Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Tâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp hs hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó.

2. Kỹ năng

- Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.

3. Thái độ:

- Học sinh có ý thức và thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình và với bạn bè.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- SGK, SGV GDCD 6, tranh ảnh.

- Chuyện kể, ca dao, tục ngữ, bài tập

2. Học sinh

- Học bài cũ

- Xem trước nội dung bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỈ THUẬT DẠY HỌC

- Đàm thoại

- Xử lí tình huống

- Thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ

 a. Thế nào là tiết kiệm? Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?

 b. Tìm những hành vi trái với tiết kiệm, và hậu quả của nó?

2. Bài mới

a. Đặt vấn đề

Gv hỏi một số học sinh: Trước khi đi học, khi đi học về; Khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì?. Sau đó dẫn dắt các em vào bài học

b. Triển khai bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

 

doc97 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...........................
Tiết 16	Ngày soạn: 11/12/2019
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 	- Giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học trong học kì I để chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra cuối học kì đạt kết quả tốt
2. Thái độ :
- Có hành vi , ứng xử chuẩn mực, đúng với nội dung các chuẩn mực đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tich, tổng hợp theo hệ thống các nội dung đạo đức đã học, có khả năng liên hệ thực tế cao . Đồng thời có kĩ năng ững xử trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh,...
- Bảng biểu thống kê các câu hỏi ôn tập, nội dung trả lời, hệ thống các bài tập
2. Chuẩn bị của HS
- Xem trước nội dung bài học.
- Ôn tập trước nội dung các bài đã học
III. PHƯƠNG PHÁP &KTDH
- Trao đổi vấn đáp, gợi nhớ
- Xử lí tình huống
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- không kiểm tra	
2. Bài mới. 	
a. Đặt vấn đề
Chúng ta đã được học qua 11 bài học của chương trình học kì I. Đó là những chuẩn mực đạo đức một số quy định của pháp luật cần thiết không chỉ cho HS mà còn là sự cần thiết của mỗi con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm hiểu về các ứng xử đối với một số vấn đề về xã hội Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học để hệ thống hoá lại những kiến thức, rèn luyện kĩ năng ứng xử, đồng thời để trau dồi lại kiến thức đẻ phục vụ cho kiểm tra HKI được tốt hơn.
b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập nội dung lí thuyết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘ DUNG KIẾN THỨC
Hệ thống câu hỏi ôn tập
Câu 1: Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
Câu 2: Siêng năng, kiên trì là như thế nào? Nêu cách rèn luyện?
Câu 3: Thế nào là tiết kiệm ? Nêu ví dụ và cách rèn luyện?
Câu 4: Lễ độ là như thế nào? Vì sao lại phải lễ độ? 
Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật ? Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật?
Câu 6: Thế nào là lòng biết ơn ? Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho dân tộc?
Câu 7: Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên ? Nêu ví dụ ?
Câu 8: Sống chan hoà với mọi người có ý nghĩa như thế nào ? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính sống chan hoà?
Câu 9: Thế nào là lịch sự, tế nhị? Ý nghĩa ?
Câu 10: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì ? Vì sao HScần phải tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?
Câu 11: Mục đích học tập của HS là gì? Tại sao HS cần có mục đích học tập?
I.Nội dung ôn tập
Bài 1
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.
Bài 2
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
* Cách rèn luyện
- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: ( kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chốngTNXH, bảo vệ môi trường...)
Bài 3
- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
*Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm ntn?
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
Bài 4
- Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
Bài 5
- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
*Ý nghĩa:
- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.
- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.
Bài 6
- Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.
- Ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ
Bài 7
- Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
- Danh lam thắng cảnh: Hạ Long, rừng Cúc Phương, Hồ Ba Bể, Hồ Lăk, Nha Trang
Bài 8
- Sống chan hoà là sống vui vẽ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích.
* Ý nghĩa:
- Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
- Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
Bài 9
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
* Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:
 - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.
 - Thể hiện sự tôn trọng người 
giao tiếp và những người xung quanh.
 - Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.
Bài 10
- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.
* Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
- Mỗi người cần phải có ước mơ.
- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể hoạt động xã hội.
- Không ngại khó hoặc lẫn tránh những việc chung.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức
Bài 11
- Mục đích trước mắt của HS là học giỏi , cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi , phát triển toàn diện góp phần xây dựng gia đình , xã hội hạnh phúc 
* Ý nghĩa:
- Xác định đúng đắn mục đích học tập " Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt.
- Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 
Hoạt động 2: Bài tập – Rèn luyện kĩ năng thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘ DUNG KIẾN THỨC
Bài 1: Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ở khu kí túc xá HS? Em học tập được những gì qua tấm gương đó?
Bài 2: Hãy nêu tính siêng năng kiên trì của em trong học tập, lao động và rèn luyện trong cuộc sống?
Bài 3: Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm học sinh cần phải làm gì ?
Bài 4: Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?
Bài 5: Tôn trọng kỉ luật sẽ giúp chúng ta như thế nào trong học tập? Em đã tôn trọng kỉ luật trong nhà trường chưa? Vì sao?
Bài 6: Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn?
Bài 7: Kể những việc làm của em thể hiện tính yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên?
Bài 8: Sống chan hoà với mọi người giúp ta những gì? Em đã sống chan hoà với mọi người như thế nào? Cho VD?
Bài 9: Hãy nêu một việc làm của bản thân thể hiện tính cách lịch sự và tế nhị?
Bài 10: Hãy nêu một tấm gương tích cực tự giác trong học tập và lao động ở trường mà em biết? Em học hỏi được gì ở tấm gương đó? 
Bài 11: Em hãy nêu mục đích học tập của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường? Vì sao em lại đặt ra mục đích đó?
II. Bài tập:
- HS tự nêu và liên hệ.
- HS nêu 
- HS thảo luận và liên hệ.
- HS viết cảm tưởng - GV nhận xét.
- HS sử dụng kiến thức đã học kết hợp với thực tế để liên hệ 
- HS sưu tầm vànêu 
- HS kể và liên hệ.
- HS tự trình bày.
- HS nêu
- HS nêu và tự liên hệ.
- HS nêu và tự liên hệ.
3. Củng cố kiến thức, kĩ năng.
- Gv dùng sơ đồ tư duy khái quát lại nội sung kiến thức đã học 
- HS nghe và ghi nhớ
4. Dặn dò
	- Ôn tập toàn bộ nội dung đã học
	- Chuẩn bị làm tốt bài kiểm tra HKI
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 17	 	Ngày soạn 16/12/2019
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá mức độ học tập, nhận biết và thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống, từ đó hình thành khả năng ứng xử của HS về các chuẩn mực đạo đức đã học.
2. Kĩ năng:
- Kiểm tra kĩ năng tư duy và vận dụng các kiến thức vào tình huống xử sự trong cuộc sống liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học.
3. Thái độ:
- Điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy- học của thầy và trò.
- Lấy kết quả kiểm tra góp phần đánh giá mức độ học tập của HS.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đề ra, đáp án, biểu điểm chấm bài kiểm tra.
2. Học sinh
- HS chuẩn bị giấy thi và đồ dùng cần thiết.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KT DẠY HỌC
Kiểm tra tự luận
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Bài cũ
2. Bài mới
a. Ma trận
 MĐ
ND
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
1. Siêng năng, kiên trì
- Khái niệm siêng năng, kiên trì
- Đối lập với siêng năng, kiên trì
Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
Kể thành ngữ, tục ngữ, ca dao thể hiện tính siêng năng, kiên trì
Số câu
0.5
0.25
0.25 
1
Số điểm
3.5
1.0
1.5
6
Tỉ lệ
35%
10%
15%
60%
2. Tôn trọng kỉ luật
Khái niệm tôn trong kỉ luật
Nêu các hành vi thể hiện sự tôn trọng kỉ luật của bản thân khi ở trường, khi tham gia giao thông trên đường
Số câu
0.5
0.5 
1
Số điểm
1
2
3
Tỉ lệ
10%
20%
30%
3. Mục đích học tập của học sinh
Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải xác định mục đích học tập nhu thế nào?
1
1
10
10
10%
10%
T. số câu
1
1.25
0.75
3
T. điểm
4.5
2
3.5
10
T. tỉ lệ
45%
20%
35%
100%
b. Đề ra
Câu 1: (6 điểm) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Đối lập với siêng năng, kiên trì là gì? Nêu ý nghĩa của siêng năng và kiên trì trong cuộc sống? Hãy lấy 5 ví dụ về ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì?
Câu 2: (3 điểm) Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Nêu những việc làm thể hiện sự tôn trọng kỉ luật của bản thân khi em học tập ở trường, khi tham gia giao thông trên đường?
Câu 3: (1 điểm) Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải xác định mục đích học tập nhu thế nào?
c. Đáp án và thang điểm
Câu 1: (6 điểm)
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn. (1.5 điểm)
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. (1.5 điểm)
- Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại, ăn bám. Trái với kiên trì là: nản lòng, chóng chán... (0.5 điểm)
- Ví dụ: (2.5 điểm)
+ Góp gió thành bão
+ Tích tiểu thành đại
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu 2: (3 điểm)
- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc, chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan,(1 điểm)
- Việc làm thể hiện tôn trọng kỉ luật:
+ Trên dường đi học: chấp hành đúng luật giao thông như đi bên phải, không đi xe đạp hàng ba, hàng tư,(1 điểm)
+ Khi ở trường: Vâng lời thầy cô giáo, chấp hành quy định của nhà trường, liên đội về trang phục,(1 điểm)
