Giáo án Giáo dục công dân 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặt vấn đề (8’)

Nguyễn Hải Thoại - Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật

- 1 HS đọc truyện. (gọi hs yếu)

 Hs :Thảo luận cả lớp các câu hỏi ở phần gợi ý.

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế (5’)

H: Tìm những tấm gương tốt thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

– Hs: Bác sĩ Lê Thế Trung- Học sinh Lê Thái Hoàng; nông dân giỏi Nguyễn Cẩm Luỹ.

H: Nêu 1 số hành vi sống không có đạo đức, làm việc trái pháp luật?

- HS: Vũ Xuân Trường, Trương Văn Cam, Nguyễn Đức Chi tham ô tài sản Nhà nước 165 tỉ đồng; Lã Thị Kim Oanh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Ngày soạn: 25/ 03/ 2015.
Tiết : 31 Ngày dạy : 04/ 04/ 2015.
 Bài 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.
- Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. 
- Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Hiểu được trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
2. Về kĩ năng.
Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
3. Về thái độ. 
Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày.
Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI. 
- Kĩ năng xác định giá trị
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng ra quyết định và ứng xử phù hợp
- Kĩ năng tự nhận thức về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và pháp luật của bản thân. 
- Kĩ năng đặt mục tiêu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
	1. Ổn định tổ chức: (2’)
 	Kiểm tra sĩ số lớp học
Lớp 9A1.Lớp 9A2.Lớp 9A3.Lớp 9A4Lớp 9A5.
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
A. Những việc làm nào sau đây là tham gia bảo vệ Tổ quốc?
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- Mua trái phiếu xây dựng Tổ quốc
- Xây dựng lực lượng dân quốc tự vệ
- Tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội
- Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt
B. Học sinh có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, điều đó được thể hiện bằng những việc làm như thế nào?
3. Bài mới. (38’)
Giới thiệu bài: (2’) Đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ với nhau. Người có đạo đạo đức tốt thì luôn tự giác chấp hành pháp luật và người chấp hành pháp luật tốt là người có đạo đức tốtVậy sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ->Bài mới
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặt vấn đề (8’)
Nguyễn Hải Thoại - Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật
- 1 HS đọc truyện. (gọi hs yếu)
 Hs :Thảo luận cả lớp các câu hỏi ở phần gợi ý.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế (5’)
H: Tìm những tấm gương tốt thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? 
– Hs: Bác sĩ Lê Thế Trung- Học sinh Lê Thái Hoàng; nông dân giỏi Nguyễn Cẩm Luỹ...
H: Nêu 1 số hành vi sống không có đạo đức, làm việc trái pháp luật?
- HS: Vũ Xuân Trường, Trương Văn Cam, Nguyễn Đức Chi tham ô tài sản Nhà nước 165 tỉ đồng; Lã Thị Kim Oanh...
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15’)
H: Thế nào là sống có đạo đức , tuân theo pháp luật? cho ví dụ liên hệ? (gọi hs yếu)
- HS: Dựa vào SGK trả lời và liên hệ
H: Thế nào là tuân theo pháp luật? cho ví dụ liên hệ?
- HS: Dựa vào SGK trả lời và liên hệ
H: đạo đức- pháp luật có mối quan hệ với nhau ntn?
- HS: Thảo luận, trình bày
- GV: So sánh, giảng giải, liên hệ, giá dục thêm học sinh qua câu nói của Bác Hồ “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
H: Để trở thành người sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật, học sinh cần phải làm gì?
- HS: Trình bày suy nghĩ cá nhân.
Hoạt động 4: Luyện tập (3’)
Yêu cầu HS làm bài tập 2,5 SGK 
- Cho HS tổ chức trò chơi sắm vai tình huống.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Sống có đạo đức:
- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức
- Chăm lo việc chung cho mọi người
- Giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ
- Lấy lợi ích xã hội - dân tộc làm mục đích sống
2. Tuân theo pháp luật: 
Sống và làm việc theo những qui định bắt buộc của pháp luật
3. Mối quan hệ giữa đạo đức- pháp luật
- Sống có đạo đức: Tự giác thực hiện 
- Tuân theo pháp luật: Bắt buộc thực hiện
4. Trách nhiệm của học sinh
 Rèn đạo đức, tư cách, quan hệ tốt với bạn bè, gia đình, xã hội, thực hiện nghiêm túc pháp luật
III. Luyện tập
 Giải bài tập 2,5 SGK.
4. Củng cố. (2’)
Lồng ghép tích hợp. 
 	Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông. 
Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
5. Đánh giá. (2’)
H: Ở trường, lớp, địa phương em đã làm gì để thể hiện mình là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
6. Hoạt động tiếp nối. (1’)
- Làm bài tập coứn laùi trong SGK trang 68, 69.
- Sưu tầm trong thực tế những ví dụ sống có đạo đức, tuân theo pháp luật
7. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTuan_31_GDCD_9_20150727_023440.doc
Giáo án liên quan