Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 kì 2

Tiết 28: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (tt)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan. Tác hại của mê tín dị đoan.

- Hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Kĩ năng:

- HS phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan.

- Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật.

3.Thái độ:

- Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

 

doc40 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 49,50.
- Chuẩn bị bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa” (TT).
	+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa. 
 	+ Xem tiếp nội dung bài học và bài tập SGK trang 49,50,51.
Ngày soạn:30/12/2014
Ngày dạy:31/12/2014 Lớp 6B
 09/01/2015 Lớp 6A
Tiết 25: 
BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm di sản văn hóa. Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa.
2. Kĩ năng:
- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hóa. 
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. 
3.Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hóa. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 KN hiểu biết về Di sản văn hóa, sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. KN trân trọng những di sản VH; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện sai trái.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về di sản văn hóa. Bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về di sản văn hóa. 
IV. Tiến trình dạy học:	
ớp1. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1. Em hãy cho biết di sản văn hóa là gì? Kể tên 5 di sản văn hóa VN ?
2. Giới thiệu bài: Giới thiệu cho học sinh về những di sản văn hóa Việt Nam ở mọi miền đất nước. Bài mới
3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Cho HS thảo luận nhóm. (3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa. 
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi. 
Nhóm1,2: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
GV: Em hãy tìm những việc làm đúng và việc làm vi phạm luật bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương?
* Giới thiệu Luật DSVH: Luật DSVH Việt Nam ra đời ngày 29/6/2001.
GV: Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo di sản văn hóa?
 Nhóm 3,4:Để bảo vệ di sản văn hóa pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào?
Nhóm 5,6: Em sẽ làm gì để bảo vệ di sản văn hóa?
- Họat động 2: Liên hệ thực tế.
GV: Em hãy kể một số di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Tây Ninh? 
HS:Địa đạo An Thới, TW Cục Miền Nam 
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
- Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Cho HS làm bài tập a. SGK/50. Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập. 
HS:- Đọc bài tập, thảo luận, trả lời cá nhân. 
 - HS khác nhân xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
I.Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
a. Di sản văn hóa
b. Di sản văn hóa phi vật thể: 
c. Di sản văn hóa vật thể: 
2. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh:
- Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Những di tích, di sản và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH:
- Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị của DSVH.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu DSVH. Chủ sở hữu DSVH có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị DSVH.
- Nghiêm cấm các hành vi: chiếm đoạt, hủy hoại, đào bới, mua bán,lợi dụng DSVH.
4. Trách nhiệm của học sinh:
- Giữ sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi.
- Đi tham quan để tìm hiểu.
- Tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật.
- Chống mê tín dị đoan.
- Tham gia các lễ hội truyền thống.
II. Bài tập:
- Bài tập a:(SGK/50)
- Hành vi góp phần giữ gìn và bảo vệ DSVH: 3,7,8,9,11,12. 
- Hánh vi phá hoại di sản văn hóa:1,2,4,5,6,10.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò: 
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 49,50.51.
- Chuẩn bị: ôn tập các bài 12,13,14,15: Kiểm tra 1 tiết.	
	+ Ôn nội dung bài học, bài tập. 
 	+ Tìm việc làm thực tế theo nội dung các bài trên. 
Ngày 10/3/2015
Tiết 27: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan. Tác hại của mê tín dị đoan. - Hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
2. Kĩ năng:- HS phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. 	
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật.
3.Thái độ:- Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo. -Có ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:	
