Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 14: Xây dựng gia đình văn hóa (Tiết 1)

Hoạt động 1: Vấn đáp phân tích truyện đọc và rút ra những tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hóa:

- Giáo viên gọi 1-2 học sinh đọc truyện.

-Giáo viên hỏi học sinh trả lời:

1.Gia đình cô Hòa gồm có những ai?

(Gia đình cô Hòa có ba người: cô Hòa, chồng cô và bạn Tú)

Giáo viên rút ra gia đình cô Hòa: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Giáo viên có thể hỏi thêm: Thế nào là kế họach hóa gia đình? (mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con)

2.Đời sống tinh thần của gia đình cô Hòa như thế nào?

(Gia đình cô Hòa sống nề nếp, gọn gàng đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau )

Giáo viên khai thác tranh sách giáo khoa và rút ra gia đình cô Hòa: Gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. Thế nào là gia đình tiến bộ?( Gia đình tiến bộ là gia đình không còn những tư tưởng, tập tục lạc hậu: Ma chay, cưới hỏi linh đình, trọng nam khinh nữ-giáo viên phân tích, tảo hôn, mê tín dị đoan: chữa bệnh bằng bùa phép )

3.Gia đình cô Hòa đối xử đối với bà con xóm giềng như thế nào ?

(Gia đình cô Hòa luôn quan tâm giúp đỡ bà con lối xóm, ai ốm đau bệnh tật đều được cô chú tận tình giúp đỡ.)

