN MÌNH

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 18: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.12.2019
Ngày giảng: 26.12.2019
Tiết 18: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 
CHỦ ĐỀ: CHO ĐI VÀ NHẬN LẠI (TIÊT 1)
I . Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức: Biết được vai trò của cho đi và nhận lại;
2. Kỹ năng: Xây dựng được bộ tranh ảnh hoặc bài trình chiếu đa phương tiện, website về chủ đề cho đi và nhận lại;
3. Thái độ: Biết cho đi và nhận lại đúng cách;
II. Chuẩn bị: 
- Địa điểm: Phòng học lớp 9 hoặc phòng máy chiếu.
- Thành phần: Học sinh khối 9. 
- GV: SGA, SGK GDCD 9; Giấy trắng A0, bút viết, bút màu máy chiếu, máy ảnh, máy tính có kết nối internet....Sách HĐ trải nghiệm sáng tạo lớp 9. 
- HS: Nghiên cứu bài học, tìm kiếm thông tin qua các kênh khác nhau...
III. Hình thức tổ chức: Theo nhóm 3-5 HS. 
III. Tiến trình :
1. Tổ chức: 9A.....................................9B.............................9C................................. 
2. Kiểm tra 	: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:GV đặt vấn đề: Có Thể cho HS sắm vai tình huống: 
Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng. Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?"
 Cô gái trẻ nghĩ: "Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!". Thế là cô gái sẵng giọng: "Không có!"
 Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: "Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!"
 Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: "Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm."
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.
 Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.
 Bởi... cho đi chính là nhận lại!
HĐ của GV & HS
Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin: 
GV HD HS đọc bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên, SGKGDCD 9, tìm kiếm trên internet. 
- HSđọc thông tin
Gv chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu từng cá nhân trong nhóm tìm kiếm thông tin: 
**Thông tin sgk gdcd9, internet
+ Tìm thông tin, hình ảnh liên quan đến chủ đề cho đi và nhận lại. 
-> HS đọc thông tin, trả lời các câu hỏi: 
? Cho đi là gì? ?Nhận lại là gì?Có nhất thiết phải cho đi không?
 HS ghi nháp – viết trên A0
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
Các bạn hãy thử cho đi một cái gì đó đi,để rồi biến niềm hạnh phúc của người khác thành niềm hạnh phúc của mình.
HÃY CỨ CHO ĐI.VÌ KHI BẠN CHO ĐI LÀ BẠN ĐÃ TỰ YÊU THƯƠNG CHÍNH BẢN THÂN MÌNH
?Vì sao phải cho đi?Ai sẽ là người cho đi?Làm thế nào để cho đi? 
HS tìm kiếm tt& trình bày. HS ghi thông tin trả lời
Trong cuộc sống có mấy người sống trong giàu sang, nhung lụa, phú quý nhưng có rất nhiều người còn đang thiếu thốn vật chất và ngay cả tinh thần. Nếu ta cho được ta cứ cho, đừng sống cuộc đời ích kỷ, sống là phải sẻ chia. Ngay cả cách sống ta còn phải học hỏi cả đời nữa mà. Hãy học cách yêu thương bản thân sau đó rồi hãy yêu thương mọi người xung quanh. Cho yêu thương sẽ nhận lại yêu thương.
? Ai sẽ là người nhận lại? Khi nào thì được nhận lại? 
HS viết câu trả lời của mình vào phần xung quanh giấy Ao 
? Những hành động nào thể hiện sự cho đi và được nhận có ý nghĩa? 
 Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
Cho đi nụ cười nhận lại niềm vui.
Cho đi tình yêu nhận lại hạnh phúc......Yêu thương cho đi là yêu thương có thể giữ được mãi mãi....
Mỗi HS lựa chọn một trong các từ khóa để tìm kiếm thông tin. 
=> GV nhắc nhở HS chủ động thực hiện các hoạt động tìm kiếm thông tin qua sách, báo, thư viện theo các từ khóa, hình ảnh, vi deo, bài viết câu hỏi nêu trong sách TNST lớp 9 & HD HS lưu thông tin trên giấy A4 – viết tay; hoặc lưu vào thư mục trên máy tính. 
