Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Câu hỏi 11: Trẻ em có những bổn phận gì đối với gia đình và xã hội? Vì sao trẻ em cần phải thực hiện tốt những bổn phận đó?

Trả lời:

- Bổn phận của trẻ em:

+ Đối với gia đình: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Giúp đỡ gia đình, làm những việc vừa sức mình.

+ Đối với nhà trường: kính trọng, vâng lời thầy cô giáo; đoàn kết với bạn bè.

+ Đối với xã hội: sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.

- Giải thích lí do trẻ em cần phải thực hiện tốt các bổn phận đó:

+ Vì đó là trách nhiệm của trẻ em và cũng là thể hiện các quyền của trẻ em.

+ Thể hiện là một công dân tốt, tích cực.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
I) Nội dung bài học:
Quyền trẻ em:
Quyền được bảo vệ:
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
- Được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
b) Quyền được chăm sóc:
- Được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe.
- Được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng.
- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
c) Quyền được giáo dục:
- Được học tập, dạy dỗ.
- Được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
Bổn phận của trẻ em:
- Đối với gia đình: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Giúp đỡ gia đình, làm những việc vừa sức mình.
- Đối với nhà trường: kính trọng, vâng lời thầy cô giáo; đoàn kết với bạn bè.
- Đối với xã hội: sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội:
- Những người trong gia đình là những người chịu trách nhiệm trước tiên trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.
II. Câu hỏi:
Câu hỏi 1: Cho tình huống:
Trong một gia đình nghèo, bố mẹ đi đến quyết định cho cô em gái phải nghỉ học, ở nhà lao động giúp đỡ bố mẹ kiếm tiền cho anh trai đi học. Theo họ, con gái không cần học nhiều chỉ cần biết đọc, biết viết là được rồi.
Hãy nêu suy nghĩ của em qua tình huống trên?
Trả lời:
Theo em, bố mẹ của bạn gái đó đã có quan niệm lạc hậu là "Trọng nam khinh nữ" nên đã đưa ra một quyết định sai lầm. Trong gia đình, không nên phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, con gái cũng cần được hưởng mọi quyền lợi như con trai, đều có quyền được và nghĩa vụ học tập như nhau. Việc bố mẹ trong gia đình trên không cho con gái đi học là việc làm vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.
Câu hỏi 2: Có một bạn cho rằng: "Mọi việc trong gia đình bố mẹ phải làm tất cả vì: Bố mẹ thương yêu mình, chúng mình còn nhỏ, chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ". Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
Trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Giải thích: Bố mẹ yêu thương con thì con cái cũng phải biết yêu thương bố mẹ, đó chính là bổn phận của chúng ta, con cái phải biết làm những công việc vừa sức để bố mẹ đỡ vất vả vì mình như: tự giặt và là quần áo, quét dọn nhà cửa, nấu cơm, rửa chén,...
Câu hỏi 3: Em hãy kể hai việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em và hai việc làm vi phạm quyền trẻ em? Hãy nêu tác dụng (hoặc tác hại) của những việc làm đó?
Trả lời:
* Hai việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em và tác dụng:
- Hai việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em:
+ Làm giấy khai sinh cho trẻ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sinh.
+ Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
- Tác dụng: Những việc làm này thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của gia đình, nhà nước và nhân dân đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về nhân cách, tránh những nguy cơ xấu đe dọa đến trẻ em.
* Hai việc làm vi phạm quyền trẻ em và tác hại:
- Hai việc làm vi phạm quyền trẻ em:
+ Ngược đãi, đánh đập trẻ em.
+ Bóc lột sức lao động của trẻ em.
- Tác hại: Những việc làm này dẫn đến hậu quả gây tổn thương cho trẻ, có thể làm cho trẻ mất niềm tin, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất tâm hồn của trẻ em, dẫn đến vi phạm quyền trẻ em.
Câu hỏi 4: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau:
Khi biết bạn em bị bọn xấu dụ dỗ, ép buộc ăn cắp tiền của bố mẹ để theo chúng ăn chơi, cờ bạc.
Trả lời:
Em sẽ ứng xử:
- Báo cho người có trách nhiệm biết để xử lí hành vi phạm pháp của bọn xấu;
- Cùng với gia đình, thầy cô, các bạn khuyên, ngăn để bạn đó tránh xa bọn xấu;
- Giúp đỡ bạn nếu bạn có khó khăn trong cuộc sống hoặc trong học tập;
- Cùng bạn tham gia những hoạt động tập thể , những hoạt động lành mạnh, có ích để bạn không mắc phải, tránh xa những việc làm xấu.
Câu hỏi 4: Em hãy nêu các quyền cụ thể của quyền được chăm sóc? Kể hai việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?
Trả lời:
- Các quyền cụ thể của quyền được chăm sóc:
+ Được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe.
+ Được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
+Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng.
+ Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
- Hai việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em:
- Mở các lớp tình thương dành cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức tiêm chủng mở rộng cho trẻ em...
Câu hỏi 5: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em? Vì sao?
Đưa trẻ em đi tiêm phòng dịch;
Không cho con gái đến trường học;
Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
Không cho trẻ em uống rượu, hút thuốc.
