Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Đinh Văn Bình

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là yêu thương con người.

- Hiểu biểu hiện của yêu thương con người.

- Hiểu ý nghĩa của yêu thương con người.

2. Kĩ năng:

- Biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đòan kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh

3.Thái độ:

- Học sinh có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh.

- Ghét thái độ thờ ơ lạnh nhạt. Lên án hành vi độc ác đối với con người.

II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 - KN trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người.

 - KN giao tiếp; cảm thông, chia sẻ trước khó khăn, đau khổ của người khác.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:

 Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp đối thoại.

IV. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Hình ảnh về giúp đỡ người khác.

 - Bảng phụ.

2. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về lòng yêu thương con người

- Ca dao, tục ngữ về lòng yêu thương con người

V. Tiến trình dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ :

 Câu 1. Thế nào là yêu thương con người? (5 điểm)

 Câu 2. Nêu những việc làm biểu hiện lòng yêu thương con người của bản thân? (5 điểm)

 2. Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh về giúp đỡ người gặp khó khăn. Nghe tin giúp đỡ cho đồng bào ở những nơi khó khăn. Quan sát hình ảnh, nghe thông tin em có suy nghĩ gì? Chúng ta tiếp tục đi sâu tìm hiểu về yêu thương con người.

3. Dạy học bài mới:

 