HS gửi thông tin thu thập được cho nhóm trưởng, nhóm trưởng và thư kí tổng hợp thông tin.
Hoạt động 2: Xử lý thông tin
GVHDHS, quản lý nhóm và quan sát bổ xung phần còn thiếu trên sơ đồ chung.
Cả nhóm thảo luận thống nhất trình bày nội dung dưới dạng sơ đồ tư duy đảm bảo các nội dung : 
- Cho đi là gì?
- Có cần thiết phải cho đi không?
- Làm thế nào để cho đi?
- Khi cho đi sẽ nhận lại cái gì?
Lưu ý: có thể sử dụng phần mềm đồ họa, hình ảnh, thiết kế sơ đồ tư duy trên máy tính
Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm: 
GV TCHHSthảo luận đưa ra được sản phẩm truyền thông phù hợp với chủ đề “Cho đi và nhận lại”. Cung cấp tiêu chí đánh sản phẩm, phiếu theo dõi dự án, phiếu đánh giá sản phẩm dự án, phiếu đánh giá quá trình thực hiện dự án...
 Các nhóm thống nhất lựa chọn một loại hình sản phẩm trong các loại sau: 
-Bài viết chủ đề; “Cho đi và nhận lại”
-Tranh vẽ 
-Báo ảnh
- Trình chiếu đa phương tiện. Website.....
GV GT một vài mẫu báo ảnh để HS ham khảo, thống nhất ý tưởng hoàn thiện sản phẩm truyền thông của nhóm mình. Tiến hành theo các bước sau: 
Bước 1: Lựa chọn loại hình sản phẩm
Bước 2: Phân công xây dựng sản phẩm
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm theo bảng
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
stt
Họ tên
Sản phẩm
Tgian nộp
Nguồn tài liệu
Ghi chú
Thống nhất trong nhóm về nội dung như cỡ chữ,kiểu chữ, bố cục trình bày, phần mềm thiết kế....
Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm
GV dặn dò HS tiến hành thực hiện ở nhà, tg nộp sau 2 tuần học.
 Nội dung kiến thức cần đạt
 1: Tìm kiếm thông tin: bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên, SGKGDCD 9 
- Chủ đề: Cho đi và nhận lại.
-Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người.
-Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhân là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ xung cho nhau.
 - Khi ta cho đi thì cũng không nhất thiết phải yêu cầu nhận lại thứ gì cả. Cho thì sẽ nhận lại thôi. Vì cho cũng chính là nhận
-Cho đi không bao giờ quá khó, chỉ cần chúng ta mở lòng ra và trao đi cái tình yêu thương, sự sẻ chia và nhiều khi ta cho đi chẳng bao nhiêu nhưng thứ nhận lại được thì rất là nhiều. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
2: Xử lý thông tin
Trình bày bằng sơ đồ tư duy trên Ao
Hoặc máy tính(nếu có)
3.Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm: 
-Học sinh : Hoàn thành phiếu 
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên (SGKGDCD 9)
Người đọc:Ngày đọc:.
Từ khóa
Nội dung đọc có liên quan đến từ khóa
Lý tưởng sống
...............................................................
Lý tưởng sống cao đẹp
...............................................................
Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
...............................................................
4 . Củng cố: Nhắc lại những yêu cầu chính và tiếp tục hoàn thiện để giờ sau báo cáo sản phẩm truyền thông của nhóm. 
5. Dặn dò: 
- Tiếp tục phân công các thành viện hoàn thành nhiệm vụ ở nhà đối với sản phẩm của nhóm mình. 
- Chuẩn bị bài quyền & nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Ngày soạn: 01.02.2020 
Ngày giảng: 04.02.2020
Tiết 21: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: 
CHỦ ĐỀ: CHO ĐI VÀ NHẬN LẠI (TIÊP)
I . Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức: 
Biết được vai trò của cho đi và nhận lại;
2. Kỹ năng:
 Xây dựng được bộ tranh ảnh hoặc bài trình chiếu đa phương tiện, website về chủ đề cho đi và nhận lại;
3. Thái độ: 
Biết cho đi và nhận lại đúng cách;
II. Chuẩn bị: 
- Địa điểm: Phòng học lớp 9 hoặc phòng máy chiếu.
- Thành phần: Học sinh khối 9. 