Giáo viên rút ra gia đình cô Hòa: Đoàn kết xóm giềng

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 14: Xây dựng gia đình văn hóa (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ 	 Tuần 14
Ngày dạy:	 (Tiết 1)	 Tiết 14
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức: - Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.( tiết 1)
- Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa. ( tiết 1)
- Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa. ( tiết 2 )
2 Kỹ năng: 
*Kĩ năng kiến thức: - Biết phân biệt các biểu hiện đúng, sai, lành mạnh & không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình. - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa. - Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử lối sống ở gia đình
-Biết những việc làm nào là bảo vệ môi trường trong gia đình và ngoài xã hội để góp phần xây dựng gia đình văn hóa
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa
-Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em-học sinh trong gia đình
-Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình
3 Thái độ: - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa. - Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa
GDBVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường nơi mình ở để góp phần xây dựng gia đình văn hóa
 4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Sách giáo khoa GDCD lớp 7, Bài tập treo bảng, Hình ảnh về gia đình 
2 Học sinh: Tìm những tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mình sống
II. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra 15 phút: ( đề đính kèm)
- Dẫn vào bài mới: Giáo viên cho học sinh xem một bức ảnh về giấy công nhận gia đình văn hóa
Hỏi là ảnh gì và giới thiệu chủ đề bài mới(Giáo viên cho học sinh nhận xét phần trả lời của bạn)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vấn đáp phân tích truyện đọc và rút ra những tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hóa:
- Giáo viên gọi 1-2 học sinh đọc truyện.
-Giáo viên hỏi học sinh trả lời:
1.Gia đình cô Hòa gồm có những ai?
(Gia đình cô Hòa có ba người: cô Hòa, chồng cô và bạn Tú)
Giáo viên rút ra gia đình cô Hòa: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Giáo viên có thể hỏi thêm: Thế nào là kế họach hóa gia đình? (mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con)
2.Đời sống tinh thần của gia đình cô Hòa như thế nào?
(Gia đình cô Hòa sống nề nếp, gọn gàng đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau)
Giáo viên khai thác tranh sách giáo khoa và rút ra gia đình cô Hòa: Gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. Thế nào là gia đình tiến bộ?( Gia đình tiến bộ là gia đình không còn những tư tưởng, tập tục lạc hậu: Ma chay, cưới hỏi linh đình, trọng nam khinh nữ-giáo viên phân tích, tảo hôn, mê tín dị đoan: chữa bệnh bằng bùa phép)
3.Gia đình cô Hòa đối xử đối với bà con xóm giềng như thế nào ?
(Gia đình cô Hòa luôn quan tâm giúp đỡ bà con lối xóm, ai ốm đau bệnh tật đều được cô chú tận tình giúp đỡ.)
Giáo viên rút ra gia đình cô Hòa: Đoàn kết xóm giềng
4.Gia đình cô Hòa thực hiện nghĩa vụ công dân như thế nào?
(Gia đình cô Hòa tích cực đóng góp xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư: gương mẫu đi đầu và vận động bà con thường xuyên làm vệ sinh môi trường và chống các tệ nạn xã hội.)
Giáo viên rút ra gia đình cô Hòa: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Thế nào là làm tốt nghĩa vụ công dân? (Gia đình làm tốt nghĩa vụ công dân là gia đình thực hiện tốt tất cả chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước: nộp thuế đầy đủ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động xã hội do Nhà nước và địa phương phát động: họat động nhân đạo, bảo vệ môi trường, không tham gia tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm)
-Với những việc làm trên gia đình cô Hòa được công nhận là gia đình như thế nào? (gia đình văn hóa)
-Sau khi tìm hiểu về gia đình cô Hòa, em hãy rút ra những tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa?
-Giáo viên kết luận:
-Giáo viên lưu ý học sinh: 4 tiêu chuẩn mà các em vừa tìm hiểu là 4 tiêu chuẩn cơ bản, chính quyền mỗi địa phương sẽ dựa vào 4 tiêu chuẩn đó để đề ra các tiêu chuẩn gia đình văn hóa cho phù hợp với tình hình địa phương mình. Cho nên những tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở mỗi địa phương có thể không hoàn toàn giống nhau
1.Những tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hóa: 
Gia đình: 
- Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Đoàn kết với xóm giềng.
- Làm tốt nghĩa vụ công dân.
Hoạt động 2: Cho học sinh liên hệ địa phương và gia đình các em:
-Em hãy nêu những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa ở địa phương em ở? ( ngoài 4 tiêu chuẩn trên có thể thêm tiêu chuẩn: gia đình không có con em bỏ học, gia đình không sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy, gia đình tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo)
-Gia đình em đã thực hiện được những tiêu chuẩn nào trong 4 tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hóa mà em vừa học?
Hoạt động 3:Thảo luận bài tập e/sách giáo khoa/trang 29 rút ra ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
-Giáo viên chia lớp làm nhiều nhóm (4 nhóm) thảo luận bài tập e/sách giáo khoa/trang 29
-Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại cho ý kiến bổ sung, giáo viên chốt lại:
1.Gia đình có cha mẹ bất hòa
Gây mất trật tự trị an, con cái buồn tủi, dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực: bỏ nhà đi, ăn chơi, quậy gây mất trật xã hội
2.Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu
Con cái bắt chước: ví dụ con cái bắt chước cha mẹ nghiện hút-trộm cướp gây rối loạn xã hội
3.Gia đình có con cái hư hỏng
Ảnh hưởng đến danh dự gia đình, dễ sa vào tệ nạn xã hội: nếu nghiện hút- trộm cướp, nhiễm HIV- là gánh nặng cho gia đình và xã hội; nếu đua xe -gây tai nạn cho mình và người khác
-Giáo viên dùng sơ đồ để tổng kết bài tập e: gia đình có cha mẹ bất hòa hoặc không gương mẫu là nguyên nhân góp phần tạo nên những đứa con hư hỏng, gia đình mà có những người cha, người mẹ và con cái như vậy sẽ tác động xấu đến xã hội
-Qua bài tập e/sách giáo khoa, chúng ta thấy gia đình có vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người và xã hội( một gia đình văn hóa sẽ góp phần tạo ra những con người có văn hóa; nhiều gia đình văn hóa-80% trở lên-sẽ góp phần tạo nên ấp/ làng/ khu phố văn hóa; nhiều ấp/ làng/ khu phố văn hóa sẽ góp phần tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ. Gia đình văn hóa là nền móng để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ-phần này có thể bỏ )
-Yêu cầu học sinh rút ra từng ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa:
+Đối với cá nhân và gia đình?
+Đối với xã hội?
2.Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa?
*Đối với cá nhân và gia đình:
-Gia đình là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người
-Gia đình có văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức, và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình
*Đối với xã hội:
-Gia đình là tế bào của xã hội
-Gia đình hạnh phúc,bình yên thì xã hội mới ổn định
-Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP:
Cho học sinh làm bài tậpa, b/sách giáo khoa/28 với hình thức trò chơi tiếp sức:
Luật chơi:
 (Không phải gia đình giàu có nào cũng hạnh phúc, tiến bộ. Vì gia đình giàu có mà cha mẹ thường xuyên gây gổ cũng không hạnh phúc hoặc trong gia đình còn có tư tưởng trọng nam khinh nữ thì không tiến bộ)
Giáo viên kết luận: (bằng sơ đồ) đời sống vật chất đầy đủ là điều kiện thuận lợi để tạo nên đời sống tinh thần hạnh phúc. Có được đời sống vật chất đầy đủ và đời sống tinh thần hạnh phúc là điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng gia đình văn hóa
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
- Nếu thấy bố mẹ cãi nhau, em sẽ làm gì?
- Kể những việc làm của em góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
- Tìm câu chuyện kể về những gia đình văn hóa ở địa phương. Từ đó rút ra bài học cho mình. 	
- Tìm những câu tục ngữ ca dao nói về Gia đình văn hoá 
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
-Học bài	
-Chuẩn bị phần tiếp theo: tìm ca dao, tục ngữ nói về quan hệ gia đình
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................
Không phải gia đình văn hóa vì gia đình không hạnh phúc, trọng nam, khinh nữ
Gia đình văn hóa vì thực hiện kế họach hóa gia đình, con cái rất ngoan, biết phụ giúp gia đình, mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm
Không phải gia đình văn hóa vì chưa thực hiện kế hoạch hóa gia 
đình
Hoạt động 6: 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung bài học:
-Nêu những tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hóa
-Nêu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
-Học bài
-Làm bài tập a/sách giáo khoa/trang 28
-Chuẩn bị phần tiếp theo: tìm ca dao, tục ngữ nói về quan hệ gia đình
GIÁO ÁN
Họ và tên giáo viên: NGUYỄN MAI QUỲNH CHÂU
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trung Trực
Lớp dạy: 7/2

File đính kèm:

  • docBAI 9_1.doc