Giáo án Giáo dục công dân 8 chuẩn

Tiết 21 – Bài 14

PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS.

- Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiểm HIV/AIDS.

2. Kỹ năng

- Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống.

-Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS .

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS .

- Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễn HIV/AIDS.

- Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng, chóng nhiễm HIV/AIDS.

 

doc129 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 chuẩn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gia đình.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vai trò của con cái và ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình.
- Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng kiên định trong các tình huống.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
- Trò chơi.
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH.
- SGK, SGV, tài liện tham khảo.
- Tình huống GD.
V. Tổ chức giờ học.
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) 
H. Gia đình quan trọng với em như thế nào?
Là tổ ấm cho em lớn lên, nuôi dưỡng em khôn lớn...
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1’): 
 Hôm nay thầy và các em tiếp tục tìm hiểu bổn phận của con cháu trong gia đình và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ 1: HD Tìm hiểu NDBH
* Mục tiêu: Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Rèn cho HS kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vai trò của con cái và ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình.
* Cách tiến hành.
H. Em hãy tham khảo SGK và cho biết: trong gia đình, cha mẹ, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì?
- HS trả lời.
- GV kết luận:
H. Em hãy cho biết con, cháu có quyền và nghĩa vụ gì?
- HS trả lời.
- GV kết luận:
H. Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì?
- HS trả lời.
- GV kết luận:
H. Nhà nước quy định như trên nhằm mục đích gì?
- HS trả lời.
- GV kết luận:
H. GV yêu cầu HS đọc Tư liệu tham khảo (SGK-T32)
- HS đọc, ghi nhớ.
HĐ 2 HD Luyện tập
* Mục tiêu: Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
* Cách tiến hành.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm).
Nhóm 1: Làm bài tập 3
Nhóm 2: Làm bài tập 4
Nhóm 3: Làm bài tập 5
Nhóm 4: Làm bài tập 6
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và kết luận cho từng bài tập.
- GV phát phiếu học tập: Điền dấu x vào ý kiến em cho là đúng.
1. Kính trọng lễ phép 
2. Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau 
3. Nói dối ông bà để đi chơi 
4. Phát huy truyền thống gia đình
5. Anh em hòa thuận
6. Tôn trọng lắng nghe ý kiến của ông bà cha mẹ 
- HS hoạt động cá nhân.
- GV nhận xét và kết luận:
Tổ chức trò chơi chia lớp làm 2 nhóm (2 dãy bàn) cử 1 thư kí (mỗi nhóm 1 người) lên bảng ghi chép
15’
18’
II. Bài học.
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điêì trái pháp luật.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
- Con cháu có bổn phận yêu quý kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà;
- Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. 
Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.
3. Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
-> Những quy định trên nhắm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giứ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
III. Bài tập.
1. Bài 3.
- Bố mẹ Chi đúng;
- Chi sai.
- Vì Chi còn nhỏ, phải chịu sự quả lí của cha mẹ. Mặt khác nếu Chi đi chơi như vậy rất nguy hiểm.
- Nếu là Chi, em sẽ nghe lời bố mẹ, giải thích cho các bạn hiểu và không tổ chức đi chơi như vậy nữa.
2. Bài 4.
- Cả bố mẹ và Sơn đều có lỗi.
- Vì bố mẹ chiều chuộng con, không quan tâm đến con.
Sơn ham chơi, đua đòi, không làm chủ bản thân.
3. Bài 5.
- Bố mẹ Lâm xử sự như vậy không đúng, 
- Vì cha mẹ Lâm phải có trách nhiệm về hành vi của Lâm, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác (vì Lâm mới 13 tuổi)
4. Bài 6.
- Em nên can ngăn, không cho bất hòa nghiêm trọng hơn.
- Khuyên người trong gia đình bình tĩnh, giải thích khuyên nhũ mọi người để thấy đúng sai.
5. Bài tập mở rộng:
Đánh dấu x vào ô trống của các ý: 1. 2. 4. 5. 6.
4. Củng cố (4’)
* HS chơi trò chơi:
 2 nhóm chơi lần lượt đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ tình cảm trong gia đình.
* Nhóm nào đọc được nhiểu hơn, nhóm đó thắng.
VD: 