Câu 3: (1 điểm) Mục đích trước mắt của HS là học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, phát triển toàn diện góp phần xây dựng gia đình, xã hội hạnh phúc 
V. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 18	Ngày soạn: 23/12/2019
THỰC HÀNH - NGOẠI KHOÁ
(Tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Tìm hiểu về một số tình huống giao thông đường bộ thường gặp trong lúc giao thông hoặc có thể HS sẽ vi phạm khi giao thông.
	- Nắm được một số quy định về an toàn giao thông đường bộ.
2. Thái độ:
 	- Thông qua việc cung cấp các thông tin, tình huống về giao thông , giúp HS thấy được sự cần thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông
3. Kĩ năng
- HS nắm được một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông để vận dụng khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
	Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
2. Học sinh
	Nghiên cứu luật giao thông, các tình huống GT
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỈ THUẬT DẠY HỌC
	Đàm thoại, xử lí tình huống
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề:
GV nêu tình hình chấp hành luật lệ giao thông và tình tai nạn giao thông ở thời gian qua ở trong nước và ở địa phương để dẩn dắt vào bài
 	b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, tình huống
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV đọc thông tin, tình huống 
( Tài liệu giáo dục về TTATGT) 
GV nêu câu hỏi: 
1. Nêu nguyên nhân tai nạn của H và của những người cùng đi?. 
2. H có những vi phạm gì về trật tự ATGT? 
3. Theo em khi muốn vượt xe khác thì phải làm gì? 
- GV nêu tình huống 2 ( Xem tài liệu nêu trên )
GV nêu câu hỏi: Theo em tình huống trên ,ai đúng, ai sai?
I. Thông tin, tình huống
* HS thảo luận trả lời câu hỏi phần thông tin
- Nguyên nhân: H chở quá người quy định, vượt xe khác mà không chú ý quan sát
- H có những vi phạm: Chở 3, đi xe phân khối lớn khi chưa đủ tuổi và không có giấy phép lái xe, vượt xe không quan sát.
 - Khi muốn vượt xe khác thì phải quan sát thấy an toàn thì mới vượt và phải vượt bên trái xe đi trước. 
* HS thảo luận trả lời câu hỏi phần tình huống
- Bạn Vân nói đúng
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV nêu câu hỏi 
Nêu những quy định chung về TTATGT. 
- HS phát biểu theo hiểu biết
- GV chốt ý
II. Nội dung bài học
a.Những quy định chung
 - Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm biết
-Các hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử phạt nghiêm khắc đúng pháp luật không phân biệt đối tượng vi phạm
- Khi xẩy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường giúp đỡ người bị nạn, báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc CSGT biết
 b. Một số quy định cụ thể
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn , các phương tiện giao thông phải đi đúng làn đường quy định
- Khi vượt xe phải chú ý quan sát khi thấy an toàn mới được vượt . 
- Khi tránh xe phải tránh về phía bên phải.
-Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người đi bộ xuống sau để đảm bảo an toàn cho người và xe
Hoạt động 3: Giải các bài tập tình huống
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
 - GV nêu các bài tập tình huống ( Tài liệu nêu trên ) 
- HS thảo luận và trình bày 
III. Bài tập
- Bài tập 1; Khi xẩy ra tai nạn giao thông em đồng ý với những việc làm a, c, đ, h, k.
- Bài tập 2; Em không đồng ý vì:
Xe đạp đi sai đường, xe máy đi đúng phần đường của mình
- Bài tập 3; Các bạn trong hình đã vi phạm TTANGT ( đi xe đạp hàng 5 )
3. Củng cố KT-KN
 - GV tóm tắt nội dung chích của tiết học
 - GV nêu một số bài tập 4,5 ( tài liệu ) HS về nhà giải 
4. Dặn dò
	- Tìm hiểu thêm các quy đinh về luật giao thông đường bộ
	- Sư tầm thêm các tình huống tham gia giao thông để xử lí 
V. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 19	Ngày soạn: 06/01/2020
BÀI 12
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.
2. Kĩ năng: 
- HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình
3. Thái độ: 
- HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
2. Học sinh: 
Xem trước nội dung bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
	Không kiểm tra
2. Bài mới.
a. Đặt vấn đề: Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào? 
Gv dẫn dắt vào bài.
b. Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc sgk
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
?Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
?Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?
I. Tìm hiểu truyện đọc
	Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: 
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều)
? Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành
Gv: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền.
I. Nội dung bài học
1. Giới thiệu khái quát về công ước
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
3. Cũng cố KT-KN
	- Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 
4. Dặn dò	
- Học bài theo nội dung bài học SGK
	- Xem trước nội dung còn lại, làm các bài tập sgk/38.
V. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 20	Ngày soạn: 13/01/2020
BÀI 12
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.
2. Kĩ năng: 
- HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình
3. Thái độ: 
- HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn nhữn

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12846653.doc
Giáo án liên quan