Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019
I. Mục tiêu hoạt động
- Hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
- Biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên
- Có khả năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm và nhiệm vụ cá nhân
- Thiết kế được bộ tranh ảnh truyền thông về chủ đềThiên nhiên quanh ta”.
II. Hình thức hoạt động:
- Học sinh hoạt động nhóm từ 3-5 người,
III. Thiết bị và phương tiện:
- Sgk GDCD lớp 6,
- Máy tính có kết nối Intenet, máy quay phim, chụp ảnh(điện thoại có chức năng chụp ảnh quay phim) để hoàn thiện sản phẩm.
- Giấy A0, Bút viết, bút màu
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Gv nêu yêu cầu kiểm tra bài cũ, hs trả lời cá nhân, nhận xét:
- Thiên nhiên là gì?
- Thế nào là yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên?
3. Tổ chức các hoạt động:
H HỌC TẬP CỦA HỌC SINH A. Mục tiêu: - Xác định đúng mục đích học tập . Hiểu ý nghĩa cảu việc xác định đúng mục đích học tập cau hs và sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch học tập - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cach hợp lí -Hs có ý chí nghị lực, có tính tự giác trong quá trình học tập khiêm tốn học hỏi thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. B. Phương pháp: Kích thích tư duy Giải quyết vấn đề Thảo luận nhóm Đóng vai, xử lí tình huống C. Chuẩn bị: GV : -tranh Nguyễn Ngọc Ký,ôn bài sau giờ lên lớp -, bảng phụ, giấy khổ to,bút dạ HS : -Những câu chuyện về gương vượt khó trong học tập - Đồ dùng chơi sắm vai D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). Hãy nêu những việc làm cụ thể của mình trong việc tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? Em hiểu thế nào là hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? III.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1:Giới thiệu bài: GV: Đưa ra các TH: Người công nhân lđ trong các nhà máy phấn đấu đạt năng suất cao để làm gì? (Làm ra nhiều sản phẩm cho đất nước đồng thời đem lại thu nhập cho bản thân) Người nông dân lam lũ một nắng hai sương lam lũ cấy cày mong một mùa gặt bội thu Người HS:chuyên cần học tập để trở thành người có năng lực, có ích cho xh ? Những người nói trên khi làm việc họ nhằm đạt mục đích gì? GV: Cuộc sống và công việc ciủa mỗi con người rất phức tạp đa dạng.Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ có mục đích khac nhau, mục đích trước tiên của hs là học tập, rèn luyện tốt trở thành con ngoan trò giỏi. HĐ2:Phân tích truyện đọc để thấy được mục đích học tập của mỗi cá nhân. HS: Đọc truyện và thảo luận theo nội dung câu hỏi -Bạn Tú có ước mơ gì? -Bạn Tú đã làm gì để thực hiện ước mơ đó? -Hãy nêu những biểu hiện vượt khó trong học tập của bạn TBTú? HS: làm việc theo nhóm GV: nhận xét và bổ sung bạn Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì vượt khó khăn để học tốt không phụ lòng cha mẹ, thầy cô GV: Bạn Tú học tập và rèn luyện để làm gì? HS: Để đạt được mục đích học tập của mình là thành nhà toán học GV: Việc học đối với mỗi người rất quan trọng, đòi hỏi bản thân mỗi người cần xác định đúng mđ học tập của mình. Cần có ước mơ vươn tớí và xác định đúng mđ học tập , có thái độ học tập đúng đắn GV: Qua tấm gương bạn Tú em học tập được điều gì? HS: Phát biểu cá nhân GV: Nhấn mạnh GV: để chuẩn bị cho t2 các em tập làm điều tra ngắn về mđ học tập của các bạn trong lớp(nói rõ ước mơ của mình) I .Tìm hiểu truyện đọc: “Tấm gương một học sinh nghèo vượt khó” -Tú xác định mục đích học tập đúng đắn: trở thành nhà toán học -Tú kiên trì vượt khó,say mê tìm tòi trong học tập: +Tự giác học thêm ở nhà +Mỗi bài toán Tú cố gắng tìm nhiều cách giải khác nhau +Say mê học tiếng Anh +Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh +Sưu tầm các bài toán bằng tiếng Anh để giải =>Tú đã đạt được mục đích học tập: ước mơ trở thành nhà toán học =>Bài học: Cần xác định đúng mđ học tập cho bản thân và cần có ý chí vượt khó vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập, phải có kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực. IV. Củng cố: HS nói về những ước mơ của mình V. Dặn dò: HS chuẩn bị nd tiết 2 Chuẩn bị các bt trắc nghiệm Ngày soạn: 15/12/2018 Tiết 16. MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiếp) A. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học tập. - HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn, biết xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập, lao động một cách hợp lí nhất. - HS biết tự giác, chủ động trong học tập và có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Gương hs vượt khó trong học tập. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Hãy nêu những mục đích học tập đúng đắn của học sinh?. 2 . Yêu cầu Hs làm bài tập a sgk/33. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề: Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. 2 Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * HĐ 1: ( 12 phút)Tìm hiểu mục đích học tập của học sinh và ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập. Gv: Yêu cầu hs kể một số tấm gương xác định mục đích học tập đúng đắn?. Gv: Kể cho hs nghe "câu chuyện điểm 10" sbt/26 - đọc truyện: " Học để hiểu biết" sbt/34. -Mục đích học tập của học sinh là gì? -Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân ,gia đình và xã hội? -Việc học tập đem lại lợi ích gì cho bản thân,gia đình và xã hội? -Gv nhấn mạnh mục đích học tập của học sinh phải gắn liền với xã hội với tập thể *HĐ2:Xác định những biện phápthực hiện mục đích học tập -H/s thảo luận nhóm nd:để thực hiện mục đích học tập cần phải học tập ntn ? -H/s thảo luận, trình bày, nhận xét,g/v chốt lại G/v cho h/s làm bài tập(đã chuẩn bị sẵn): (Có kế hoạch,tự giác,học đềucác môn,đọc thêm tài liệu,có phương pháp học tập,vận dụng vào cuộc sống,tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội) -Trong học tập chúng ta cần phải làm gì, cần tránh những việc làm gì? *HĐ4:Luyện tập 10 phút -Hãy kể tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập?(Nguyễn Ngọc Ký, Mạc Đĩnh Chi, Lê thanh Phong(cùng 1 lúc học 3 trường đại học),Bác Hồ) -Gv kể truyện cô gái Italia khó quên -Tìm những câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về việc học Gv: HD học sinh làm các bài tập: d, đ sbt/28 Bài tập 1,2,3 sbt/33 II-Nội dung bài học 1-Mục đích học tậpcuả học sinh là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi,người công dân tốt phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình và xã hội, 2. Ý nghĩa: - Xác định mục đích học tập đúng đắn:" Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt. - Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 3. Trách nhiệm của học sinh: - Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. - Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học. - Tránh lối học vẹt, học lệch các môn.... III-Luyện tập -bt c,d,đ-sgk tr 28 -Tục ngữ: +luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi +ăn vóc học hay +cái điều ta biết chỉ là giọt nước,cái điều ta chưa biết là cả đại dương +Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn + IV. Củng cố: ( 2 phút) Theo em cần làm gì để đạt được mục đích học tập?. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài - Xem lại nội dung các bài đã học trong học kì I. Tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Ngày soạn; ngày giảng. Người giảng. TIẾT 17 : THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC: HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH I,Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ hơn về Bác Hồ, một con người đặc biệt hội tụ và thống nhất những phẩm chất cao quý : Giản dị , nhân ái, vị tha , yêu thương con người , cần kiệm liêm chính chí công vô tư... đặc biệt là lòng nhân ái yêu thương con người của Bác -Học sinh biết rèn luyện bản thân để có lòng yêu thương mọi người -Yêu quý học tập và làm theo tấm gương của bác II,Các bước 1-Tổ chức 2-Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh 3-Bài mới: Hoạt động thày trò Nội dung cần đạt -Em hiểu thế nào là yêu thương con người? -Lòng yêu thương con người của bác biểu hiện ntn? -Bác quan tâm đến những ai? Nhà thơ Tố Hữu viết:"Bác ơi tim Bác mênh mông thế...kiếp người" -Em hãy kể những câu chuyện về bác để chứng minh nhận định trên ? I- Bác Hồ - tấm gương sáng về lòng yêu thương con người - Bác thương mọi kiếp người:... -Bác dành cho nhân dân ta tình thương yêu vô bờ bến đặc biệt là các cháu thiếu nhi -Bác mong muốn làm những điều tốt đẹp cho mọi người (+Năm 1946 Bác sang thăm Pháp, đi giữa Pa-Ri hoa lệ , người đề nghị dừng xe để đi bộ sang bên kia đường ôm hôn người lính cụt tay trong thế chiến thứ 2 đang đứng gác ở tòa nhà Quốc hội , Bác nói "Anh là 1 người lính dũng cảm, 1 công dân tốt của nước Pháp"Bác làm hết sức mình để có 1 nền hòa bình cho Việt Nam +Bác thản nhiên lấy 1 quả táo cho vào túi trên bàn tiệc , Bác đến thăm 1 trại trẻ mồ côi , Bác bế 1 em bé và cho em bé quả táo đó +Ngày Tết Bác đi thăm hỏi , mừng tuổi các cụ già, em nhỏ, Bác dặn đi mừng tuổi dù chỉ 1 xu thôi cũng phải gói vào giấy hồng điều cẩn thận +Khi Bác ở Hà Nội Bác thường đi thăm các nhà trí thức và những người nghèo khổ , chia sẻ nỗi đau khổ với mọi nhà, trân trọng những tài năng của đất nước +Tình thương của người ngay cả với kẻ thù khi đã chết rồi Bác cũng nói: "Máu nào chẳng là máu đỏ". Chúng ta báo cáo với Bác đánh 1 trận rất đẹp , giết được nhiều