 KN hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn về tôn giáo. KN trân trọng, tôn kính những tôn giáo tốt; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện lợi dụng tôn giáo để làm việc xấu.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Thảo luận, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, kể chuyện ...
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về một số tôn giáo.Bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về các tôn giáo.
V. Tiến trình dạy học:	
 1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
GV: Cho HS đọc bài: “ Tình hình tôn giáo ở Việt Nam”.
 - Em hãy nhận xét tình hình tôn giáo ở Việt Nam? 
 - Nhận xét, bổ sung, giới thiệu số liệu tín đồ của các tôn giáo: Phật giáo (10Tr), Công giáo (6Tr), Cao đài (gần 3Tr), Hòa hảo (2Tr), Tin lành (400.000), Hồi giáo (50.000).
GV:Giới thiệu tranh ảnh về tôn giáo ở Việt Nam: Tòa Thánh, Chùa Thầy
GV: Hãy nhận xét mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo ở Việt Nam? 
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ. Vậy Tổ là ai? Vì sao phải giỗ? Biểu hiện của việc làm đó như thế nào?
HS: Tổ là vua Hùng, có công dựng nước, việc thờ cúng thể hiện nhớ ơn tổ tiên
HS khác nhận xét. GV: Nhấn mạnh ý chính.
GV:Gia đình em có theo tôn giáo nào không có thờ cúng tổ tiên không? HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh: Dù theo đạo gì thì luôn làm điều thiện, tránh điều ác. Chia nhóm thảo luận (6 nhóm)
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Nhóm1,2:Tín ngưỡng là gì? Cho ví dụ?
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 3,4: Tôn giáo là gì? Cho ví dụ?
 GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 5,6: Thế nào là mê tín dị đoan? Cho ví dụ?
GV: Vì sao phải chống mê tín dị đoan?
HS: Vì mê tín dị đoan là việc làm xấu, có hại
GV: Nhấn mạnh ý chính.
GV:Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan khác nhau ở chỗ nào? 
HS: Tín ngưỡng, tôn giáo là cái có thực, cái làm được. Còn mê tín dị đoan là nhảm nhí, không có thực
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng, kết luận bài học.
- Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Cho HS làm bài tập e (SGK/54) 
HS:Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
I.Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
a. Tín ngưỡng là lòng tin vào cái gì đó thần bí.
b. Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức, với quan niệm giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng. 
c. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên. 
II. Bài tập:
Bài tập e (SGK/54) 
* Hành vi thể hiện sự mê tín: 1,2,3,4,5.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò: 
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 53, 54.
- Chuẩn bị bài 16: “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo” (TT).
	+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về tôn giáo, mê tín dị đoan. 
 	+ Xem tiếp nội dung bài học và bài tập SGK trang 53, 54.
Ngày 17/3/2015
Tiết 28: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan. Tác hại của mê tín dị đoan. 
- Hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
2. Kĩ năng:
- HS phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. 
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật.
3.Thái độ:
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Có ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 KN hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn về tôn giáo. KN trân trọng, tôn kính những tôn giáo tốt; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện lợi dụng tôn giáo để làm việc xấu.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	Thảo luận, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, kể chuyện ...
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về một số tôn giáo.Bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về các tôn giáo.
V. Tiến trình dạy học:	
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1: Em hãy nêu sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan? 
 Câu 2: Những hiện tượng sau đây có phải là tín ngưỡng không? Tại sao? 
 a. Đi lễ để đạt điểm cao.
 b. Trước khi đi thi không ăn trứng, chuối.
 c. Trước khi đi thi không ăn xôi đậu đen, đậu phộng. 
2. Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh ảnh về một số hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Nhận xét, dẫn vào bài.
 3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
GV: Cho HS đọc bài: ý 2 về chính sách, pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam.
HS:Theo dõi và trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo như thế nào? 
