Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiết 1)

Hoạt động của thầy và trò

* HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là môi trường, thế nào là TNTN:

- Yêu cầu học sinh kể những thứ xung quanh chúng ta.

• Có sẵn trong tự nhiên: (không khí, nước, cây cối, ô xi ).

• Do con người tạo nên: (trường học, xe cộ, đường xá, nhà cửa ).

- Cho học sinh phân tích vai trò của từng thứ đối với con người:

• Nhà – để ở.

• Trường học – để học.

• Đường sá – để đi lại.

• Không khí-thở

-Giáo viên kết luận: đó là môi trường, yêu cầu học sinh rút ra kết luận môi trường là gì?

-Tìm những thứ có ích cho con người có trong nước, biển, đất, rừng

-Phân tích lợi ích của vài thứ: rừng, nước, than đá

-GV kết luận: đó gọi là TNTN và yêu cầu học sinh rút ra khái niệm TNTN.

- GDBVMT:

 Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Vi dụ như: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường sá, khói bụi

 Tài nguyên thiên nhiên là: những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cho cuộc sống của con người. Ví dụ như: rừng cây, động thực vật, nước, khóang sản

Tích hợp KT GDQP&AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường( Liên hệ trên báo chí, thông tin đại chúng, )

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 	 Tuần 23
Ngày dạy: VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tiết 1	Tiết 23
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS 
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường & tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người .
- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường & tài nguyên thiên nhiên 
- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường & tài nguyên thiên nhiên.
2 Kỹ năng: 
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường & tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lý.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng & biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3.Thái độ:
- Có ý thức BVMT & TNTN; ủng hộ các biện pháp BVMT, TNTN.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật BVMT.
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: (toàn tiết)
-Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì?
-Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
-Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người
-Tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay và nguyên nhân
Môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại; tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
Nguyên nhân: do những tác động xấu của con người, thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt
*Kĩ năng sống:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Kĩ năng tư duy phê phán 
Kĩ năng tư duy sáng tạo
Kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian
- Tích hợp KT GDQP&AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên
Học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 7
-Tìm những tư liệu liên quan đến sự ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó..
Tìm biểu hiện và nguyên nhân môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
III TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: -Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội? Tìm thơ, danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về trẻ em?
-Nêu trách nhiệm cùa gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em? Cho ví dụ?
- Dẫn vào bài mới: Hiện nay thế giới đang quan tâm đến những vấn đề gì? ( đại dịch, khủng bố, chiến tranh, vũ khí hạt nhân, môi trường..)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là môi trường, thế nào là TNTN:
- Yêu cầu học sinh kể những thứ xung quanh chúng ta.
Có sẵn trong tự nhiên: (không khí, nước, cây cối, ô xi).
Do con người tạo nên: (trường học, xe cộ, đường xá, nhà cửa).
- Cho học sinh phân tích vai trò của từng thứ đối với con người:
Nhà – để ở.
Trường học – để học.
Đường sá – để đi lại.
Không khí-thở
-Giáo viên kết luận: đó là môi trường, yêu cầu học sinh rút ra kết luận môi trường là gì?
-Tìm những thứ có ích cho con người có trong nước, biển, đất, rừng
-Phân tích lợi ích của vài thứ: rừng, nước, than đá
-GV kết luận: đó gọi là TNTN và yêu cầu học sinh rút ra khái niệm TNTN.
- GDBVMT:
 Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.. Vi dụ như: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường sá, khói bụi
 Tài nguyên thiên nhiên là: những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cho cuộc sống của con người. Ví dụ như: rừng cây, động thực vật, nước, khóang sản
Tích hợp KT GDQP&AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường( Liên hệ trên báo chí, thông tin đại chúng,)
1. Thế nào là môi trường, thế nào là TNTN:
- Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.. Ví dụ như: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường sá, khói bụi
- Tài nguyên thiên nhiên là: những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cho cuộc sống của con người. Ví dụ như: rừng cây, động thực vật, nước, khóang sản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ 2: Phân tích phần thông tin sự kiện để rút ra mối quan hệ giữa TNTN và MT
Cho hs xem số liệu diện tích rừng mới
-Nhận xét diễn biến % đất có rừng che phủ từ 1945- 1995? (ngày càng giảm), 1995- 2010 (dần khôi phục)
-Nguyên nhân diện tích rừng bị suy giảm ?(chiến tranh, khai thác bừa bãi, lâm tặc, du canh, du cư).
-Diện tích rừng suy giảm dẫn đến những hiện tượng gì? ( tư liệu tham khảo)
-Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ 3: Tìm hiểu vai trò của MT và TNTN.
-Con người muốn sống thì cần những gì? (Không khí để thở, nước để uống, thức ăn, ). Nếu không có những thứ đó con người sẽ như thế nào? (chết)
-Tất cả những thứ đó có ở đâu? (trong môi trường)
-Yêu cầu học sinh rút ra ý 1:
-Trải qua bao thế kỉ, con người không bao giờ hài lòng với cuộc sống thực tại, họ luôn mong muốn có thêm nhiều phương tiện để phục vụ cho nhu cầu trên mọi lĩnh vực của đời sống: quần áo, nhà cửa, xe cộ, máy bay, nhà máyĐể có được những thứ đó con người đều phải khai thác tài nguyên thiên nhiên rồi từ đó chế biến ra những thứ họ cần. Yêu cầu học sinh rút ra ý 2:
- GDBVMT: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người:
-Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại 
-Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người:
-Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại 
-Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 4: Tìm hiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
-Nhận xét tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay như thế nào?
-Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại; tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt?
GDBVMT: Môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại; tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt: không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, diện tích rừng bị thu hẹp, một số loài động vật bị tuyệt chủng..
-Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên?
- GDBVMT:Nguyên nhân: do những tác động xấu của con người, thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt: chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật quý hiếm, đánh bắt cá bằng mìn, xả chất thải vào nước, vào không khí không qua xử lí
Tích hợp KT GDQP&AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường( Liên hệ trên báo chí, thông tin đại chúng,)
-Giáo viên kết luận:
3.Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
-Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt
-Ví dụ về ô nhiễm môi trường: những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải; khói, bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra; không khí ngột ngạt; khí hậu biến đổi thất thường
-Ví dụ về cạn kiệt tài nguyên: rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp; đất bị bạc màu; nhiều loài động -thực vật bị biến mất; nạn khan hiếm nước sạch
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP:
Cho Hs làm bài tập 3a,b SGK/46
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
? Hãy nêu 5 yếu tố của MT tự nhiên xung quanh em ?
? Hãy kể những việc làm gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường của em hoặc môi trường quanh em? Em sẽ làm gì khi thấy hành động đó?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
- Đọc thêm những tài liệu và xem những phóng sự về môi trường và tài nguyên TN.
-Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
-Học bài
-Chuẩn bị phần tiếp theo bài 14.Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 
Tìm thơ, ca dao, tục ngữ nói về môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ MT và TNTN?
Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docbai 14-T1.doc