- Con dại cái mang.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Của chồng công vợ.
- Anh em hòa thuận là nhà có phúc.
- Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
 Gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau.
- Cá không ăn muối cá ươn.
 Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
5. Hướng dẫn học bài (1’)
- Về nhà các em học bài và trả lời được các câu hỏi:
+ Nêu một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
+ Nêu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Làm tiếp các bài tập còn lại (SGK)
- Giờ sau thực hành ngoại khóa - Thực trạng giao thông ở địa phương. 
Chuẩn bị: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông; GiảI pháp làm giảm tai nạn giao thông.
 *************************
Ngày soạn: 09. 12. 2012
Ngày giảng: 8B( 11. 12)
 8A(15. 12) 
Tiết 16 
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
(Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hoạt động chính trị - xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
2. Kỹ năng:
- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.
- Biết tuyên truyền vận động bạn bè cùng than gia.
3. Thái độ:
Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH.
- GV: SGK, SGV, tài liện tham khảo, phiếu học tập.
- HS : Bút dạ, Đồ dùng học tập.
V. Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 1’) 
KT sự chuẩn bị bài, chuẩn bị nội dung thực hành.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1’): 
Tham gia các hoạt động chính trị chính là cơ hội để mỗi chúng ta hình thành và phát triển thái độ, tình cảm, niểm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử....
Hoạt động của GV và HS
T/g
Nội dung chính
HĐ 1: HD Tìm hiểu vấn đề
* Mục tiêu: Nêu được hoạt động nào là hoạt động chính trị - xã hội. Có kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện tích cực koặc không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
* Cách tiến hành.
H. Có ý kiến cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
H. Có ý kiến cho rằng: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội của đất nước, địa phương. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
H. Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em được biết, em đã tham gi?
HS thảo luận nhóm(5’)
Nhóm 1: Quan niệm 1.
Nhóm 2: Quan niệm 2.
Nhóm 3: Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em được biết, em đã tham gia?
Nhóm 1:
Không đồng ý vì như vậy phát triển sẽ không hòan thiện chỉ biết chăm lo đến lợi ích cá nhân không chăm lo đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.
Nhóm 2:
Sẽ phát triển toàn diện có tình cảm biết yêu thương tất cả mọi người, có trách nhiệm với cộng đồng.
Nhóm 3:
Học tập văn hóa.
Hoạt động từ thiện.
Hoạt động Đòan - Đội.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Tham gia chống tệ nạn xã hội
Tham gia sản xuất của cải vật chất
Tham gia chống chiến tranh.
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm nhận xét bổ sung,
- Giáo viên tổng kết.
- GV: 
Từ ý kiến nhóm 3, điền vào bảng sau đây những nội dung thích hợp:
- GV phát phiếu học tập.
- HS hoạt động theo nhóm bàn.
Từ ý kiến nhóm 3, điền vào bảng sau đây những nội dung thích hợp:
- GV phát phiếu học tập.
- HS hoạt động theo nhóm bàn
Hoạt động xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Hoạt động trong các tổ chức
Hoạt động nhân đạo
- Tham gia sản xuất của cải vật chất.
- Tham gia chống chiến tranh khủng bố.
- Giữ gìn trật tự, an tòan xã hội.
- Tham gia hoạt động Đòan - Đội.
- Hoạt động từ thiện.
- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Xóa đói giảm nghèo
H. Qua việc làm bài tập đó em cho biết hoạt động chính trị - xã hội gồm mấy lĩnh vực?
H. Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ?
HS trả lời.
GV kết luận.
H. Khi em tham gia các hoạt động chính trị - xã hội em thấy có lợi gì cho bản thân?
HS trả lời.
GV kết luận.
H. Qua những hoạt động này đem lại cho mọi người điều gì?
HS trả lời.
GV kết luận.
HĐ 2: HD Tìm hiểu Thực hành
* Mục tiêu: liên hệ vấn đề tại địa phương nơi em ở.
* Cách tiến hành.
H. Theo em học sinh có phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội không?
HS: Làm bài thực hành->GV: Thu bài
 24’
15’
1. Tìm hiểu vấn đề.
2. Họat động chính trị - xã hội Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quàn chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống cảu con người...
3. Ý nghĩa.
-Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.
-Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc , xây dựng xã hội.
’Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.
II. Thực hành
4. Củng cố (2’)
H. Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ?
HS: Họat động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quàn chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người...
5. Hướng dẫn học bài (1’)
Nhắc lại nội dung bài học.
Làm các bài tập trong SGK.
Sưu tầm một số gương người tốt việc tốt.
Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I.
 ****************************
Ngày soạn: 15. 12. 2012
Ngày giảng: 8B( 18. 12)
 8A(22. 12) 
Tiết 17 
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
Hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì I một cách chính xác, rõ ràng.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cách trình bày vấn đề lưu loát.
- Thực hành nhận biết các biểu hiện của từng hành vi đạo đức.
3. Thái độ: Có hành vi đúng và phê phán những biều hiện, hành vi trái với đạo đức.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm.
- Hỏi đáp tích cực.
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH.
- SGK, SGV, tài liện tham khảo.
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
V. Tổ chức giờ học.
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 1’) 
KT sự chuẩn bị bài, chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1’): 
 Cô và các em tìm hiểu toàn thể nội dung chương trình học kì I, hôm nay thầy và các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức chuẩn bị cho giờ sau KT học kì I.
Hoạt động của GV&HS
HĐ 1: Hệ thống hóa nội dung đã học.
* Mục tiêu: Hệ thống hóa được nội dung kiến thức đã học trong HKI.
* Cách tiến hành.
H. Trong HK I các em đã học các nội dung nào?
HĐ 2: Ôn tập theo câu hỏi.
* Mục tiêu: Nêu được những kiến thức đã học ở học kì I một cách chính xác, rõ ràng. Rèn cho HS kĩ năng thể hiện sự tự tin.
* Cách tiến hành.
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- GV kết luận:
- GV nêu tình huống.
- HS giải quyết tình huống.
- GV nhận xét và kết luận.
T/g
5’
34’
Nội dung chính
I. Nội dung kiến thức đã học.
- Tôn trọng lẽ phải
- Liêm khiết
- Tôn trọng người khác
- Giữ chữ tín
- Pháp luật và kỉ luật
- Xây dụng tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Góp phần xâu dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
- Tự lập
- Lao động tự giác và sáng tạo
- Quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình.
II. Hệ thống các câu hỏi ôn tập.
Câu 1: Em hiểu tự lập là gì? Tự lập có tác dụng như thế nào trong cuộc sống ?
Trả lời:
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống, nhận được sự kính trọng của mọi người.
Câu 2: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; quyền và nghĩa vu của ông bà, cha mẹ đối với con cháu?
Trả lời:
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điêì trái pháp luật.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
- Con cháu có bổn phận yêu quý kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà;
- Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. 
Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.
Câu 3: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? ý nghĩa ?
Trả lời:
- Lao động tự gíac là chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
- Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động .
- Ý nghĩa.
+ Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục.
+ Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.
+ Chất lượng học tập lao động sẽ được nâng cao.
Câu 4: Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng cứ giữ kại khi nào đọc xong thì trả lại cho Trang cũng được.
- Em có nhận xét gì về hành vi của Lan?
- Nếu em là Lan em sữ làm gì?
Trả lời:
- Lan không biết giữ lời hứa.
- Đem sách đến trả cho bạn có thể hỏi bạn cho mượn thêm vài ngày nếu bạn đồng ý.
Câu 5: Theo em hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải?
a. Chấp hành tốt mọi nội qui nơi mình sống, làm việc và học tập. 
b. Chỉ làm những việc mà mình thích.
c. Phê phán những việc làm trái .
d. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình. 
đ. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. 
Trả lời:
Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải: a, c, 
4. Củng cố (2’)
- GV nhấn mạnh các nội dung chính vừa ôn tập.
- HS nghe ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học bài (1’)
- Về nhà các em ôn tập, giờ sau KT học kì I.
 **********************
Ngày soạn: 02. 01. 2013
Ngày dạy: 8A (05. 01)
 8B (08. 01) 