HS: Nêu quy định trong văn kiện và trong Hiến pháp. 
HS: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. 
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia nhóm thảo luận (6 nhóm)
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Nhóm1,2: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì? 
HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 3,4: Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm điều gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 5,6: Chúng ta phải là gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
- Họat động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
GV: Cho HS đọc bài tập g (SGK/54): Theo em trong HS hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó?
.
I.Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
2.Quy định của pháp luật:
a. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: - Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào; Người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào có thể thôi không theo nữa, họăc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở. 
b. Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm điều trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
3. Trách nhiệm chúng ta :
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
II. Bài tập:
Bài tập g (SGK/54)
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 53,54.
- Chuẩn bị bài 17: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
	+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. 
 	+ Xem thông tin, sự kiện, trả lời câu hỏi phần gợi ý SGK trang 54-58.
 + Xem trước nội dung bài học và bài tập SGK trang 58, 59.
Ngày:26/2/2015
Tiết 26: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I-Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Qua bài kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS. Từ đó thấy được những ưu khuyết điểm nhằm có biện pháp dạy và học thích hợp.
 2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, liên hệ bài học với thực tế. 
3.Thái độ:
- Giáo dục HS tính thật thà, nghiêm túc khi làm bài và biết coi trọng những điều đã học.
II-Nội dung :
	MA TRẬN:	
Nội dung
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số
-Bảo vệ mt và TNTN
-Bảo vệ di sản văn hóa
-Sống, làm việc có kế hoạch
1đ
1đ
2đ
2đ
1đ
1đ
1đ
1đ
4đ
4đ
2đ
	Tổng:
2đ
5đ
3đ
10đ
	ĐỀ BÀI
Câu 1 (4đ):Vì sao phải bảo vệ môi trường và TNTN? Nêu 1 số biện pháp bảo vệ mt và TNTN?Việc bảo vệ mt,TNTN ở địa phương em diễn ra ntn?
Câu 2 (4đ) :Trình bày khái niệm các loại di sản văn hóa? Mỗi loai cho 2 VDụ?
Câu 3(2đ) :Thế nào là sống làm việc có kế hoạch ? Nêu những khó khăn em gặp phải khi làm việc theo kế hoạch và cách khắc phục 
	ĐÁP ÁN:
Câu 1: *nêu được vai trò của mt,TNTN: (1,5đ) 
-có tầm quan trọng đặc biệt đ/với đời sống con người
-Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế văn hóa,xã hội
-Tạo cho con người phương tiện sống phát triển trí tuệ đạo đức
-Tạo cuộc sống tinh thần vui tươi khỏe mạnh
*biện pháp ( 1,5đ)
- Thực hiện đúng quy định của PL về bảo vệ mt.
-Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguònTNTN
-Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện 
*Liên hệ tực tế:..(1đ)
Câu 2 (3đ) ;
-khái niệm :bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể , di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh (2 đ)
 -Lấy ví dụ đúng (2 đ)
Câu 3 (2đ) -Nêu được khái niệm(1đ)
-Liên hệ bản thân (1đ)
Ngày 24/3/2015
Tiết 29: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Hiểu được Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời vào thời gian nào, do ai lãnh đạo? 
- Hiểu cơ cấu tổ chức ủca Nhà nước ta hiện nay bao gồm những lọai cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào? ;Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. 
2. Kĩ năng:
- HS biết thực hiện pháp luật và các quy định của địa phương, nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ.; Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật. 
3.Thái độ:- Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nuớc.
II-Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về một số hoạt động của cơ quan nhà nước, tranh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy nhà nước. Bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về hoạt động của cơ quan nhà nước. 
III-Tiến trình dạy học:	
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1: Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo công dân phải có trách nhiệm ntn? 
 Câu 2: Có ý kiến cho rằng: HS hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Cho ví dụ? 
2. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh ảnh về hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nhận xét, dẫn vào bài.
