Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 22, Bài 15: Phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề (10’)

- Kiến thức: HS bước đầu hiểu tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại với cuộc sống con người

- Rèn luyện năng lực:NL hợp tác, NL giao tiếp, NL đảm nhận trách nhiệm, NL sử dụng ngôn ngữ.

* Cách tiến hành:

Gv: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề.

Gv: Chia hs thành 3 nhóm

Hs: Thảo luận các câu hỏi .

Nhóm 1: Vì sao khi chiến tranh đã kết thúc nhưng vẫn còn có người chết do bị trúng bom mìn gây ra ?

- Chiến tranh đã kết thúc nhưng bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là các địa bàn ác liệt như Quảng Trị .

Nhóm 2: Thiệt hại về cháy của nước ta trong thời gian 1998-2002 là như thế nào ?

- Thiệt hại về cháy nổ từ 1998-2002.

Cả nước có 5871 vụ cháy, thiệt hại 902.910 triệu đồng .

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 22, Bài 15: Phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 	
Lớp
8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
8A6
8A7
Ngày giảng
Tiết 22 - Bài 15: 
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ
CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
 - Nhận dạng được các lọa vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các lọai đó đối với con ngời và xã hội.
 - Nêu được một sỗ quy định của phát luật về phong ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
2. Về kĩ năng
a. Kĩ năng bài học: Biết cách phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.
b. Kĩ năng sống: hợp tác, thu thập, xử lí thông tin
3. Về thái độ
 - Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vú khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
4. Những năng lực cần hình thành cho học sinh:
- Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo; NL tự nhận thức các vấn đề đạo đức, công dân, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp; Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, NL xử lí thông tin, NL tư duy phê phán 
* Tích hợp:
Giáo dục đạo đức: Hòa bình, trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, hợp tác, đoàn kết
+ Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.
+ Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Giáo dục kĩ năng sống: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo, ứng phó.
Giáo dục bảo vệ môi trường (mục 1 phần 2)
+ Tổn thất của các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về vật chất mà còn gây ô nhiễm môi trường.
+ Quy định của pháp luật về các cơ quan, tổ chức XH, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép quản lý sử dụng vũ khí, chất cháy, nổ và độc hại.
+ Trách nhiệm của học sinh: thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
GDQPAN: Ví dụ bằng hình ảnh về tai nạn do cháy, nổ gây ra.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, Sgk ,Sgv. Bộ luật hình sự, luật phòng cháy và chữa cháy .
2. Học sinh: một số tài liệu, tranh ảnh.
III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, quy nạp, giải quyết các vấn đề, sưu tầm, điều tra. 
- Kĩ thuật dạy học Thảo luận nhóm, động não.Tổ chức hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi.
IV.Tiến trình giờ dạy - Giáo dục
Ổn định lớp (1’) 
Lớp
8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
8A6
8A7
Sĩ số
Vắng
Kiểm tra bài cũ (5’) 
 GV: HIV là gì? AISD là gì? 
 - HIV là tên của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngời.
 - AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV thể hiện triệu trứng các bệnh khác nhau đe dọa tính mạng con người .
 ? Nêu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS?
 - HIV/AIDS đang là một đại dịnh của thế giới , của Việt Nam.Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe , tính mạng con người , và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội
 ? Biện pháp phòng tránh.
 - Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm HIV.
 - Không dùng chung bơm kim tiêm.
 - Không quan hệ tình dục bừa bãi.
 - Không quan hệ tình dục trước hôn nhân.
 - Chung thuỷ 1 vợ 1 chồng.
 - Không đua đòi ăn chơi.
 - Có cuộc sống lành mạnh...
Giảng bài mới 
 Giới thiệu bài mới ( 2’) 
	Giáo viên đưa các hình ảnh về các loại vật liệu, vũ khí có tính chất cháy nổ, sát thương (bình ga, đạn, lựu đạn, các loại thuốc trừ sâu...)
 GV: Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh trên.
 GV: để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề (10’)
- Kiến thức: HS bước đầu hiểu tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại với cuộc sống con người
- Rèn luyện năng lực:NL hợp tác, NL giao tiếp, NL đảm nhận trách nhiệm, NL sử dụng ngôn ngữ.
* Cách tiến hành:
Gv: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề.
Gv: Chia hs thành 3 nhóm
Hs: Thảo luận các câu hỏi .
Nhóm 1: Vì sao khi chiến tranh đã kết thúc nhưng vẫn còn có người chết do bị trúng bom mìn gây ra ?
- Chiến tranh đã kết thúc nhưng bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là các địa bàn ác liệt như Quảng Trị .