Trả lời:
- Phương án B: Không cho con gái đến trường học
- Giải thích: Vì không cho con gái đến trường học là một hành vi phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình, vi phạm về quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật. Việc không cho con gái đến trường là việc làm vi phạm pháp luật.
Câu hỏi 6: Theo em, vì sao pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục?
Trả lời:
Pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục vì:
- Do tính ưu việt của Nhà nước và pháp luật nước ta, trẻ em được tôn trọng và được ưu tiên vì trẻ em là tương lai của dân tộc.
- Do đặc điểm của trẻ em còn non nớt về thể chất và tinh thần, cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để trẻ em được phát triển đầy đủ.
- Các trẻ em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái pháp luật, dễ bị bỏ rơi, dễ bị lợi dụng sức lao động...
Câu hỏi 7: Em đồng ý với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
Bắt trẻ làm công việc nặng nhọc, quá sức;
Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện;
Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch;
Bắt trẻ không được tham gia các hoạt động tập thể vì sợ mất thời gian.
Trả lời:
- Đồng ý với các ý kiến:
	+ B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện;
+ C. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
- Giải thích: Vì những hành vi này thực hiện tốt quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, nhân dân và gia đình đối với trẻ em.
Câu hỏi 8: Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng. Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.
Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em?
Trả lời:
- Nhận xét: Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức và kỉ luật của một học sinh.
- Tú đã làm tròn quyền và bổn phận:
+ Đối với gia đình: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Giúp đỡ gia đình, làm những việc vừa sức mình.
+ Đối với nhà trường: kính trọng, vâng lời thầy cô giáo; đoàn kết với bạn bè.
Câu hỏi 9: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em? Vì sao?
Trả lời:
Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng;
Đưa trẻ em vào làm những công việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất độc hại;
Đưa trẻ em đi khám bệnh miễn phí;
Đưa trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vào học các lớp học tình thương.
Trả lời:
- Hành vi B: Đưa trẻ em vào làm những công việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất độc hại.
- Giải thích: Vì đây là hành vi vi phạm quyền được chăm sóc của trẻ em. Quyền này nêu rõ: Được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. Nếu trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất độc hại thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hiện tại cũng như tương lai sau này.
Câu hỏi 10: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau: Em thấy bạn em chỉ quan tâm đến học tập, không tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí.
Trả lời:
Em sẽ ứng xử: Phân tích để bạn thấy được tác dụng của các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí. Đồng thời chỉ cho bạn thấy nếu chỉ quan tâm đến việc học tập mà không tham gia các hoạt động tập thể thì con người sẽ không phát triển toàn diện. Em sẽ rủ bạn cùng đi tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí...
Câu hỏi 11: Trẻ em có những bổn phận gì đối với gia đình và xã hội? Vì sao trẻ em cần phải thực hiện tốt những bổn phận đó?
Trả lời:
- Bổn phận của trẻ em:
+ Đối với gia đình: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. Giúp đỡ gia đình, làm những việc vừa sức mình.
+ Đối với nhà trường: kính trọng, vâng lời thầy cô giáo; đoàn kết với bạn bè.
+ Đối với xã hội: sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
- Giải thích lí do trẻ em cần phải thực hiện tốt các bổn phận đó:
+ Vì đó là trách nhiệm của trẻ em và cũng là thể hiện các quyền của trẻ em.
+ Thể hiện là một công dân tốt, tích cực.
Câu hỏi 12: Cho tình huống:
Quán cơm gần nhà Hà có một cô bé làm thuê mới 13 tuổi nhưng ngày nào em cũng phải gánh những thùng chén bát to, thùng nước nặng quá sức mình và phải dọn dẹp đến khuya mới được nghỉ. Vất vả là vậy nhưng đụng một tí là em lại bị bà chủ chửi mắng, đánh đập.
Em có nhận xét gì về bà chủ quán cơm? Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Bà chủ quán cơm là một người sống thiếu đạo đức, không có tình yêu thương đối với người khác đặc biệt là đối với trẻ em vì trẻ em là một lứa tuổi cần sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của người lớn nhất là những em gặp hoàn cảnh khó khăn.
+ Bà ta đã vi phạm quyền trẻ em vì đã có những hành vi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về thể chất lẫn tinh thần, ngoài ra còn có thể đánh mất lòng tin của trẻ đối với người lớn.
- Nếu là người chứng kiến, em sẽ:
+ Góp ý để bà chủ quán cơm biết bà đang vi phạm quyền trẻ em.
+ Báo cho người có trách nhiệm xử lý nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai của mình.
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I) Nội dung bài học:
Khái niệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Môi trường: là toàn bộ các điều kiện và vật chất nhân tạo bao quanh con người; có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, phát triển, sự tồn tại của con người và thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên: là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