 3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
GV: Em hãy cho biết, nước ta- nước VNDCCH ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước? 
GV:Giới thiệu tranh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
- Nhà nước VNDCCH ra đời từ thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? 
GV: Nhà nước VNDCCH đổi tên thành nước CHXHCNVN vào năm nào? Tại sao lại đổi tên như vậy? 
 - Nhận xét, bổ sung, giới thiệu điều 2,3,4,5 Hiến pháp 1992.
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Nhà nước ta là nhà nước của ai, do đảng nào lãnh đạo?
GV: Em hiểu như thế nào là nhà nước của dân, do dân và vì dân?
- Hãy nêu tình cảm, suy nghĩ của em với Bác Hồ khi đọc lại đoạn trích tuyên ngôn độc lập? 
* Tìm hiểu tổ chức bô máy nhà nước 
GV: Chia nhóm thảo luận (6 nhóm)
GV: Cho HS quan sát sơ đồ. Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Nhóm1: Em hãy cho biết bộ máy nhà nưóc là gì? 
Nhóm2: Bộ máy nhà nước được chia làm mấy cấp? Nêu tên gọi của từng cấp?
Nhóm 3: Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có những cơ quan nào?
Nhóm 4: Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố) gồm có những cơ quan nào? 
Nhóm 5: Bộ máy nhà nước cấp quận (huyện, thị xã) gồm có những cơ quan nào?
 Nhóm 6: Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? 
GV: Cho HS quan sát sơ đồ. Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
GV: Bộ máy nhà nước được chia làm mấy loại cơ quan? Nêu tên gọi của từng cơ quan?
GV: Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân gồm có những cơ quan nào?
GV: Cơ quan hành chính gồm có những cơ quan nào? 
GV: Cơ quan xét xử gồm có những cơ quan nào?
GV: Các cơ quan kiểm sát gồm có những cơ quan nào? 
GV: Kiểm sát và kiểm soát khác nhau ở điểm nào?
I.Nội dung bài học:
1.Nhà nước:
- Là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo.
2. Bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan, tổ chức bao gồm những cán bộ, công chức thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của đời sống xã hội.
a. Phân cấp bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước được chia thành 4cấp:
+ Bộ máy nhà nước cấp trung ương: 
+ Bộ máy nhà nước cấp tỉnh: 
+ Bộ máy nhà nước cấp huyện: 
+ Bộ máy nhà nước cấp xã:
 b. Phân công bộ máy nhà nước:
 - Bộ máy nhà nước gồm có 4 loại cơ quan:
+ Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân: Quốc hội, HĐND các cấp
+ Các cơ quan hành chính: Chính phủ, UBND các cấp
+ Các cơ quan xét xử: TAND: tối cao, tỉnh, huyện, quân sự.
+ Các cơ quan kiểm sát: VKSND: tối cao, tỉnh, huyện, quân sự.
4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò:+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 55-57.
- Chuẩn bị bài 17: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (TT).
	+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về các cơ quan nhà nước. 
 	+ Xem tiếp nội dung bài học và bài tập SGK trang 57-59.
Ngày 30/3/2015
Tiết 30: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Hiểu được Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời vào thời gian nào, do ai lãnh đạo? 
- Hiểu cơ cấu tổ chức ủca Nhà nước ta hiện nay bao gồm những lọai cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào? - Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. 
2. Kĩ năng:
- HS biết thực hiện pháp luật và các quy định của địa phương, nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ.- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật. 
3.Thái độ:- Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nuớc.
II-Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về một số hoạt động của cơ quan nhà nước, tranh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy nhà nước. Bảng phụ. 
2. Học sinh: Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về hoạt động của cơ quan nhà nước. 
III-Tiến trình dạy học:	
 1-Ổn định.
 2- Kiểm tra bài cũ : Em hãy vẽ sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy nhà nước? 
*Giới thiệu bài: 
 3. Dạy học bài mới: 
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
GV: Cho HS quan sát tranh về hoạt động của Quốc hội
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia nhóm thảo luận (6 nhóm)
GV: Cho HS quan sát sơ đồ phân công BMNN. 
Nhóm1: Em hãy cho biết chức năng nhiệm vụ của cơ quan Quốc hội là gì?
 -Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? 
Nhóm2: Nêu chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ? Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
Nhóm 3: HĐND do ai bầu ra, có nh

File đính kèm:

  • docGD_Btrach_20150726_090256.doc