giặc , Bác nói "Một trận chết nhiều như vậy mà các chú bảo là đánh đẹp sao. Đó là các chú đánh giỏi thôi , đổ máu không bao giòe đẹp cả . Đó là chất nhân văn Hồ Chí Minh. +Lòng nhân ái bao dung của Bác thể hiện ở lối ứng xử tháu tình đạt lý, Bác luôn khích lệ điều tốt , cổ vũ cho con người hướng thiện . Có lần Bác về Hải Phòng thăm trại học sinh miền Nam Bác chia kẹo cho các cháu , cháu nào ngoan được thưởng 2 cái, cháu nào chưa ngoan được thưởng 1 cái . Bác bảo các cháu tự giác nhận . Có 1 cháu trai rụt rè chỉ nhận 1 cái , Bác hỏi cậu bé khóc thưa Bác cháu chưa ngoan . Bác nói "Cháu biết mình chưa ngoan là cháu đã ngoan rồi , Bác thưởng thêm cho 1 cái +Có lần Bác đến thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng , vốn là trại lính cũ xung quanh có hàng rào dây thép gai ...Bác bảo như trại tù vậy ,phải để các cháu coi đây như nhà của mình Bác dạy các cô các chú phải quan tâm.... +Có lần đi kiểm tra công tác trực chiến , Bác đội thử cái mũ sắt trên đầu của các chú phòng không mà như cái chảo rang Bác rất thương , về đến phòng Bác nhắc đ/c Vũ Kỳ mang ngay tiền tiết kiệm của Bác đi mua nước ngọt gủi ra trận địa cho bộ đội +Bác quan tâm đặc biệt tới thanh thiếu niên : gửi thư ngày khai trường, gửi quà tết trung thu, Bác dạy 5 điều ..., Bác dạy tuổi trẻ phải biết tránh xa 3 điều nguy hiểm : tiền bạc, quyền lực , danh vọng... -Em hãy kể 1 câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác mà em biết? (Chuyện 1 que diêm=>tiết kiệm Chiếc vòng bạc=>giữ chữ tín Bác Hồ thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng=>tình thương yêu thiếu nhi Bác Hồ với trung thu độc lập đầu tiên=>tình yêu thương thiếu nhi Bác Hồ tôn trọng luật lệ chung=>tôn trọng kỷ luật Bác Hồ tự học ngoại ngữ=>siêng năng -Em phải làm gì để rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác? II- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác em phải làm gì? -Rèn luyện theo 5 điều Bác dạy -Phải xác định mục đích học tập đúng đắn -Kiên trì, siêng năng trong học tập, rèn luyện -Sống chan hòa với mọi người,có ý thức tổ chức kỷ luật -Sống tiết kiệm , giản dị -Biết ơn các anh hùng liệt sĩ,các thế hệ cha anh 4-Củng cố: -Em cần học tập những gì về tấm gương đạp đức của Bác? 5-Hướng dẫn về nhà: -Ôn các bài đã học, giờ sau ôn tập Ngày soạn; ngày giảng. Người giảng. TIẾT 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học. - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. - HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 6. 2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Vì sao Hs phải xác định đúng đắn mục đích học tập?. 2. Nêu một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc học và giải thích?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (1 phút): Gv nêu lí do của tiết học 2 Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức *HĐ1: ( 23 phút) Ôn lại nội dung các bài đã học( Phần lí thuyết). Gv: HD học sinh ôn lại nội dung của các phẩm chất đạo đức của 11 bài đã học. Ví dụ: +Khái niệm +ý nghĩa +Cách rèn luyện Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức đã học HS: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực. * GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau: Tt Tên bài Khái niệm Ý nghĩa Cách rèn luyện * HĐ2:(10 phút) Luyện tập, liên hệ , nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh. Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu). Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác. I. Nội dung các phẩm chất đạo đức đã học: 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 2. Siêng năng, kiên trì. 3. Tiết kiệm. 4. Lễ độ. 5. Tôn trọng kĩ luật. 6. Biết ơn. 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. 8. Sống chan hoà với mọi người. 9. Lịch sự, tế nhị. 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 11. Mục đích học tập của học sinh. II. Thực hành các nội dung đã học IV. Củng cố: ( 2 phút) Gv cho HS hệ thống kiến thức của các bài: 8, 9, 10, 11 V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học kĩ bài. - Tiết sau ( tiết 18) kiểm tra học kì I. Ngày soạn; ngày giảng. Người giảng. Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I I: Mục tiêu: -Kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội kiến thứccủa học sinh -Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra -Giáo dục ý thức tự giác,trung thực khi làm bài II: Các bước 1: Tổ chức 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3: Đề bài Lĩnh vực kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng -Tiết kiệm -Lễ độ -Tích cực,tự giác trong hoạt động tập thể -Yêu thiên nhiên,sống hòa hợp với thiên nhiên Câu4:1đ Câu3-2đ Câu 1-2đ Câu 2-3đ Câu 4-1đ Câu 2-1đ -Tổng số điểm 3đ 5đ 2đ * * * Đề bài Câu 1(2đ) Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?Nêu ý nghĩa của tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Câu 2(4đ)Thiên nhiên bao gồm những gì?Theo em vì sao con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên?Em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên? Câu 3(2đ)Em hãy nêu 3 hành vi thể hiện lễ độ và 3 hành vi thiếu lễ độ Câu 4(2đ)Tiết kiệm là gì?Theo em trái với tiết kiệm là gì?Cho 1 vì dụ trái với tiết kiệm? Đáp án và biểu điểm Câu 1:Nêu được khái niệm(1đ): -Tích cực là luôn cố gắng kiên trì ,vượt khóTự giác làchủ động làm việc học tập không đợi ai nhắc nhở giám sát -Nêu được ý nghĩa: (1đ):Mở rộng hiểu biêt về mọi mặt,rèn luyện kĩ năng cần thiết cho bản thân,góp phần xây dựng quan hệ tập thể đoàn kết thân ái,được mọi người yêu quý Câu 2:4đ -Thiên nhiên bao gồmkhông khí bầu trời ,cây cối, nguồn nước(1đ) -Con người cần yêu quý và bảo vệ thiên nhiên vì: +thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người:cung cấp cho con người điều kiện ,phương tiện để sinh sống(1đ) +Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống của con người bị đe dọa(0,5đ) -Kể dược những việc em đã làm(1,5đ) Câu 3: (2đ)-Kể được 3 hành vi lễ độ:thưa gửi với người trên,đi xin phép về chào hỏi,đưa vở cho thày cô giáo bằng 2 tay(1đ) -Kể được 3 hành vi thiếu lễ độ:nói leo,ngắt lời người khác, nói trống không(1đ) Câu 4:-Tiết kiệm là sử dụng 1 cách hợp lý đúng mức của cải thời gian sức lực của mình và của người khác(1đ) -Trái với tiết kiệm là hoang phínêu được ví dụ(1đ) 4- Củng cố: Thu bài 5: Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu bài 12 Ngày soạn; ngày giảng. Người giảng. TIẾT 20: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc. 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình 3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm.... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên:tranh ôn bài sau giờ lên lớp,h/s khiếm thị biểu diễn NT. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: Không III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức * HĐ 1: ( 10 phút)Tìm hiểu truyện đọc sgk Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội" Gv: Tết ở làng trẻ em SOS hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?. Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. * HĐ2: ( 12 phút) Giới thiệu khái quát về công ước LHQ. Gv cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: - Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên. Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều) Gv: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?. Gv: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền. -Thế nào là nhóm quyền sống còn ? ? Nhóm quyền bảo vệ là nhóm quyền như thế nào? ? Thế nào là nhóm quyền phát triển? ? Thế nào là nhóm quyền tham gia? * HĐ3: ( 10 phút)luyện tập Gv: Đọc truyện" vào tù vì ngược đãi trẻ em" Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36 I-Tìm hiểu truyện -Tết ở làng trẻ mồ côi :rất vui ,ấm cúng, hạnh phúc, đầy đủ: +Có bánh trưng,bánh kẹo, thịt gà +Có quần áo mới +quây quần đón giao thừa,hát hò vui vẻ =>Trẻ em mồ côi được sống hạnh phúc, nhà nước và các tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho trẻ được sống tốt nhất,trẻ em được hưởng các quyền trẻ em II-Nội dung bài học 1. Giới thiệu khái quát về công ước: - Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước. - Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm: * Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. * Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. * Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.. * Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình... IV. Cũng cố: ( 2 phút) Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài - xem trước nội dung còn lại, làm các bài tập sgk/38. Ngày soạn; ngày giảng. Người giảng. TIẾT 21: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T2) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS thấy được ý nghĩa của công ước LHQ đối với sự phát triển của trẻ em 2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn chặn những việc làm vi phạm quyền trẻ em. 3. Thái độ: HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm.... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?. 2. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới 2. Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức * HĐ 1: ( 10 phút) Thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa của công ước đối với cuộc sống của trẻ em Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau: - Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hà
File đính kèm:
- Giao an hoc ki 1_12680098.doc