II) Câu hỏi:
Câu hỏi 1: Vì sao nói môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống và phát triển của con người và xã hội? Em hãy nêu ba biện pháp góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Trả lời:
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống và phát triển của con người và xã hội vì:
	+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
+ ...
- Ba biện pháp góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Trồng cây gây rừng.
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Không chặt phá rừng.
Câu hỏi 2: Trên đường đi học về, Hùng thấy một bác nông dân đang định vứt mấy con gà chết xuống sông.
Theo em, Hùng có thể có những cách ứng xử nào?
Nếu là Hùng, em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Trả lời:
- Hùng có thể có những cách ứng xử:
+ Hùng coi như không biết gì, cứ thế đi về nhà, vì việc đó chẳng liên quan gì đến mình.
+ Thấy vậy, Hùng liền chạy đến can ngăn và giải thích cho bác nông dân hiểu tác hại của việc làm này.
+ Hùng giải thích cho bác hiểu tác hại của việc làm này, còn vứt gà chết xuống sông hay không là việc của bác nông dân.
+ ...
- Nếu là Hùng, em sẽ chọn cách ứng xử: iền chạy đến can ngăn và giải thích cho bác hiểu tác hại của việc làm này.
- Giải thích lí do: Vì nếu không can ngăn, để bác nông dân vứt mấy con gà chết xuống sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mọi người và đặc biệt là có thể lây lan bệnh dịch cúm gia cầm, nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người.
Câu hỏi 3: Em hãy nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
Trả lời:
- Ngăn lũ, chống xói mòn đất.
- Có khả năng hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxi.
- Nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp và thủ công mỹ nghệ.
- Vành đai chắn gió.
- ...
Câu hỏi 4: Cho tình huống:
Trên xe buýt đông người, một thanh niên thản nhiên hút thuốc lá. Hành khách trên xe ngột ngạt vì khói thuốc.
Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó?
Trả lời:
Anh thanh niên đó đã không có ý thức chấp hành kỉ luật (trên xe buýt có yêu cầu quý khách không được hút thuốc). Hành vi của anh ta còn gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh và việc anh ta hút thuốc lá còn có hại cho sức khỏe của chính bản thân anh ta.
Câu hỏi 5: Cho tình huống:
Ông A là giám đốc lâm trường, ông đã lợi dụng chức quyền của mình cấu kết với bọn lâm tặc chặt phá rừng để kiếm lợi.
Hãy nêu nhận xét của em về hành vi của ông A.
Trả lời:
Việc làm của ông A đã cấu kết với bọn lâm tặc chặt phá rừng bừa bãi là xâm phạm nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây hại đến môi trường, vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng: "Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng". Việc chặt phá rừng sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, gây xói mòn, lũ lụt, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến đời sống con người. Hành vi của ông A đáng lên án và phải bị xử phạt nghiêm minh.
Câu hỏi 6: Giải pháp nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường? Vì sao?
Đốt rác thải khỏi phải đi đổ để tiết kiệm thời gian;
Phân loại rác thải tại nhà;
Đổ rác sang nhà hàng xóm;
Đổ rác xuống sông, hồ.
Trả lời:
- Giải pháp góp phần bảo vệ môi trường: B. Phân loại rác thải tại nhà.
- Giải thích: Phân loại rác thải tại nhà, ví dụ như: rác hữu cơ (rau, củ, hoa, quả, thức ăn thừa...), rác có thể tái chế thành nguyên liệu (vỏ hộp nhựa, kim loại...),... . Thay vì chôn lấp hoặc đốt, rác sẽ được tận dụng trong một số hoạt động kinh tế như chăn nuôi gia súc, sản xuất phân bón... . Đây chính là một trong những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường.
Câu hỏi 7: Theo em, vì sao Nhà nước ta nghiêm cấm việc săn bắt các động vật quý hiếm?
Trả lời:
Nhà nước ta nghiêm cấm việc săn bắt các động vật quý hiếm vì: Săn bắt động vật quý hiếm sẽ làm mất đi các loài động vật đã có sẵn trong tự nhiên, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, gây mất cân bằng sinh thái.
Câu hỏi 8: Em hãy kể hai yếu tố của môi trường tự nhiên và hai yếu tố của tài nguyên thiên nhiên? Nêu mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Trả lời:
- Hai yếu tố của môi trường tự nhiên: rừng cây, đồi, núi,...
- Hai yếu tố của tài nguyên thiên nhiên: các nguồn nước, dầu, khí, rừng cây,...
- Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt hay xấu đều tác động đến môi trường.
Câu hỏi 9: Những việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường? Vì sao?
Không đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định;
Không vứt rác bừa bãi;
Không sử dụng phân hóa học đúng liều lượng quy định;
Cả ba câu trên đúng.
Trả lời:
- Chọn việc làm B: Không vứt rác bừa bãi.
- Giải thích: Không vứt rác bừa bãi là việc làm góp phần bảo vệ môi trường vì nó giúp cho người thu dọn rác xử lí dễ dàng, vì các chất thải rất dễ gây thối và sẽ làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và còn làm ảnh hưởng sức khỏe đến mọi người xung quanh.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2/9/1945
Bản chất của nhà nước:
Câu a sgk/ trang 58 trong phần ngoặc đơn.
Bộ máy nhà nước:
Bộ máy nhà nước là một hệ thống bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Sơ đồ bộ máy nhà nước:
SGK/ trang 58

File đính kèm:

  • docaaaaa_20150725_042038.doc
Giáo án liên quan