Tiết 19 – Bài 13
 PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI.
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
- Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
- Nêu được tác hại của tệ nạn xã hội.
- Nêu được số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội .
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. 
2. Kỹ năng.
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.
3. Thái độ.
Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội.
- Kĩ năng ứng phó; tự bảo vệ; tìm kiếm sự trợ giúp trong tình huống có nguy cơ bị đe doạ, cưỡng bức.
- Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định, biết từ chối tham gia tệ nạn xã hội và các hnàh vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Quan sát tranh ảnh.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
- Xử lí tình huống.
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH.
 SGK, SGVGDCD 8, tranh ảnh.
V. Tổ chức giờ học.
Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra bài cũ (1’): KT việc chuẩn bị bài của học sinh
Bài mới.
 * Giới thiệu bài(1’): Hiện nay tệ nạn XH đang là vấn đề nổi cộm của toàn XH. Do tác hại của nó mà toàn XH đang phảI chung tay phòng, chống nó.
Thầy và các em hôn nay sẽ đi tìm hiểu tác hại của tệ nạn XH và các phòng, chống nó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1 : HD Tìm hiểu mục ĐVĐ( 17’)
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân xô đẩy con người xa vào tệ nạn xã hội.
Hình thành kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội. Hình thành kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định, biết từ chối tham gia tệ nạn xã 
* Cách tiến hành:
GV: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 1 
- GV nêu câu hỏi.
- HS hoạt động các nhân trả lời.
H. Lúc đầu các bạn 8H chơi tú lơ khơ làm gì?Sau đó?
H. Trước hiện tượng đó An đã làm gì?
H. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
GV: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 2.
H. P và H đã xa vào tệ nạn xã hội nào?
H. Hậu quả của tệ nạn xã hội đó?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
H. Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV tổng hợp ý kiến:
Giáo viên ghi vào bảng phụ.
H. Vậy tệ nạn xã hội là gì?
H. Hãy kể tên một số hiện tượng tệ nạn xã hội mà em biết (học sinh tự kể)?
HĐ 2: HD Tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hội (20’)
* Mục tiêu:Nêu được tác hại của tệ nạn xã hội. Hình thành kĩ năng ứng phó; tự bảo vệ; tìm kiếm sự trợ giúp trong tình huống có nguy cơ bị đe doạ, cưỡng bức.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Vấn đề 1:
Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội.
Nhóm 2: Vấn đề 2:
Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình người mắc tệ nạn.
Nhóm 3: Vấn đề 3:
Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cộng đồng và toàn xã hội.
- Các nhóm thảo luận:
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét, 
- Giáo viên chốt vấn đề.
Giáo viên trở lại bài tập vấn đề 1:
H. Theo em P + H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không? Họ phạm tội gì?
- HS: 
I. Truyện đọc.
- Đánh bài: lúc đầu chỉ là chơi vui ai thua bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò.
’ Đánh bài ăn tiền.
- An cản ngăn và nói đó là hành vi vi phạm pháp luật .
’ Đồng tình với ý kiến của An. Vì đó là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật gây ra hậu quả xấu ’Đó là tệ nạn xã hội.
* Nguyên nhân:
-Lười nhác, ham chơi, đua đòi.
+ Cha mẹ nuông chiều.
+Tiêu cực trong xã hội.
-Do tò mò.
+Hòan cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái.
+Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo.
+Do bị dụ dỗ, ép buộc, khống chế.
-Do thiếu hiểu biết.
->Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
’ Tệ nạn nguy hiểm : Tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm
II. Tác hại của tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS.
’Cả 3 đều vi phạm pháp luật .
Tội đánh bài .
Tội sử dụng ma túy .
Tội dụ dỗ trẻ em sử dung ma túy.
Tội buôn bán ma túy .
4. Củng cố (4’)
H. Em hãy kể tên các tệ nạn XH mà em biết? Nêu tác hại của nó?
- HS: + Tệ nạn XH: Tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm
 + Tác hại: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS.
 5. Hướng dẫn học bài(1’)
 - Về nhà các em học bài theo yêu cầu bài học.
 - Làm các bài tập trong Sgk.
 ***********************
Ngày soạn:

File đính kèm:

  • docGDCD 8(2012- 2013) LY(CHUAN).doc