doc66 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Đinh Văn Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g.
HS: Quan sát và nêu nhận xét.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Họat động 2 : Liên hệ thực tế.
GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện lòng khoan dung hoặc không khoan dung?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Em cho biết đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
HS: Biết lắng nghe, biết tha thứ, không chấp nhặt, không định kiến
GV: Vậy khoan dung là gì?
HS: Trả lời.
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
GV: Nhận xét, chốt ý. 
 GV: Kết luận bài học.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập theo SGK..
- Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập.
GV: Em hãy đọc 1 số câu ca dao tục ngữ nói về lòng khoan dung. 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Cho HS chơi sắm vai.
I.Nội dung bài học:
1.Đinh nghĩa:
- Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
2.Ý nghĩa:
- Là đức tính quý báu của con người.
- Được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
- Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
3. Cách rèn luyện lòng khoan dung:
- Sống cởi mở, gần gũi,chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của ngưòi khác trên cơ sở chuẩn mực xã hội.
II.Bài tập: Sửa bài tập SGK
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 25, 26.
- Chuẩn bị bài 9: “ Xây dựng gia đình văn hóa”.
	+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/26,27.
 	+Tìm ca dao, tục ngữ, hình ảnh về gia đình.
 + Tìm tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương.
Tuần 11:
Tiết 11:
 Ngày soạn: 27/10/2019.
 Ngày dạy: 31/10+01/11/2019.
Bµi 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.
- Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.
- Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hóa. 
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình.
- Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội.
- Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.
3.Thái độ:
- Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh cuộc sống gia đình hạnh phúc và vai trò của các thành viên trong gia đình. Bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh; Ca dao, tục ngữ về gia đình.
V. Tiến trình dạy học:	
	1. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? (4 điểm) 
 a. Nên tha thứ lỗi nhỏ của bạn.
 b. Khoan dung là nhu nhược, là không công bằng.
 c. Quan hệ giữa mọi người sẽ tốt đẹp nếu có lòng khoan dung.
 d. Chấp vặt và định kiến sẽ có hại cho quan hệ bạn bè.
 Câu 2: Phải rèn luyện lòng khoan dung như thế nào? (6 điểm). 	
	2. Giới thiệu bài: Gia đình là một tế bào của xã hội. Muốn có một XH tốt đẹp văn minh thì gia đình phải lành mạnh, văn hóa,Bài mới.
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện .
 GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Em hãy cho biết tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa là gì?
HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý.
- Họat động 3 : Liên hệ thực tế.
GV: Hãy kể một số loại gia đình mà em biết ở địa phương?
HS: Trả lời tự do.
GV: Có thể gợi ý một số loại gia đình.
- Gia đình không giàu nhưng yêu thương nhau, đời sống văn hóa lành mạnh.
- Gia đình giàu có nhưng con cái hư hỏng, cha mẹ không gương mẫu.
- Gia đình bất hòa, thiếu nề nếp gia phong.
- Gia đình bất hạnh vì quá đông con, nghèo túng.
HS: Trả lời và nhận xét phần trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
* Cho HS quan sát tranh cuộc sống gia đình hạnh phúc và vai trò của các thành viên trong gia đình.
GV: Quan sát tranh em có nhận xét gì?
HS:Gia đình hạnh phúc, biết yêu thương, chăm sóc nhau
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
- Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Cho HS làm bài tập b SGK tr29. 
HS: Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
I.Nội dung bài học:
1.Tiêu chuẩn gia đình văn hóa:
- Xây dựng kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hóa lành mạnh.
- Đoàn kết với cộng đồng.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
II.Bài tập
Bài tập b SGK tr29.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 29.
- Chuẩn bị bài 9: “Xây dựng gia đình văn hóa” (TT).
	+ Tìm ca dao, tục ngữ, hình ảnh về gia đình.
 + Tìm tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương.
	+ Xem tiếp nội dung bài học và bài tập SGK trang 28 - 29
Tuần 12:
Tiết 12:
 Ngày soạn: 03/11/2019.
 Ngày dạy:07+08/11/2019.
Bµi 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.
- Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.
- Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hóa. 
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình.
- Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội.
- Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.
3.Thái độ:
- Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh cuộc sống gia đình hạnh phúc và vai trò của các thành viên trong gia đình. Bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh; Ca dao, tục ngữ về gia đình.
V. Tiến trình dạy học:	
	1. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Em hãy nêu tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hoá ? 
Câu 2: Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ? Vì sao? 
	2. Giới thiệu bài: Cho HS trình bày những điều các em đã tìm hiểu được về tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương. Hôm nay chúng ta tiếp tục đi vào tìm hiểu tiêu chuẩn GĐVH, bổn phận của các thành viên trong gia đình,
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
Nhóm 1: Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn XH?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét chốt ý.
-Nhóm 2: Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần làm gì và tránh làm điều gì?
GV: Nhận xét, chốt ý.
- Nhóm 3: Nêu những biểu hiện trái với gia đình văn hoá? Nguyên nhân của nó?
GV: Nhận xét, chốt ý.
-Nhóm 4: Trong gia đình mỗi người đều có những thói quen, sở thích khác nhau. Làm thế nào để có sự hoà thuận trong gia đình?
GV: Nhận xét, chốt ý
- Nhóm 5: Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý.
-Nhóm 6: Vì sao con cái hư hỏng là nỗi bất hạnh lớn của gia đình? Lấy ví dụ ?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý.
 GV: Kết luận bài học.
- Họat động 2 : Liên hệ thực tế.
GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập
* Cho HS làm bài tập d (SGK/29).
- Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
GV treo bảng phụ nội dung bài tập.
HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi và giải thích.
HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Hướng dẫn học sinh chơi sắm vai.
HS: Các nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, cho điểm
I. Nội dung bài học:
1.Tiêu chuẩn gia đình văn hoá:
2.Ý nghĩa:
- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người.
- Gia đình có bình yên thì xã hội mới ổn định.
-Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
3. Bổn phận của các thành viên :
- Thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình;
- Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, khônh sa vào tệ nạn xã hội.
4. Trách nhiệm của học sinh:
- Chăm ngoan, học giỏi;
- Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em;
- Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
II.Bài tập:
* Em đồng ý với ý kiến: 3, 5.
- Mọi thành viên có thể chia sẻ công việc gia đình tùy vào điều kiện làm việc và sức khỏe của mỗi người.
- Con cái được tham gia bàn bạc công việc vì nó liên quan tới các thành viên, vd như việc đi học
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 28.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 29.
- Chuẩn bị bài10: “ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ”
	+ Đọc truyện đọc, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/30,31.
 + Xem trước nội dung bài học,bài tập SGK/31,32
 + Tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ  
Tuần 13:
Tiết 13:
 Ngày soạn: 10/11/2019.
 Ngày dạy:14+15/11/2019.
Bµi 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
- Hiểu ý nghĩa, bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
2. Kĩ năng:
- HS biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ.
- Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
- Phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ.
3.Thái độ:
- Học sinh có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết ơn thế hệ đi trước. Mong muốn phát huy truyền thống đó.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 	- KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng về về ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp g/đình, dòng họ
 	 - KN tư duy sáng tạo về cách giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp g/đình, dòng họ
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh nghề truyền thống.Bảng phụ. 
2. Học sinh: Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ.
V. Tiến trình dạy học:	
	1. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1. Để xây dựng gia đình văn hóa các thành viên trong gia đình có trách nhiệm ntn? 
 Câu 2. Nêu những việc em đã làm góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
 2. Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh về nghề truyền.thống.Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì Bài mới
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện.
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
Nhóm 1, 2: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện qua tình tiết nào?
HS: Bàn tay cha, anh dày lên chai sạn, bất kể thời tiết khắc nghiệt cũng không rời trận điạ
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét chốt ý.
-Nhóm 3,4: Kết quả tốt đẹp mà gia đình họ đạt được là gì? 
HS: Biến qủa đồi thành trang trại, trồng bạch đàn, hòe, mía, nuôi bò dê,gà
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
-Nhóm 5, 6: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “ Tôi” đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình? 
HS: Từ chuồng gà bé nhỏ đến số tiền có được để mua sách, vở
 HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý. 
 GV:Nhận xét kết qủa thảo luận của các nhóm.
GV: Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì?
HS: Việc làm đó thể hiện việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
GV: Kết luận, chuyển ý.
- Họat động 2 : Liên hệ thực tế.
GV: Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em?
HS: Nghề mây tre, đúc đồng,
GV: Khi nói về truyền thống gia đình em có cảm xúc gì?
HS: Tiếp thu cái mới, gạt bỏ cái lạc hậu, không phù hợp
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gồm những nội dung gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét chốt ý.
GV:Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Vì sao cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý.
I.Nội dung bài học:
1.Đinh nghĩa:
a. – Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về: học tập, lao động, nghề nghiệp, đọa đức, văn hoá.
 b.Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài, làm các bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 31,32.
- Chuẩn bị phần còn lại của bài 10. 
Tuần 14:
Tiết 14:
 Ngày soạn: 17/11/2019.
 Ngày dạy:21+22/11/2019.
Bµi 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ ( tt).
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
- Hiểu ý nghĩa, bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
2. Kĩ năng:
- HS biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ.
- Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
- Phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ.
3.Thái độ:
- Học sinh có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết ơn thế hệ đi trước. Mong muốn phát huy truyền thống đó.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 	- KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng về về ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp g/đình, dòng họ
 	 - KN tư duy sáng tạo về cách giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp g/đình, dòng họ
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh nghề truyền thống.Bảng phụ. 
2. Học sinh: Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ.
V. Tiến trình dạy học:	
	1. Kiểm tra bài cũ :
 Câu 1. Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gồm những nội dung gì?
 Câu 2. Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì?
 2. Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh về nghề truyền.thống.Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì Bài mới
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
GV: Chúng ta cần phê phán những biểu hiện sai trái gì?
HS: Cần phê phán biểu hiện coi thường, không tiếp thu, không học truyền thống.
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý.
- Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Em hãy giải thích câu ca dao: “Giấy rách phải giữ lấy lề ”. 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a,b SGK trang 32.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, cho điểm
 GV: Kết luận bài học.
I.Nội dung bài học:
1.Đinh nghĩa:
2.Ý nghĩa:
- Để có thêm kinh nghiệm..
- Làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. 
3. Trách nhiệm:
-Trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống.
- Sống trong sạch, lương thiện.
- Không bảo thủ, lạc hậu.
- Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
II.Bài tập :
* Bài tập c: Đồng ý câu 1,2,5.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài, làm các bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 31,32.
- Chuẩn bị bài 11: “Tự tin” 
	+ Đọc truyện đọc, trả lời câu hỏi, xem trước nội dung bài học, bài tập SGK/33-35.
	+Tìm ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về tự tin. 
Tuần 15:
Tiết 15:
 Ngày soạn: 24/11/2019.
 Ngày dạy:28+29/11/2019.
Bµi 11: TỰ TIN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là tự tin.
- Hiểu biểu hiện, ý nghĩa của tự tin.
- Biết cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin .
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh.
- Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
3.Thái độ:
- Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 	- KN phân tích, so sánh những biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin
- KN xác định giá trị của sự tự tin.
- KN thể hiện sự tự tin.
	- KN tự nhận thức giá trị bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân, học sinh khuyết tật học vi tính.Bảng phụ. 
2. Học sinh: Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về tự tin. Ca dao, tục ngữ, câu chuyện tấm gương về tự tin 
V. Tiến trình dạy học:	
	1. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Nêu ý nghĩa (6 điểm)
 Câu 2. Bản thân em đã và sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? (4 điểm)
 2. Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân, học sinh khuyết tật học vi tính.. Bài mới
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện.
GV: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?
HS: Góc học tập là căn gác xép nhỏ, không học thêm, học trong sách giáo khoa, cùng với anh trai nói chuyện với người nước ngoài
GV: Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài?
HS: Do Hà là học sinh giỏi toàn diện, nói tiếng Anh thành thạo, vượt qua kỳ thi tuyển chọn, là người chủ động, tự tin trong học tập.
GV: Nêu biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hà?
HS: Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, chủ động trong học tập, ham học
GV: Nhận xét, bổ sung câu trả lời?
GV: Em hãy nêu bài học rút ra từ truyện đọc trên là gì?
HS: Phải tin vào khả năng của mình, ham học, chủ động, tự tin trong học tập.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết quả.
- Họat động 3 : Liên hệ thực tế.
GV: Em hiểu thế nào là tự lập, tự lực và nêu mối quan hệ giữa tự lập, tự lực với tự tin?
HS: - Tự lập: là tự xây dựng cuộc sống cho mình không dựa vào người khác.
 - Tự lực: Tự làm lấy, tự giải quyết các công việc của bản thân mình.
HS: - Có mối quan hệ chặt chẽ: Người có tính tự tin mới có tính tự lực, tự lập trong cuộc sống.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
GV: Tự tin có khác với tự cao, tự đại, ba phải, rụt rè, tự ti, a dua?
HS: Có khác. Tự cao, tự đại, ba phải, rụt rè, tự ti, a dua là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cần phê phán và khắc phục.
GV: Cho HS lấy ví dụ và chứng minh.
HS:Trả lời.
GV: Nhận xét. 
- Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập b SGK trang 34,35
I.Nội dung bài học:
1.Đinh nghĩa:
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, kh

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12693182.doc