- GV: SGA, SGK GDCD 9; Giấy trắng A0, bút viết, bút màu máy chiếu, máy ảnh, máy tính có kết nối internet....Sách HĐ trải nghiệm sáng tạo lớp 9. 
- HS: Nghiên cứu bài học, tìm kiếm thông tin qua các kênh khác nhau...
III. Hình thức tổ chức: Theo nhóm 3-5 HS. 
III. Tiến trình :
1. Tổ chức: 9A..............................9B.......................................9C.............................. 
2. Kiểm tra 	: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:Báo cáo chủ đề : Cho đi và nhận lại
HĐ của GV & HS
Hoạt động 4: Trình bày báo cáo sản phẩm
GV HDHS các nhóm trình bày, báo cáo sản phẩm của nhóm mình. 
HS thực hiện
 Bước 1: Giới thiệu sản phẩm của nhóm
Các nhóm cử người thuyết trình cho sản phẩm của nhóm mình. Giải đáp thắc mắc...
GV cùng các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi để kiểm tra quá trình hoạt động, màu sắc, mẫu mã, bố cục và cách trình bày sản phẩm. Nhận xét phần trình bày và bổ xung thảo luận của các nhóm. 
HS nhóm khác tiếp tục trình bày sản phẩm của nhóm mình.
Bước 2: Đánh giá sản phẩm. 
2. Đánh giá sản phẩm và hoạt động: 
GV phổ biến tiêu chí đánh giá sản phẩm báo cáo: 
- Về sản phẩm: 
+ Tên sản phẩm truyền thông có phù hợp với nội dung chủ đề trải nghiệm
+ Sản phẩm trình bày được vai trò, ý nghĩa của việc cho đi và nhận lại. Nêu ra được một số HĐ cho đi và nhận lại có ý nghĩa và phù hợp với học sinh.
+ Sản phẩm thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ, trăn trở của nhóm về lối sống đẹp của thanh niên, học sinh hiện nay. 
+ Thể hiện sự sáng tạo của nhóm trong hình thức và nội dung trình bày. Màu sắc hài hòa, đẹp mắt.
-Về hoạt động: 
+Cá nhân và nhóm hoàn thành được nhiệm vụ phân công
+Sản phẩm có tính truyền thông tốt.
+ Hoàn thành và ghi đầy đủ phiếu theo dõi dự án.
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ thông tin. 
GV: tổ chức cho học sinh đánh giá trong nhóm
HS: 
 + HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác về ưu điểm, nhược điểm và những vấn đề cần chỉnh sửa.
+ HS đánh giá quá trình làm việc của mình và của các thành viên trong nhóm
 -Các thành viên tự đánh giá mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của mình.
 - Trưởng nhóm tổng kết quá trình làm việc, khái quát những ưu điểm, hạn chế của nhóm và mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của từng thành viên trên tinh thần thẳng thắn, khách quan và xây dựng. 
GV: tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau: 
HS: + Các nhóm sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá lẫn nhau.
+ Các nhóm trao đổi nhận xét về kết quả làm việc của nhau ( lưu ý tinh thần cởi mở, cầu thị tích cực & thiện chí).
GV KL chung: các sản phẩm có thể đưa lên internet, trưng bày ở lớp để nhận thêm ý kiến phản hồi của nhiều người
 Nội dung kiến thức cần đạt
 1*Trình bày báo cáo sản phẩm: 
*Báo cáo chủ đề: Cho đi và nhận lại.
2. Đánh giá sản phẩm và hoạt động: 
HS đọc tài liệu SGV trang 80+82 hoặc giới thiệu trên máy chiếu. 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
Cá nhân tự đánh giá/ đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các mức độ 0,1,2,3,4.
Họ & tên thành viên
Mức độ đóng góp
Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A,B,C,D.
ND
Tinh thần làm việc nhóm
Hiệu quả làm việc nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Mức độ
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
4 . Củng cố: Nhắc lại những yêu cầu chính và tiếp tục hoàn thiện sản phẩm. 
5. Dặn dò: 
	Chuẩn bị bài quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế 

File đính kèm:

  • docxGiao duc Cong dan 9 TNST chu de cho di va nhan lai_12829437.docx