Nhóm 2: Thiệt hại về cháy của nước ta trong thời gian 1998-2002 là như thế nào ?
- Thiệt hại về cháy nổ từ 1998-2002.
Cả nước có 5871 vụ cháy, thiệt hại 902.910 triệu đồng .
Nhóm 3: Nguyuên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm ? Ngộ độc thực phẩm gây thiệt hại như thế nào ?
- Nguyên nhân gây ra ngộ độc: Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, một số lý do khác 
Hs: đại diện trả lời
Hs: nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
Các tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm. Vì vậy cần có những quy định cụ thể từ pháp luật nhà nước để phòng ngừa 
Gv chiếu một số hình ảnh về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 14’)
- Kiến thức : HS hiểu tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại với cuộc sống con người. HS nắm được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Hs xác định được trách nhiệmc ủa bản thân trong việc phòng chống các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Rèn luyện năng lực: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL trách nhiệm của HS, NL sáng tạo. NL tự nhận thức các vấn đề đạo đức, công dân, NL tư duy phê phán
* Cách tiến hành:
* Tích hợp bảo vệ môi trường và tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng (7’): GDQPAN: Ví dụ bằng hình ảnh về tai nạn do cháy, nổ gây ra. (hình ảnh bom, mìn, bình ga, thuốc trừ sâu... và các hình ảnh tác hại của chúng gây ra đối với con người)
Gv sử dụng phương pháp sưu tầm, điều tra cùng HS trao đổi về tác hại và các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
? Qua thông tin và hình ảnh, em hãy nêu tác hại của tai nạn vũ khí chất cháy, chất nổ gây ra ?
HS: Các tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội .
GV: ? Để phòng ngừa, hạn chết những quy định đó nhà nước đã ban hành những quy định gì ? 
Gv chiếu cho HS tham khảo một số quy định của pháp luật về Luật Hình sự, Luật Phòng cháy, chữa cháy...
 GV: chiếu điều luật Bộ Luật Hình sự
Điều 233, Điều 239, Điều 244
GV: Qua những điều luật trên em thấy gì về những quy định của pháp luật đối với việc phòng ngừa tai nạn vuc khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?
HS: trả lời
GV kết luận.
GV: yêu cầu học sinh đọc lại những quy định của pháp luật để hạn chế những tai nạn do cháy, nổ, các chất độc hại gây ra tại SGK – tr.42.
? Trách nhiệm của hs trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại ?
Gv : Liên hệ thực tế việc sử dụng pháo trong dịp tết nguyên đán .
* Kết luận: HS cần có ý thức phòng chống cháy nổ , tai nạm vuc khí và các chất độc hại, có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích do cháy nổ vá các chất độc hại gây ra.
Họat động 3: Luyện tập (8’)
- Kiến thức : HS xác định được các chất có thể gây nguy hiểm cho con người và nhận xét được các hành vi vi pạm pháp luật, hs củng cố lại kiến thức của toàn bài, biết vận dụng để xử lí các vấn đề thực tiễn, rèn luyện cách ứng xử đúng đắn.
- Rèn luyện năng lực: NL tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, NL giải quyết vấn đề. NL tư duy phê phán.
* Cách tiến hành: 
Gv : Bài tập 1: (hoạt động cá nhân)
Hs : đánh dấu chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người .
Hs : Nhận xét
Gv : hướng dẫn hs làm bài tập 3.
*Kết luận: nhận xét ý thức, thái độ và kết quả làm bài tập của học sinh.
Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1. Sự nguy hiểm của tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại
a. Tình hình
Ngày nay con người vẫn luôn phải đối mặt với những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.
b. Tác hại:
Các tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội .
2. Quy định của pháp luật 
Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn đó, Nhà nước đã ban hành luật phòng cháy và chữa cháy, luật hình sự và một số văn bản quy phạm pháp luật khác, trong đó :
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại .
- Cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo quản,chuyên chở và sử dụng vũ khí,chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn .
3. Trách nhiệm của công dân, HS
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên .
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
III. Luyện tập
Bài 1: 
Chất và loại có thể gây tai nạn nguy hiểm
cho con người : a. c, d,đ,e,g,h,i, l
Bài 3: 
Các hành vi a,b,d,e,g là vi phạm pháp luật.
 4. Củng cố (3’)
 Những nguyên nhân nào gây tai nạn.
 - Sử dụng trái phép vũ khí.
 - Chuyên chở chất nổ, chất phóng xạ trên xe khách.
 - Bình đựng chất phóng xạ bị hở.
 - Tháo gỡ đập đốt vật lạ.
 - Buôn bán tàng trữ trái phép pháo nổ...
Qua nội dung bài học em rút ra được điều gì ?
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2’)
 - Sưu tầm một số quy định về phòng cháy chữa cháy 
 - Hoàn thành các bài tập còn lại.
 - Học bài, đọc trước bài 16 và 17: Đọc và tìm hiểu trước phần I đặt vấn đề của bài 16 và 17.
V. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxBai 15 Phong ngua tai nan vu khi chay no va cac chat doc hai_12819223.docx
Giáo án liên quan